Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Hà Bắc  

[MINH HUỆ 07-02-2021] Tôi đắc Pháp từ năm 1995, tính đến nay tôi đã tu luyện Đại Pháp 26 năm. Tôi tu luyện không được tinh tấn lắm. Bên cạnh tôi có đồng tu A mới đắc Pháp được ba năm, trạng thái tinh tấn của cậu ấy khiến tôi hết sức bội phục. Nhờ cậu ấy, tôi đã thay đổi quan niệm cố thủ từ lâu mình là một học viên cũ. Tôi cũng hiểu ra bước vào tu luyện không phân trước sau, tinh tấn hay không hoàn toàn ở chỗ nhìn xem bản thân mình có cái tâm chân tu hướng thiện hay không.

Đồng tu A có đứa con trai bị thiểu năng. Cháu bé được nuôi dưỡng ở một ngôi trường dành cho trẻ chậm phát triển. Một hôm, cha của đồng tu A đến thăm cháu nội, lúc ông ấy đang ở trường, cháu trai bỗng dưng chạy vụt ra khỏi cổng, đến khi ông ra đến nơi thì không nhìn thấy cháu bé đâu nữa. Hiệu trưởng bèn lái xe chở ông nội đi tìm cháu, nhưng tìm suốt mấy tiếng đồng hồ cũng chưa tìm thấy, sau đó ông nội gọi 110 để báo tin cháu bé mất tích, rồi lại gọi điện thoại cho cha cháu đang ở Bắc Kinh. Sau khi nhận điện thoại, niệm đầu tiên của đồng tu A liền nhớ mình là đệ tử Đại Pháp, con mình sẽ không xảy ra bất cứ chuyện gì.

Cha của đồng tu A chợt nhớ có lẽ cháu mình đã trở về nhà? Lần này, hiệu trưởng lái xe chở ông cụ về nhà, kết quả là đã tìm thấy thằng bé đang ngồi chồm hổm trước cửa nhà. Ông nội mau chóng gọi điện thoại cho con trai biết tin. Đồng tu A trong tâm cảm thấy khó hiểu: Con trai mình bị thiểu năng, căn bản là nó không biết nhà ở đâu, trường học cũng cách xa nhà mấy dặm, cháu lại không biết đi xe buýt, vậy thì ai đã dẫn cháu về nhà? Trừ phi là Pháp thân Sư phụ đã dùng công năng để đưa cháu về nhà, nghĩ đến đây trong tâm liền âm thầm cảm ơn Sư phụ.

Có một lần đồng tu A nói với tôi: Tôi quả thật chẳng biết trời cao đất dày là gì, lại dám ở trước mặt hai đồng tu cũ (chỉ tôi và một vị đồng tu cũ khác) cao hứng quá mức, nói chuyện phóng đại, từ nay về sau tôi cần phải bảo trì khiêm nhường mới được! Sau khi nghe xong, tôi thấy cảm động sâu sắc. Cậu ấy chỉ mới tu luyện mấy năm đã biết khiêm nhường, còn tôi đã nhiều lần khoe khoang trước mặt đồng tu không biết trời cao đất dày là gì.

Một lần nọ, đồng tu A nói với tôi cần phải học thuộc Pháp. Mới đây cậu ấy nói đã học thuộc xong một lượt, nhưng tôi thì mới chỉ học đến trang 120. Mỗi lần gặp cậu ấy, cậu ấy đều nêu ra những ví dụ về đề cao tâm tính, nhưng tôi lại cảm thấy mình không có ví dụ đề cao tâm tính nào có thể nêu ra, trong tâm tôi cảm thấy hết sức xấu hổ …

Trước đây nói đến đắc Pháp, bản thân tôi chẳng có chút tâm khiêm nhường nào cả. Tôi vẫn luôn nói bản thân mình đắc Pháp vào thời gian nào, mình đã từng tu luyện qua bao nhiêu năm, và cảm thấy rất tự hào về điều đó. Kể từ sau khi đồng tu A nhắc đến khiêm nhường, tôi cũng không còn nói về chuyện quá khứ của mình nữa. Trong người thường cũng hay nói: “Hảo hán bất đề đương niên dũng” (bậc hảo hán thật sự sẽ không khoe khoang chuyện anh hùng ngày xưa). Hơn nữa, bản thân mình tu ra sao thì trong tâm tự biết rõ, làm sao có tư cách để khoe khoang với đồng tu chứ?

Khiêm nhường là một loại tâm tư trong người thường. Đối với người tu luyện, khiêm nhường là một loại cảnh giới. Tựa như biển lớn trước sau luôn đặt mình ở chỗ thấp nhất thì mới có thể dung nạp trăm sông. Người tu luyện càng nên phải như thế, chỉ có trước sau bảo trì tâm thái khiêm nhường thì mới có thể tu đến cảnh giới cao hơn. Người xưa nói: “Tam nhân hành tất hữu ngô sư” (ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta). Không được tự cho mình là “học viên cũ”, trước sau cần bảo trì tâm thái khiêm nhường đã trở thành một lời nhắc nhở trong tu luyện của tôi.

Một chút thể ngộ của bản thân, có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/2/7/419627.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/9/190334.html

Đăng ngày 11-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share