Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-07-2020] Năm nay tôi 77 tuổi. Do không được đi học nên cả đời tôi mù chữ, nghĩa là cho đến khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. May mắn thay, tu luyện Đại Pháp đã giúp tôi biết đọc.
Một hôm, tôi thấy một bài viết hay trên Tuần báo Minh Huệ về một học viên đã chép Pháp. Đồng tu đó nói rằng việc chép Pháp đã nâng cao cảnh giới tu luyện của mình, nhanh chóng đề cao tâm tính, và giúp đồng tu đó đồng hóa với Pháp. Tôi nghĩ về điều đó rất nhiều và có phần tật đố. Đối với một người như tôi, người mà chưa bao giờ cầm bút, chép Pháp chỉ có thể là một giấc mơ mà thôi.
Một hôm, tôi thấy một người khuyết tật bị cụt tay đang dùng bàn chân của anh ta để viết. Tôi hết sức kinh ngạc! Tôi thầm nghĩ “Cậu ấy có thể viết chữ bằng chân. Mình thân là đệ tử Đại Pháp đủ cả hai tay, và mình ước được đồng hóa với Pháp. Tại sao mình lại không quyết tâm học viết chữ và chép Pháp kia chứ?” Tôi rất buồn.
Tôi xin Sư phụ Lý trong tâm: “Con muốn chép Pháp! Con đã đắc được Pháp tốt như thế này sau hàng vạn đời luân hồi. Con không thể ngủ nếu con không chép Pháp và đồng hóa với Pháp! Con không biết viết nhưng con sẽ bắt đầu chép Pháp từ ngày mai.” Niệm đầu này rất mạnh và quả quyết và tôi tự nhủ rằng: “Mình sẽ phó mặc tất cả những gì mình có cho Sư phụ. Mình chỉ muốn đồng hóa với Đại Pháp và trở về nhà với Ngài! Có thể Sư phụ sẽ gia trì cho mình và giúp mình.”
Tôi tuyên bố với gia đình rằng: “Tôi sẽ chép Pháp.” Tất cả bọn họ đều cười tôi: “Mẹ chẳng biết viết lấy một chữ, và mẹ muốn chép Pháp ư?” Họ nghĩ là tôi nói đùa, nhưng tôi thực sự bắt đầu chép Pháp vào ngày hôm sau.
Tôi chép Luận Ngữ từ phải sang trái. Tôi phân vân làm sao mà viết được chữ “Luận” đây. Tôi cứ nhìn chằm chằm vào chữ đó, rồi tôi cầm bút lên và bắt đầu viết. Cây bút không nghe lời tôi, và chữ đó trông méo mó. Tôi không hề nhụt chí và tiếp tục viết. Sau vài dòng, tôi nhìn những con chữ của mình vẹo vọ: chữ thì cao, chữ thì thấp, chữ thì to, chữ thì nhỏ, chữ thì béo, và có chữ lại quá gầy. Một vài nét thì bay xung quanh. Tôi cười. Đây không phải là viết chữ mà là vẽ chữ.
Tôi đưa cho chồng tôi xem đoạn tôi viết. Ông ấy cười và nói rằng: “Bà thật ngốc. Sao bà lại chép từ phải sang trái?” Sau một giây, ông ấy nhớ ra là tôi mù chữ, vì thế ông ấy đã kiên nhẫn giải thích “Bà nên viết từ trái sáng phải.”
Nhìn những con chữ vẹo vọ, ông ấy tiết tục nói: “Bà chú ý viết những nét mà tạo nên một chữ như những nét ngang và dọc cũng như các nét móc và chấm đầu. Chúng ta viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong.” Ông ấy viết vài chữ để chỉ cho tôi xem. Tôi ghi nhớ và tự nhủ: “Để viết đúng thực sự không dễ chút nào!”
Sư phụ giảng:
chữ nào cũng là hình tượng của tôi và Pháp Luân (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi muốn chép Pháp một cách thành kính và viết từng chữ cho chuẩn. Tôi tiếp tục viết và đưa từng nét chữ cẩn thận. Việc viết chữ của tôi bắt đầu có tiến bộ, và các chữ trông giống như các con chữ thực thụ. Có vẻ tôi khá thông minh.
Tôi chép gần hết trang sách và đưa cho chồng tôi xem. Ông ấy ngước nhìn tôi và nói: “Bà giỏi lắm. Bà sắp làm được rồi đấy!” Sau đó ông ấy dạy tôi cách viết một vài chữ nữa, và tôi lại học những kỹ năng mới để viết chữ.
Mỗi lần tôi đưa cho ông ấy xem đoạn Pháp mà tôi chép được, tôi lại học được thêm những điều lưu ý trong khi viết chữ. Khi gặp phải một chữ mà không kể tôi cố gắng như thế nào nhưng tôi vẫn không thể viết đẹp, thì tôi xin Sư phụ dạy tôi. Sau khi tôi viết một hồi thì trông các chữ đó đẹp hơn. Tôi nói: “Con cảm tạ Sư phụ!”
Tôi trở nên nhiệt thành hơn trong việc chép Pháp. Đôi khi tôi còn quên cả thời gian, quên ăn hay quên ngủ. Tôi thậm chí còn chép Pháp cả ở trong mơ. Có hôm chồng tôi về mở cửa vào nhà và thấy tôi đang ngồi yên chép Pháp. Ông ấy hỏi: “Bà không nóng à?” Tôi trả lời là không. Thực ra hôm đó 37 độ.
Giờ đây tôi đang chuẩn bị chép Bài giảng thứ tư trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Một học viên so sánh những chữ tôi viết hồi đầu với những chữ tôi viết gần đây và ngạc nhiên khen rằng: “Chị tiến bộ nhanh quá. Thậm chí học sinh lớp 4 hoặc 5 cũng không thể viết đẹp như vậy!”
Tôi mỉm cười và tự nhủ: “Dĩ nhiên, tôi đang chép Pháp với trí huệ do Sư phụ ban cho và được gia trì bởi Đại Pháp. Sao tôi lại không tiến bộ nhanh chứ?”
Nguyên lý của Pháp chỉ đạo giúp tôi đề cao
Tôi chép Pháp và đồng hóa với Pháp từ nội tâm mình. Vì thế các nguyên lý của Pháp ở trong sách đã triển hiện cho tôi và chỉ đạo tôi đề cao.
Có vài chữ viết khá là khó, vì thế tôi luyện tập vài lần lên một tờ giấy khác cho đến khi trông đẹp và sau đó viết vào vở mà tôi chép Pháp. Với những chữ như “Phật” và “Đạo”, thì chữ “Đạo” dễ viết, nhưng chữ “Phật” thì không hề dễ, thậm chí tôi phải tập viết không dưới 50 lần.
Tôi dừng lại và ngẫm nghĩ, “Đạo” thì dễ viết, điều này có thể suy ra rằng mình đang đi đúng đường tu luyện Đại Pháp. Nhưng tại sao chữ “Phật” lại khó đến như vậy? Đúng vậy, tôi tu luyện Đại Pháp để trở thành một vị Phật. Vậy chẳng phải đây là điểm hóa rằng tôi chưa tu luyện tốt khi tôi không thể viết chữ đó đẹp sao?”
Tôi giật mình. “Mình không thể viết chữ này ngay ngắn mặc dù mình đã viết đến 50 lần rồi. Chẳng phải điều này cũng giúp mình ngộ ra rằng tu luyện là một quá trình lâu dài và rằng mình phải tu luyện tất cả các phương diện để có thể viên mãn? Mình vẫn còn nhiều tâm chấp trước mà chưa tu bỏ. Việc mình không thể viết chữ “Phật” ngay ngắn chắc hẳn là một điểm hóa cho mình cần tu luyện tinh tấn và đề cao trong những phương diện mà còn chưa tốt.”
Khi tôi viết chữ “guo” (nghĩa là “lỗi sai”), mắt tôi dừng ở bộ “cun” (nghĩa là “một tấc”). Tôi giật mình và nghĩ: “Mi phải thanh tỉnh về mọi thứ mà mi làm, và mi không thể đi sang cực đoan.”
Tôi là một đệ tử Đại Pháp, và tôi cần phải thiện hơn nữa khi làm các việc. Ví dụ, khi các đồng tu hay người thân nhà tôi có thiếu sót, tôi không thể áp đặt họ hoặc làm tổn thương họ khi nhắc đến những thiếu sót đó. Tôi đã mắc lỗi đó quá nhiều rồi. “Cun” nhắc tôi tu luyện bản thân về phương diện này.
Đệ tử Đại Pháp đang tu luyện giữa người thường và có thể gặp phải nhiều chuyện. Sư phụ dạy chúng ta phải nghĩ cho người khác trước khi chúng ta làm bất cứ việc gì, vô tư vô ngã và luôn thể hiện là người tốt trong mọi lúc. Tôi có thể ngộ sâu sắc hơn về điều Sư phụ yêu cầu chúng ta làm người tốt. Bằng cách chép Pháp, học Pháp, và đồng hóa với Pháp, tôi nhận ra rằng mỗi từ trong sách đang chỉ đạo tôi đề cao trong tu luyện.
Chép Pháp tịnh hóa thân thể của tôi
Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân. Vì chép Pháp cho phép tôi trở nên đồng hóa với Pháp, cơ thể của tôi cũng có chuyển biến tương ứng. Vào ngày thứ ba, sau khi chép xong phần Luận Ngữ hai lần, cánh tay tôi đau đến mức mà không thể nhấc lên nổi. Cảm giác như xương gẫy ra. Trong khi chịu đựng đau đớn, tôi nghĩ: “Đây là hảo sự. Mình chỉ cần lờ nó đi thôi.” Tôi tiếp tục chép Pháp, không kể nó đau đến mức như thế nào. Một hôm khác, mọi thứ dường như không ổn. Cái lưng của tôi lại đau, sau đó là đến phần nội tạng, và rồi tôi không thể ăn. Tuy nhiên, tôi vẫn chép Pháp.
Sư phụ giảng:
Bởi vì trong quá trình tu luyện thế gian pháp thân thể người được tịnh hoá liên tục … (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang tịnh hóa thân thể cho tôi. Tôi đã tu luyện 20 năm rồi. Tôi không thể nhớ được cơ thể của tôi đã được tịnh hóa bao nhiêu lần nữa, nhưng chưa lần nào lại nhanh và dữ dội như lần này. Tôi biết đây là một hảo sự, nhưng nó thực sự không thể chịu nổi! Khi tôi không thể chịu được nữa tôi xin Sư phụ gia trì cho tôi để tôi phát chính niệm. Nếu tôi có thể đả tọa thì tôi đả tọa.
Tôi chịu đau trong ba ngày và tôi vẫn chép Pháp. Sau đó, tôi có thể ăn một chút cháo kê. Mặc dù tôi tiếp tục thấy đau nhưng tôi có thể chịu được. Việc này kéo dài hơn hai tuần, và sau đó cái đau đã biến mất. Giờ đây tôi đã cảm thấy thoải mái. Lần này, tôi không biết Sư phụ đã phải gánh chịu hộ tôi bao nhiêu đau đớn để giúp tôi vượt qua được. Tôi thực sự không thể bày tỏ hết cảm ân đối với Sư phụ.
Sư phụ giảng;
Đối với con người nơi đây cầu được gì, gì [chúng ta] cũng không cầu; thế nên chư vị chỉ có thể là, một là tu chính mình, hai là vì chúng sinh. “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc, Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật)
Tất cả việc chép Pháp và đồng hóa với Pháp để thân thể được tịnh hóa là việc tu luyện cá nhân của tôi. Là đệ tử Đại Pháp, tôi không thể quên việc cứu người.
Sư phụ giảng:
“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Tôi thường đọc hai đoạn Pháp trên để khích lệ bản thân mình làm tốt ba việc và tu luyện tinh tấn. Tôi nhận ra sự khổ độ của Sư phụ: Ngài truyền Pháp này để các đệ tử của Ngài được viên mãn!
Kể từ khi tôi bắt đầu chép Pháp, cách học Pháp của tôi cũng thay đổi. Nhưng tôi vẫn đang làm những gì tôi nên làm, bao gồm ba việc. Sự khác biệt là, vì tôi đồng hóa với Pháp sâu hơn nên tôi cảm thấy Sư phụ luôn ở bên tôi để gia trì cho tôi và ban cho tôi trí huệ khi tôi chứng thực Pháp và giảng chân tướng.
Khi tôi phát tài liệu giảng chân tướng thì cứ như là vào chỗ không người vậy: toàn bộ không gian này đều thuần tịnh. Khi tôi khuyên với mọi người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc thì nó rất dễ và tự nhiên, cứ như thể tôi nói chuyện với người quen vậy, và hầu hết họ đều đồng ý thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên. Tôi muốn mau chóng làm nhiều việc hơn nữa để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Tôi hy vọng rằng giờ đây Sư phụ không phải lo lắng nhiều cho tôi nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/22/409268.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/17/187852.html
Đăng ngày 07-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.