Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-11-2020] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL), một cơ quan ngoài pháp luật có nhiệm vụ giám sát và thực thi pháp luật đã được giao nhiệm vụ giám sát và tiến hành cuộc bức hại.
UBCTPL đã triển khai một chiến dịch “xóa sổ” mới vào đầu năm nay nhắm vào các học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách đen của chính phủ nhằm nỗ lực cưỡng ép họ từ bỏ đức tin của mình.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Vì Hiến pháp của Trung Quốc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân, và không có cơ sở pháp lý nào cho việc bức hại Pháp Luân Công, nhiều học viên và gia đình của họ đã kiên quyết phản kháng đợt sách nhiễu mới nhất trong chiến dịch xóa sổ này.
Chồng của bà Mạnh Phượng Thu: “Bà ấy đã làm sai điều gì? Hay bà ấy đã ăn trộm, ăn cướp của ai?“
Bà Mạnh Phượng Thu là cư dân của thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Vào trưa ngày 31 tháng 10 năm 2020, một nhân viên cộng đồng đã gọi cho chồng bà và hỏi ông rằng bà đang ở đâu.
Chồng bà Mạnh đã từ chối cung cấp thông tin và hỏi người nhân viên cộng đồng đó: “Bà ấy đã làm sai điều gì? Bà ấy ăn cắp, hay cướp của ai?”
Quay trở lại tháng Tám, một phụ nữ cũng gọi điện đến sách nhiễu bố mẹ chồng bà Mạnh. Anh rể của bà đã gọi cho nhân viên quận và bảo họ dừng sách nhiễu bố mẹ ông. “Cô không có việc gì khác để làm sao? Sao cứ làm phiền những người già đã ngoài 80, 90 tuổi thế?”
Gia đình của bà Đào Túc Thanh không chấp nhận việc bị sách nhiễu
Bà Đào Túc Thanh sống ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm. Cảnh sát đã gọi cho bố chồng của bà và yêu cầu ông thuyết phục bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công nhưng đã bị ông từ chối.
Sau đó, cảnh sát đã đến nơi làm việc của chồng bà và hỏi về băng video của bà Đào. Chồng bà cũng từ chối làm theo yêu cầu.
Bà Mã Bạch Ngầu hỏi: “Tại sao các ông lại sợ người tốt?”
Bà Mã Bạch Ngầu là người thành phố Định Châu, tỉnh Hà Bắc. Bà đang chăm sóc cháu gái tại nhà vào ngày 20 tháng 10 năm 2020, thì một số sĩ quan đã kéo đến sách nhiễu bà.
Trần Lượng, trưởng Đồn Công an thị trấn Hào Đầu Trang nói: “Trong vài ngày nữa, bà phải đến văn phòng thị trấn trình diện, đừng để chúng tôi phải tìm bà một lần nữa.”
Bà Mã nói: “Chúng tôi đang sống theo các tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi đang cố gắng trở thành những người tốt hơn. Tại sao ông lại sợ có thêm nhiều người tốt?”
Vài ngày sau, Bạch Chí Long, một nhân viên an ninh của thôn đã đến nhà bà Mã yêu cầu bà đi cùng anh ta. Khi bị bà Mã đã từ chối, Bạch nói: “Tôi đã làm việc này rất nhiều rồi (bức hại các học viên Pháp Luân Công). Tôi không sợ báo ứng”.
Bạch đã dẫn theo hai người khác đến nhà bà Mã vào ngày 30 tháng 10, yêu cầu bà ký vào một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà Mã nói: “Tôi sẽ không hợp tác với các ông. Pháp Luân Công dạy mọi người nỗ lực để cải thiện bản thân tốt lên. Pháp môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khi sự thật được phơi bày, đây sẽ là bằng chứng các ông tham gia vào việc bức hại người tốt. Các ông đang tự làm hại mình. Các ông không muốn có một tương lai tốt đẹp sao?“ Hai người còn lại tìm cớ rồi lập tức bỏ đi.
Bà Lưu Quốc Anh: “Tu luyện Pháp Luân Công đã chữa khỏi tất cả bệnh tật của tôi”
Bà Lưu Quốc Anh là người thành phố Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Một cảnh sát họ Đường từ Đồn Công an Lichun đã gọi cho bà Lưu vào ngày 16 tháng 9 năm 2020, yêu cầu được nói chuyện với bà. Bà đã từ chối. Sau đó, Đường đã nhiều lần gọi điện và sách nhiễu bà và các con bà.
Đường yêu cầu được gặp bà Lưu tại Công viên Bành Châu vào ngày 30 tháng 9. Khi bà Lưu đến vào buổi chiều, hai cảnh sát, với một người họ Khâu chào bà. Họ muốn chụp ảnh bà Lưu, nhưng bà đã ngăn họ lại.
Bà Lưu nói với họ rằng nhờ bà tu luyện Pháp Luân Công, tất cả những căn bệnh mà bà mắc phải trước đây đều đã khỏi. Khi bà đang nói chuyện, cảnh sát vẫn chụp ảnh bà. Bà yêu cầu họ xóa những bức ảnh, nhưng họ từ chối.
Con trai của bà Vương Thư Thanh từ chối ký tên
Bà Vương Thư Thanh là cư dân thành phố Phượng Thành, tỉnh Liêu Ninh.
Trưởng thôn Trịnh Quý Thành và một cảnh sát đã gọi điện cho cháu trai của bà Vương và yêu cầu anh gọi con trai của bà Vương ra ngoài và gặp họ. Họ đã lấy ra một “bản tuyên bố” và yêu cầu con trai của bà Vương ký thay cho mẹ của mình để từ bỏ Pháp Luân Công. Con trai của bà Vương từ chối và nói: “Mẹ tôi tuân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi sẽ không ký tá gì hết”.
Con gái của bà Khương Hồng: “Pháp Luân Công đã chữa khỏi bệnh cho mẹ tôi. Hà cớ gì mà mẹ tôi lại không được tiếp tục tu luyện?“
Dương Quang, Phó trưởng quận Phượng Hoàng Thành, thành phố Phượng Thành, tỉnh Liêu Ninh, cùng với bí thư họ Chu của quận Đông Thành và một cảnh sát đã đến nhà bà Khương Hồng vào sáng ngày 27 tháng 10 năm 2020. Chỉ có con gái của bà Khương đang ở nhà. Họ yêu cầu cô thay mẹ mình ký tên vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng cô đã từ chối.
Con gái của bà Khương nói: “Pháp Luân Công đã chữa khỏi bệnh cho mẹ tôi. Hà cớ gì mà mẹ tôi lại không được tiếp tục tu luyện?” Khi Dương Quang cố gắng ép cô ký vào bản tuyên bố, cô nói: “Ông không có quyền ép buộc tôi phải ký.” Cô cũng chia sẻ rằng Pháp Luân Công không tham gia vào chính trị. Chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khởi xướng cuộc bức hại và công dân có quyền lên tiếng để bày tỏ sự phản đối của họ.
Vừa lúc đó, bà Khương về đến nhà. Dương yêu cầu bà ký vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà Khương nói: “Không, tôi sẽ không ký. Nếu tôi ký, nó sẽ không có lợi cho ông.“ Sau đó bà giảng chân tướng Pháp Luân Công với họ.
Ngày hôm sau, Dương và Chu đến nơi làm việc của cháu gái bà Khương để sách nhiễu và đe dọa rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của cô nếu cô không ký vào bản tuyên bố thay cho bà Khương. Cô cháu gái bà cũng từ chối.
Vợ của ông Diệp Chí Cương: “Ông ấy không làm bất kỳ việc xấu nào. Tại sao tôi phải ký vào những giấy tờ này?”
Một người phụ nữ họ Trần ở thành phố Phượng Thành, tỉnh Liêu Ninh đã gọi điện cho vợ của ông Diệp Chí Cương vào sáng ngày 10 tháng 10 năm 2020, tuyên bố rằng cô ta đang làm điều tra dân số và yêu cầu bà điền vào một số mẫu biểu.
Vợ của ông Diệp đã đến văn phòng và điền vào biểu mẫu vào buổi chiều. Sau đó, Trần yêu cầu bà thay mặt ông Diệp ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Vợ của ông Diệp nói: “Ông ấy không làm bất kỳ việc xấu nào. Tại sao tôi phải ký những giấy tờ này? Chồng tôi nói rằng không ai có quyền ký bất cứ thứ gì thay cho ông ấy”.
Lâm Tùng, phó trưởng quận Phượng Hoàng Thành, thành phố Phượng Thành đã gọi cho vợ của ông Diệp vào sáng ngày 28 tháng 10 và yêu cầu bà đến văn phòng của mình. Khi vợ ông Diệp đến vào buổi chiều, Lâm Tùng đã đưa bà đến văn phòng của quận trưởng, Dương Quang.
Dương yêu cầu bà ký lần nữa. Và vợ của ông Diệp vẫn từ chối. Dương đe dọa rằng cảnh sát có thể sẽ sớm tìm đến họ.
Thông tin của những thủ phạm tham gia bức hại:
Bạch Chí Long (白志龙), người đã sách nhiễu bà Mã Bạch Ngầu: + 86-15230228639
Mã Vinh Triết (马荣哲), người đã sách nhiễu bà Đào Túc Thanh: + 86-13500901352
Lâm Tùng (林松), người đã sách nhiễu ông Diệp Chí Cương: + 86-415-6801992 (Văn phòng), + 86-13194150789 (di động)
Dương Quang (杨光), người đã sách nhiễu bà Khương Hồng: + 86-415-6801799 (Văn phòng), + 86-13188355486 (di động)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/6/414698.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/7/188642.html
Đăng ngày 18-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.