Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-07-2020]

Tiếp theo Phần 2

Các bước của quy trình “chuyển hóa”

Một học viên mới đến Mã Tam Gia thường bị đưa vào một đội đặc biệt, nơi họ bị tăng cường tẩy não trong ít nhất một tháng trước khi quay trở lại khu vực giam giữ thông thường.

Có một loạt các quy trình được thiết lập để “chuyển hóa” các học viên Đại Pháp trong đội đặc biệt này. Bên cạnh việc tẩy não, mỗi học viên còn bị giám sát suốt ngày đêm bởi những người đã từ bỏ tu luyện. Những học viên cũ này đã giả vờ quan tâm đến những người mới đến, và cố gắng lấy lòng tin của họ cũng như làm suy yếu ý chí của họ bằng cách lặp đi lặp lại những lời dối trá của ĐCSTQ phỉ báng Đại Pháp.

Nếu một học viên không bị “chuyển hóa” sau khi trải qua các quy trình này, thì cuộc bức hại sẽ tiếp tục được gia tăng. Các lính canh sẽ tìm kiếm những học viên này để “nói chuyện” và đe dọa sẽ tra tấn họ nếu họ vẫn không từ bỏ việc tu luyện.

Các học viên kiên định sẽ bị đưa đến phòng tra tấn nằm ở Tháp phía Đông, đây được coi là biện pháp cuối cùng của các nhà chức trách trại lao động. Sau khi đã sử dụng chúng cho rất nhiều học viên, các lính canh đã lập một danh sách các phương pháp tra tấn và được liệt kê chi tiết. Sau khi nghiên cứu từng học viên và phân tích điểm yếu của họ, các lính canh sẽ lập một kế hoạch và chọn ra các phương pháp tra tấn cụ thể để áp dụng cho từng học viên cụ thể.

Với nền tảng giáo dục tốt nên bà Lưu có suy nghĩ logic và độc lập — bà không bị đánh lừa bởi những lời dối trá của ĐCSTQ. Các nhà chức trách tại Mã Tam Gia đã nỗ lực rất nhiều và hy vọng sẽ chuyển hóa được bà Lưu, vì họ cảm thấy việc bà từ bỏ tu luyện sẽ làm lung lay đức tin của các học viên khác và giúp công việc của họ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi các học viên khác từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng sự nổi tiếng của bà trong số các học viên để chuyển hóa những người khác.

Bà Lưu bị cách ly khỏi các học viên khác kể từ khi bà đến vào tháng 10 năm 2009 và bị theo dõi suốt ngày đêm. Bà bị từ chối quyền thăm nom và không được phép mua bất kỳ nhu yếu phẩm nào từ cửa hàng trong trại. Kế hoạch của trại giam là sẽ chuyển hóa bà trước cuối năm nay. Khi tất cả đều không thay đổi được đức tin của bà, các lính canh Trương Tú Vinh và Trâu Hiểu Quang đã thay nhau “nói chuyện” với bà, và đe dọa sẽ tra tấn bà.

Khi một vài buổi “nói chuyện” này không đe dọa được bà Lưu cũng như thay đổi được ý định của bà, lính canh Trương Tú Vinh thừa nhận rằng kế hoạch của họ đã thất bại. Bà ta nói với bà Lưu rằng đội trưởng Phương Diệp Hồng sẽ có “cuộc trò chuyện với bà”, hàm ý rằng các biện pháp tra tấn sẽ được tiến hành.

Đội trưởng Phương là người đứng đầu một đội nhỏ chuyên tra tấn các học viên Đại Pháp. Phương tốt nghiệp học viện cảnh sát và có nhiều thủ đoạn cũng như phương pháp tra tấn. Bà ta đã nghiên cứu mối tương quan giữa cường độ tra tấn và những thương tích có thể gây ra, và sử dụng nó để chuyển hóa các học viên Đại Pháp. Bà ta được biết đến là người độc ác và không có lòng khoan dung.

Tra tấn

Sau một tháng ở trong đội đặc biệt, bà Lưu bị chuyển đến Khu vực số 3, nơi giam giữ khoảng 150 học viên khác. Ngoài ra còn có khoảng 40 học viên trong Khu vực số 1 và Khu vực số 2.

Có tám học viên kiên định, bao gồm cả bà Lưu, những người sẽ không từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Đại Pháp. Vào cuối năm 2009, nhà chức trách đã lên kế hoạch cưỡng chế họ từ bỏ việc tu luyện.

Trương Quân, trưởng Khu vực số 3, cùng với lính canh Trương Tú Vinh, Phương Diệp Hồng, và Trâu Hiểu Quang bắt đầu tiến hành một đợt tra tấn nhắm vào bà Lưu vào tháng 12.

Tra tấn xoạc chân

Lính canh Trương Tú Vinh đã đưa ra một lời đề nghị cuối cùng: “Nếu bà chịu học thuộc nội quy trại lao động, bà sẽ không phải chịu tra tấn. Một khi chúng tôi bắt đầu, chúng tôi sẽ không để bà bỏ cuộc dễ dàng như vậy ngay cả khi bà thay đổi quyết định.” bà Lưu đã nói “không.”

Bà bị đưa đến Tháp phía Đông và bị đẩy đến ngồi dựa vào tường. Trong khi một chân của bà được giữ thẳng vào tường, các lính canh đẩy chân còn lại về phía bức tường và sang phía bên kia bà. Khi hai chân của bà tạo thành một đường thẳng dọc theo bức tường, chúng sẽ được nâng lên. Điều này gây đau đớn tột cùng. Bà Lưu toát mồ hôi và không thở được. Bà đã bất tỉnh sau khi bị tra tấn xoạc chân.

2010-7-11-minghui-persecution-masanjia2.jpg

Tái hiện tra tấn: xoạc chân

Các học viên bà Lý Cẩm Thu từ Cẩm Châu, bà Chu Bình từ An Sơn, và bà Vu Khiết từ Đại Liên cũng bị tra tấn tương tự. Bà Vu Khiết bị ngất đi. Cả bà Vu và bà Lưu sau đó đều đi khập khiễng và không thể leo lên giường vào ban đêm, nhưng cả hai đều không từ bỏ.

Tra tấn kéo căng

Việc tra tấn được tiếp tục tiến hành ngay sau Tết Nguyên đán năm 2010. Bà Lưu lần đầu tiên bị tra tấn “Kéo căng”. Các lính canh đã dụ dỗ bà Lưu bằng cách hứa sẽ giảm thời gian thụ án nếu bà đồng ý từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Bà Lưu trịnh trọng tuyên bố: “Tôi mong muốn có thể giảm thời gian thụ án nhưng tôi sẽ không bao giờ thỏa hiệp.” Trưởng Khu vực số 3 Trương Quân, quản giáo Trương Trác Huệ, lính canh Trương Hoàn, Trương Lỗi, Phương Diệp Hồng, Trương Tú Vinh và Diệp Linh đã đưa bà Lưu đến Tháp phía Đông.

Hai tay bà Lưu bị còng vào hai đầu chiếc giường, một trên cao và một ở dưới. Hai nhóm lính canh sau đó kéo giường theo hai hướng ngược nhau. Bà Lưu hét lên – bà cảm thấy như thể cơ thể mình bị xé toạc ở giữa. Trong khi bị kéo căng và rất đau đớn, một học viên đã chuyển hóa Uyển Thục Trân đã nói chuyện với bà và cố gắng thuyết phục bà từ bỏ tu luyện. Các lính canh cũng sử dụng một tù nhân khác có bằng đại học tâm lý học cố gắng nói chuyện với bà Lưu để bà từ bỏ Đại Pháp.

2004-9-30-wangcun-10.jpg

Tái hiện tra tấn: Kéo căng

Tra tấn cường độ cao gây ra các vấn đề về sức khỏe

Một đợt tẩy não và tra tấn tăng cường đối với bà Lưu diễn ra vào cuối năm 2010. Các lính canh Trương Trác Huệ và Trương Lỗi đã trói bà vào vị trí kéo căng và đặt một chiếc ghế trước mặt bà, với một cái bát kim loại úp lên cái ghế với tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp dán trên mặt cái bát.

Chiếc bát là để hứng bất kỳ chất dịch nào do bị nôn trong khi tra tấn và tuyên bố dán ở đó để nhắc nhở bà Lưu rằng bà luôn có thể dừng tất cả sự đau đớn bằng cách chịu nhượng bộ.

Sau nhiều lần bị tra tấn, huyết áp tâm thu của bà Lưu thường xuyên đo được ở mức 180mm trở lên, điều này tương đương với triệu chứng tăng huyết áp và nhịp tim của bà không đều. Các lính canh đặt một máy đo huyết áp cho bà Lưu để theo dõi huyết áp của bà trong các buổi tra tấn. Khi huyết áp của bà tăng lên, họ dừng lại và đợi cho đến khi nó trở lại ngưỡng an toàn rồi mới tiếp tục.

Bà Lưu đã mất kiểm soát cơ thể trong một lần bị tra tấn kéo căng. Bà bất tỉnh và đột ngột ngã về phía sau. Lính canh Trương Lỗi dùng một chiếc chìa khóa nhọn chọc vào giữa mũi và môi trên của bà cho đến khi bà bị chảy máu. Trương nhặt một chiếc giẻ bẩn trên sàn và lau sạch vết máu. Khi bà Lưu tỉnh lại, Trương cho bà xem chiếc giẻ bị ố vàng và ném lại trên sàn nhà như một sự xúc phạm.

Trong một lần tra tấn khác, bà Lưu được hỏi liệu bà muốn bị tra tấn hay ký vào tuyên bố từ bỏ tu luyện. Bà Lưu đã trả lời: “Không.” Các lính canh đã tấn công bà, đẩy bà xuống đất và tra tấn kéo căng bà. Những lần tra tấn này khiến bà Lưu bị đau kinh niên ở cánh tay và vai. Bà gặp khó khăn khi nâng các vật dụng thông thường trong nhà như chổi và hót rác cho đến tận bây giờ.

Bà Lưu đã từng trải qua một tuần tra tấn kéo dài. Bà bị đưa đến Tháp phía Đông lúc 4 giờ sáng và không quay lại phòng giam cho đến tận 11 giờ đêm. Chỉ trong bữa ăn, thì một tay của bà mới được tháo còng. Bà không được phép sử dụng phòng tắm trừ khi đã ký vào bản tuyên bố. Bà Lưu phản đối: “Nếu các ông không cho tôi sử dụng phòng tắm, tôi sẽ phải đi tiểu ở đây và nó sẽ chảy ra khắp nơi. Tại sao các ông không suy nghĩ lại về việc đó.“ Trương chế nhạo: “Tôi nghĩ bà đã học đại học và là một người có học. Sao bà lại làm một điều như vậy chứ?”

Trương Trác Huệ đặt bút vào tay bà Lưu, ép tay bà lại và ngoạch các đường nét mà bà ta gọi là đã ký. Trương nộp giấy tờ và tuyên bố rằng bà Lưu đã chuyển hóa. Bà Lưu cuối cùng cũng được phép sử dụng phòng tắm. Thậm chí sau đó, bà chỉ được phép sử dụng phòng tắm lúc 4 giờ sáng khi thức dậy và lúc 11 giờ tối khi bà trở về phòng giam. Bà tránh uống nước hoặc ăn thức ăn lỏng trong ngày để không phải đi vệ sinh.

Bởi vì bà không chịu học thuộc nội quy trại và từ bỏ đức tin của mình, bà Lưu đã bị tra tấn kéo căng vào ngày 14 tháng 2 năm 2011. Vì bị báo cáo là đã viết trong sổ tay của bà ký hiệu “FLDFH”, viết tắt của cụm từ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” bà Lưu bị đưa trở lại Tháp phía Đông và thời gian thụ án của bà được gia hạn. Bà cũng bị tra tấn và giam trong “phòng tam giác” vì không điền vào bản khảo sát của trại, và sau đó là vì sở hữu sách Đại Pháp.

Lính canh đã lấy chiếc áo khoác mùa đông của bà vào một ngày mùa đông lạnh giá và chỉ để lại cho bà một bộ quần áo mỏng, còng tay vào hàng rào kim loại với hai cánh tay dang rộng cho đến tận nửa đêm. Bà đã bị tra tấn vì “xúi giục” các học viên khác không hợp tác với các lính canh và giữ vững đức tin của họ.

Những lần tra tấn kéo dài và thường xuyên khiến tim của bà Lưu bị quá sức chịu đựng và bà bắt đầu bị bệnh nhịp tim không đều. Và bà Lưu cũng không phải trường hợp duy nhất. Một học viên, bà Tôn Chúc Bình từ Lữ Thuận, Đại Liên bị huyết áp cao và buộc phải uống thuốc để hạ huyết áp của bà một cách nhanh chóng. Bà Tôn cảm thấy đầu mình như muốn nổ tung – điều đó nguy hiểm đến mức bà được tạm tha để điều trị y tế. Học viên bà Vạn Hiểu Huy từ Đại Liên cũng có vấn đề về tim. Lính canh Trương Hoàn châm chọc nói: “Nhìn ba người. Các bà không chịu từ bỏ việc tu luyện của mình nhưng cả ba bà đều ốm yếu.“

(Còn tiếp.)

Bài liên quan:

Học viên Pháp Luân Công, cô Lưu Vinh Hoa, một giáo viên ở thành phố Đại Liên, đã bị giam giữ bất hợp pháp ở trại giam Diêu Gia, thành phố Đại Liên (Ảnh)

Cô Lưu Vinh Hoa bị kết án hai năm lao động cưỡng bức (Ảnh)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/28/409455.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/24/188407.html

Đăng ngày 20-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share