Bài viết của Hạo Nhiên và Lý Minh
[MINH HUỆ 22-09-2020] Gần đây, trong một bài phát biểu tại Tòa nhà Quốc hội bang Wisconsin ngày 23 tháng 9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nói về sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào xã hội phương Tây thông qua nhiều hiệp hội. Được ngụy trang dưới những cái tên vô hại, những tổ chức này hoạt động thông qua Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung Quốc nhằm đạt mục đích tuyên truyền, một trong ba “Vũ khí Ma thuật” của ĐCSTQ do Mao Trạch Đông đặt ra cùng với “đấu tranh giai cấp vũ trang” và “xây dựng đảng”.
Khi cộng đồng quốc tế ngày càng dị ứng với sự bành trướng quyền lực độc tài toàn trị của ĐCSTQ, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp để truy cứu trách nhiệm của chính quyền này. Đáp lại, ĐCSTQ đã đẩy mạnh bộ máy tuyên truyền trong nước nhằm củng cố mối liên hệ với nhân dân Trung Quốc và trì hoãn ngày tàn của nó. Động thái này cũng lại bị cư dân mạng Trung Quốc nhận ra, như đã nêu trong các ví dụ trong bài viết này.
Khi xem xét thấu đáo, người ta sẽ thấy rằng — trái với tuyên bố của ĐCSTQ rằng nó là “vị cứu tinh của người Trung Quốc” — nó luôn khai thác cạn kiệt tài nguyên và làm hại người Trung Quốc. Có thể thấy rõ điều này trong cuộc bức hại Pháp Luân Công: những học viên ôn hòa, vô tội bị bức hại tàn bạo nhất vì giữ vững đức tin của mình.
ĐCSTQ tuyên bố những gì
Sau đây xin trình bày một cái nhìn sơ lược về hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ thông thường.
Ngày 16 tháng 9, khi lãnh đạo đương nhiệm của ĐCSTQ Tập Cận Bình đến thăm tỉnh Hồ Nam, ông đã đến một bảo tàng ở thành phố Sâm Châu; ở đây có trưng bày nửa chiếc chăn bông. Ông Tập kể lại câu chuyện về một người lính đã cắt tấm chăn bông của cô làm đôi và đưa một nửa cho dân làng trong cuộc Trường Chinh năm 1934 (khi Hồng quân của ĐCSTQ trú ẩn để khỏi bị quân đội Quốc Dân Đảng truy đuổi). Ông Tập hứa hẹn ĐCSTQ ngày nay vẫn có thể chia sẻ tấm chăn với nhân dân để vượt qua những ngày khó khăn.
Ngao ngán trước sự tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ, một số cư dân mạng đã mỉa mai về tin tức này.
Một người viết: “Tôi không muốn nửa cái chăn bông. Còn việc trả lại căn nhà đã bị cưỡng chế phá dỡ của tôi thì sao?” Tình trạng cưỡng chế phá dỡ đã xảy ra thường xuyên trên khắp Trung Quốc mấy năm qua; quan chức địa phương phá dỡ nhà cửa bất chấp chủ sở hữu có đồng ý hay không để thúc đẩy các dự án phát triển đô thị. Theo luật pháp Trung Quốc, toàn bộ đất đai đều thuộc về quốc gia (mà thực tế là thuộc về ĐCSTQ).
Cùng ngày ông Tập đến thăm bảo tàng, mạng xã hội Weibo đưa tin rằng Thạch Phượng Cương, một quan chức của làng Sư Phong ở quận Phong Đài, Bắc Kinh, đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng. Các nhà điều tra đã tìm thấy 7,2 triệu nhân dân tệ (1,1 triệu USD) tiền mặt cộng với 31 kg vàng thỏi trị giá 1,9 triệu USD trong nhà của Thạch. Trong khi mọi người còn kinh ngạc vì sao một quan chức cấp làng lại có thể tích lũy được nhiều của cải đến vậy thì nhà văn Hồng Kông Nhan Thuần Câu đã viết: “Cứ giữ một nửa chiếc chăn bông đó cho riêng ông đi—nhưng hãy làm việc với quan chức làng tham nhũng và trả lại số tiền mà ông ta đã bòn vét từ người dân.”
Ông Viên Bân, một người bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ, nói rằng câu chuyện mà ông Tập kể rất có thể là bịa đặt, tương tự như những tuyên truyền khác của ĐCSTQ. Theo ông, cho dù có xảy ra câu chuyện ấy, nó vẫn không thể biện minh cho tính hợp pháp của ĐCSTQ.
Ông Viên viết: “Trong những ngày đầu thành lập ĐCSTQ, rất nhiều người trẻ tuổi đã bị mắc lừa bởi thuyết chủ nghĩa cộng sản. Với hy vọng đơn giản là giúp đỡ dân thường, họ đã tham gia chế độ này—một số người tốt bụng có thể làm như thế [chia sẻ tấm chăn]. Nhưng những hành động cá nhân như vậy, nếu có thật, cũng không thể đại diện cho ĐCSTQ.”
Từ cưỡng đoạt tài sản tư nhân và giết hại chủ sở hữu đến gây ra vô số thảm kịch trước và sau khi ĐCSTQ nắm quyền ở Trung Quốc, Đảng chỉ chọn những nhân vật độc tài tàn bạo nhất làm lãnh đạo nhằm giúp duy trì sự thống trị của nó.
Thực trạng ở Sâm Châu
Có một câu nói ở Trung Quốc hiện đại, “Ngày xưa, kẻ cướp lẩn trốn trong rừng sâu núi thẳm; ngày nay, chúng khoác lên mình đồng phục cảnh sát.” Cảnh sát phải phục vụ nhân dân, nhưng họ lại trở thành vũ khí của ĐCSTQ để tấn công những người vô tội trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tại thành phố Sâm Châu mà ông Tập đến thăm, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại vì đức tin của họ. Dưới đây là một vài ví dụ.
Cướp theo kiểu xã hội đen
Ông Lý Mộc Đóa, cựu nhân viên Ngân hàng Công thương Suxian, đau yếu từ nhỏ. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông không chỉ khỏi đủ thứ bệnh tật mà còn trở thành một công dân tốt hơn theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trong trận lụt lớn năm 1998, ông đã quyên góp 3.000 nhân dân tệ và được các quan chức biểu dương. Khi cháy rừng bùng phát ở một ngọn núi gần đó, ông đã tình nguyện giải cứu những người mắc kẹt.
Tuy nhiên, sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, ông Lý bị giam cầm ba tháng vào năm 2000, nhà ông bị lục soát 2 lần. Cảnh sát lấy mất tiền mặt và sổ tiết kiệm của ông, lấy ảnh của hai vợ chồng ông, rồi rút tiền của họ ở ngân hàng bằng thẻ căn cước giả.
Năm 2001, ông Lý lại tới Bắc Kinh thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công, các quan chức đã bắt giam ông vào trại lao động trong một năm. Sau đó, ông bị chủ lao động sa thải, gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.
Cô Phạm Lệ Anh, giáo viên mẫu giáo ở huyện Bắc Hồ, muốn rèn rũa để trở thành người tốt hơn theo các Pháp lý của Pháp Luân Công và ứng xử với trẻ nhỏ bằng lòng nhân từ. Vì tu luyện mà cô bị bắt giữ tới chục lần và giáng chức. Người cựu giáo viên này đã trở thành người trông trẻ, sau đó là tạp vụ. Từ khi bị cắt tiền lương và bị cảnh sát phạt, tổng cộng cô đã mất 110.000 nhân dân tệ (tương đương 16.000 USD).
Vợ bị cầm tù vì đi tìm công lý cho cái chết của chồng
Bà Lý Cúc Mai, một giáo viên tiểu học 63 tuổi ở huyện Gia Hòa, thị xã Sâm Châu, từng bị ung thư xương. Vì không có tiền chữa trị, bà đã nhiều lần toan tự tử vì đau đớn: lao vào đường ray tàu hỏa, nhảy xuống sông, uống lượng lớn thuốc ngủ. May mắn thay, cả ba lần ấy, bà đều được cứu sống lại.
Ba tháng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà Lý đã hoàn toàn khỏe mạnh. Các bác sỹ hết sức kinh ngạc và hỏi xin bà cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Ông Quách Hội Sinh, chồng bà Lý, làm việc ở Phòng Pháp lý Gia Hòa, cũng quan tâm và bước vào tu luyện Pháp Luân Công và trở thành một cán bộ tốt và tận tâm hơn.
Sau khi cuộc bức hại khai màn vào năm 1999, ông Quách bị bắt vào trại lao động. Bà Lý cũng bị bắt giữ tới sáu lần và bị giam trong trại lao động hai lần. Tổng thiệt hại về kinh tế của hai ông bà lên tới 100.000 nhân dân tệ. Trong thời gian bị giam giữ, bà Lý phải chịu đựng hơn chục loại hình tra tấn thể xác lẫn tinh thần.
Năm 2009, khi khuyên Tịch Tiểu Cương, Trưởng phòng Công an Huyện Lam Sơn, đừng bức hại Pháp Luân Công, ông đã bị một toán cảnh sát đánh đập dưới sự chỉ đạo của quản giáo Hồ Vĩnh Huy. Ông Quách máu me khắp người và bị ngất đi. Không có ông Quách hay bà Lý ở nhà, cảnh sát đã lục soát nhà họ hai lần và lấy đi nhiều túi đồ cá nhân của họ.
Ngày 12 tháng 10 năm 2009, ông Quách qua đời ở tuổi 52, để lại hai con gái và cha mẹ già đã ngoài 80 không ai chăm sóc.
Tháng 6 năm 2015, bà Lý đã gửi đơn khiếu nại hình sự lên Tòa án Tối cao Trung Quốc kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc bức hại dẫn đến cái chết của chồng bà. Tháng 10 năm 2015, bà bị bắt và sau đó bị kết án 7 năm tù.
Vi phạm thủ tục tố tụng
Ông Lôi An Tường, một học viên ngoài 70 tuổi, bị xét xử tại Tòa án Bắc Hồ vào ngày 31 tháng 10 năm 2019. Ông không có luật sư biện hộ, cũng không được tự biện hộ cho mình.
Cuộc xét xử bí mật diễn ra trong căn phòng nhỏ ở Bệnh viện Quân y số 198. Sau khi vợ và con gái ông trả lời vài câu hỏi đơn giản, công tố viên đã đưa ra tài liệu thông tin về Pháp Luân Công thu được ở nhà ông làm bằng chứng chống lại ông. Mặc dù không có cơ sở pháp lý nào để kết án ông, công tố viên vẫn đề xuất hai năm tù giam.
Ngày 12 tháng 11 năm 2019, thẩm phán La Hồng Vinh kết án ông Lôi ba năm tù và phạt ông 5.000 nhân dân tệ. Ông Lôi kháng cáo, nhưng lại bị bác bỏ.
Suýt bị hỏa thiêu sống
Anh Lôi Tinh Hùng, một học viên 24 tuổi ở huyện Gia Hòa, bị bắt vào ngày 18 tháng 8 năm 2004 và bị cảnh sát đánh đập tàn bạo lúc 4 giờ chiều. Tối đó, anh đã bị ngất đi. Sau đó, cảnh sát đã đưa anh tới nơi hỏa táng.
Khi anh Lôi chuẩn bị bị đưa vào hỏa thiêu, một nữ bảo vệ thấy anh còn động đậy.
“Cậu ta còn chưa chết, không thể thiêu. Tương lai truy trách nhiệm thì ai chịu?”, người bảo vệ thốt lên.
“Người bộ dạng thế này rồi, mà cũng đến đây rồi. Thiêu thì cứ thiêu thôi”, một số cảnh sát ép.
Song, người bảo vệ vẫn không chuyển ý. Anh Lôi được đưa đến bệnh viện trung tâm thành phố Trường Sa cấp cứu, nhờ vậy mà thoát chết.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/22/412128.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/24/187951.html
Đăng ngày 11-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.