Bài viết của Tiêu Khả  

[MINH HUỆ 03-11-2020] Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Đại hội Đảng lần thứ 19, Trung Cộng dự toán GDP năm 2020 đột phá 100 nghìn tỷ nhân dân tệ, nó còn tuyên bố rằng có 55,75 triệu người nghèo ở nông thôn đã được xóa đói giảm nghèo trong 5 năm qua, hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ 13, thắng lợi toàn diện kiến lập thành công một xã hội giàu có về vật chất đang ở ngay trước mắt.

Năm 2020, đối với người Trung Quốc mà nói quả thực là không bình thường chút nào. Năm nay là một năm gập ghềnh khúc khuỷu, nửa đầu năm dịch bệnh Vũ Hán hoành hành, phong tỏa nhà cửa và thành phố, nửa cuối năm lại gặp phải hồng thủy lũ lụt khắp nơi, cuối năm thì xóa đói giảm nghèo toàn diện, vội vàng tiến tới thịnh vượng!

Năm 2020, Đảng không chấp nhận cho bạn nghèo túng!

ĐCSTQ đã đưa ra cam kết xóa đói giảm nghèo toàn diện trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13, vậy tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo là gì? Nghe xong người ta liền thấy man rợ đến kinh người. Lưu Vĩnh Phú, Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Hội xóa đói giảm nghèo của Quốc hội cho biết, tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo cho những hộ dân nghèo là đạt được thu nhập khoảng 4 nghìn nhân dân tệ vào năm 2020, ngoài ra còn phải làm được “không lo ăn, không lo mặc, đảm bảo điều kiện chữa trị y tế cơ bản, nghĩa vụ giáo dục và an toàn chỗ ở”, cái thứ gọi là “hai ‘không lo’ và ba ‘đảm bảo’”.

Chiểu theo số liệu từ cơ quan chính phủ ĐCSTQ, vào cuối năm 2019, số dân nghèo khổ nhất ở Trung Quốc đã giảm xuống đến mức 5,51 triệu người. ĐCSTQ đã xóa bỏ số liệu như thế nào? Theo báo cáo của Thời báo Financial Times ở Anh, A Từ (Bí thư huyện Chiêu Giác, Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên) bày tỏ với kênh truyền thông như sau: “Toàn bộ đều được tính toán cả, trong hệ thống không lưu đăng ký cho những hộ nghèo mới.” Kể từ đầu năm 2020, hệ thống không quản lý đăng ký thêm hộ nghèo mới.

Tạp chí Bitter Winter của Ý đã từng đăng tải về một cặp vợ chồng ở thôn nào đó ở thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông chỉ dựa vào nguồn thu nhập ve chai trên hai mẫu đất để sống qua ngày. Người chồng bị bệnh, không thể tự chăm sóc cho mình trong sinh hoạt hàng ngày. Người vợ lãnh được 500 nhân dân tệ tiền trợ cấp hộ nghèo. Cán bộ ở thôn làm giả số liệu xóa đói giảm nghèo, ép buộc họ nói dối nguồn thu nhập gia đình là 10 nghìn nhân dân tệ, hơn nữa còn dám nói là: “Bây giờ không còn hộ nghèo nữa, không báo cáo 10 nghìn thì không thích đáng.”

Xóa đói giảm nghèo trong thể chế của Trung Cộng chính là thành tích chính trị của giới quan chức, chứ nó không có liên quan gì lắm đến cuộc sống thực tế của người dân. Theo báo cáo ngày 20 tháng 11 năm 2019 của tờ Tân Kinh Báo, một dân làng ở thôn Trà Uất, huyện Trấn Hùng, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam bởi vì cự tuyệt ký tên xóa đói giảm nghèo nên đã bị trình báo lên Ủy ban thôn. Cuộc họp của Ủy ban thôn đánh giá thu nhập hàng năm tính theo đầu người của dân làng khoảng 5.811 nhân dân tệ đã đạt tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo, thế nhưng người dân kia bảo rằng “Chúng tôi chẳng có gì cả”, và rồi ông từ chối ký tên xóa đói giảm nghèo.

Ông Chu, một cư dân Thượng Hải bày tỏ với kênh truyền thông: “Anh hãy đến những huyện nhỏ xem thử, dân nghèo rớt mồng tơi. Rất nhiều hộ nông dân Trung Quốc lâm vào cảnh bần cùng. Trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc có đến 900 triệu là nông dân. Anh hãy đi xem thử tiền lương hưu của nông dân, khắp cả nước bình quân mỗi tháng chỉ có 100 nhân dân tệ.”

Theo báo cáo của trang mạng Tài Kinh vào tháng 3 năm nay, một hộ nghèo có 3 đứa con nhỏ ở trấn Trương Thôn, thành phố Đặng Châu, tỉnh Hà Nam, trong thời kỳ dịch bệnh mấy đứa nhỏ phải dùng chung một chiếc điện thoại thông minh để học trực tuyến. Cô con gái thứ hai không thể lên mạng vào học đúng giờ nên đã sử dụng lượng lớn thuốc an thần tự sát nhưng không thành công, đe dọa đến tính mạng. Người cha trong nhà tàn tật, người mẹ mắc bệnh tâm thần, cả nhà chỉ dựa vào nguồn thu nhập vá sửa giày của người cha, giá sửa một đôi giày là 5 nhân dân tệ. Chiếc điện thoại thông minh kia trị giá 900 nhân dân tệ, cả nhà suy xét rất lâu rồi mới quyết định mua nó. Vì để học trực tuyến nên không mua cũng không được.

Ngô Hoa Yên, một sinh viên năm ba của trường nghề Thịnh Hoa ở Quý Châu, là người ở huyện nghèo Tùng Đào, cha mẹ mất sớm, hai chị em sống nương tựa vào nhau, vì quá nghèo nên cô ấy phải ăn cơm trắng với ớt trong suốt 5 năm trời. Cô ấy mắc phải nhiều chứng bệnh như phù tim, thiếu dinh dưỡng v.v. Nét mặt xuống sắc, cân nặng chỉ có 43kg. Cô ấy đã qua đời vào tháng 1 năm 2020. Cái chết của Ngô Hoa Yên đã làm dấy lên sự phẫn nộ cực lớn trong dân chúng, người ta thay nhau chế giễu “sự xa hoa quyền quý rượu thịt đầy mâm” của giới quan chức Trung Cộng, còn người dân thì “chết cóng phơi thây bên vệ đường”. Trong nhà của Vương Hiểu Quang (Phó tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu) chất hơn 4 nghìn chai rượu Mao Đài, vì để tiêu thụ cho hết của ăn cắp nên ông ta đã đổ rượu xuống đường cống sau nhà.

Giữa xóa đói giảm nghèo và quay trở lại nghèo túng vốn chỉ cách nhau bằng một tiếng ho

Tiêu chuẩn quốc gia đối với thu nhập thấp nhất cho chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới là 1,9 đô la Mỹ/ngày. Tỉ lệ nghèo tuyệt đối của ĐCSTQ thấp hơn 20% so với mức của Ngân hàng Thế giới. Lý Tiểu Vân, chuyên gia hàng đầu về xóa đói giảm nghèo quốc gia của ĐCSTQ cho biết, dựa trên dữ liệu đo lường của Ngân hàng Thế giới, nếu tăng chuẩn nghèo từ 1,9 đô la Mỹ/ngày lên thành 3,2 đô la Mỹ/ngày thì hệ số phát sinh nghèo của Trung Quốc tăng gấp 10 lần, như vậy sẽ có 30 triệu người rơi vào hoàn cảnh hết sức túng quẫn.

Một cư dân mạng từng nói: “Nghĩ đến việc tôi bị ho trong 3 tháng, viện phí 2 tháng đầu tổng cộng là 300 nhân dân tệ. Mới đây tôi đến bệnh viện thành phố, đến địa phương đăng ký 13,5 nhân dân tệ, trước tiên mở màn bằng khám chức năng phổi 480 nhân dân tệ, sau đó chi phí thuốc thang 468 nhân dân tệ, kết quả lại chẳng dùng đến. Rồi lại đăng ký với chủ nhiệm 13,5 nhân dân tệ, chi phí thuốc thang 50 nhân dân tệ. Sau đó tái khám 3 lần, phí đăng ký với phó chủ nhiệm tổng cộng 28,5 nhân dân tệ, chụp CT 420 nhân dân tệ, lấy máu xét nghiệm 190 nhân dân tệ, thuốc thang 50 nhân dân tệ. Lần đó tôi phải tự mình xoay sở toàn bộ hơn 2 nghìn nhân dân tệ, chưa tính chi phí đi lại, khoản tiền này chiếm mất nửa năm thu nhập theo chuẩn nghèo.”

Trong phim tài liệu “Bác sĩ Trung Quốc”, Lý Hỏa Anh (26 tuổi) mắc bệnh nặng, lại nghe tin mẹ mình ở nơi quê nhà lâm bệnh nặng, cô không nỡ để liên lụy đến gia đình nên đã lựa chọn cắt cổ tự tử trong phòng tắm. Sau một ngày được cứu sống, Lý Hỏa Anh tạm thời không bị nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chi phí điều trị đắt đỏ nên cô ấy không thể tiếp tục chữa trị. Năm 2018, bài báo “Người trung niên ở Bắc Kinh trong dịch cúm” đã làm dấy lên cơn sốt trên mạng, một người thuộc tầng trung lưu ở Bắc Kinh phải chi trả viện phí tương đương với giá trị một căn hộ khi cha vợ mắc cảm mạo chuyển nặng sang viêm phổi nên phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Giữa tầng lớp trung lưu và bần cùng chỉ sai biệt ở một phen cảm mạo.

Lý Tiểu Vân, chuyên gia hàng đầu về xóa đói giảm nghèo quốc gia của ĐCSTQ phát hiện ra mấy năm trở lại đây, trong số thu nhập người dân ở những thôn nghèo có thể chi phối thì tỷ trọng thu nhập làm công ăn lương bị sụt giảm, tỷ trọng thu nhập chuyển giao vẫn tiếp tục gia tăng, chiếm tỷ lệ lên đến 30%. Điều này có nghĩa là xóa đói giảm nghèo bị tách rời khỏi tăng trưởng thu nhập lấy tăng trưởng kinh tế làm hạch tâm, một khi kinh tế quốc gia suy thoái trên diện rộng thì nguy cơ xóa đói giảm nghèo liền tăng vọt. Cũng có thể nói là người nghèo phải dựa dẫm vào trợ cấp theo chính sách quốc gia, tổn thất trợ cấp để xóa đói giảm nghèo, nếu lỡ như chiếc nạng chống “trợ cấp” bị gãy thì tỷ lệ quay trở lại nghèo túng là hết sức lớn.

Trong một nghiên cứu về kế hoạch giáo dục nông thôn của trường đại học Stanford (Mỹ) phát hiện rằng trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020 là thời kỳ dịch bệnh nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, thu nhập làm công của nông dân sụt giảm nghiêm trọng, người dân ở nông thôn mất đi 1/5 tổng số thu nhập, thế nhưng vật giá vẫn tiếp tục leo thang. Nông dân Từ Như Đông (48 tuổi) ở Vương Gia Bá, tỉnh An Huy , trong nhà trồng hẹ, thu nhập có thể nuôi sống vợ và 4 đứa con ăn cá ăn thịt, và còn có thể dành dụm tiền mua một chiếc xe máy chạy bằng điện. Dịch bệnh khiến cho nguồn thu nhập của gia đình ông sụt giảm, mùa hè năm nay, Vương Gia Bá lại bị Trung Cộng xem như một nơi xả lũ “đáng giá” để bảo vệ quốc gia, tổn thất nông sản của gia đình Từ Như Đông trị giá ít nhất 20 nghìn nhân dân tệ, thêm vào chi phí dùng để mua thực phẩm dự tính ít nhất hơn 10 nghìn nhân dân tệ. Thế nhưng, trợ cấp quốc gia không đủ để nhét răng. Ông Từ nói: “Bản thân chúng tôi vốn nghèo khổ, là người cùng khổ, chúng tôi đã không ăn thịt nữa rồi.”

Tổ quốc năm nay không thụt lùi mãi, tôi được giàu có rồi

Dựa theo sửa đổi Hiến chương của ĐCSTQ trong Đại hội Đảng lần thứ 19, lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đề xuất mục tiêu hư huyễn “hai lần 100 năm”. Lần thứ nhất là thời Đảng cộng sản thành lập 100 năm toàn diện kiến lập thành công xã hội giàu có. Như vậy, chiểu theo cách nói của Trung Cộng thì năm nay đã trở thành năm quyết thắng giàu có.

Trong Đại hội Đảng lần thứ 18, ĐCSTQ đề ra tiêu chuẩn giàu có như sau: GDP bình quân đầu người là 3 nghìn đô la Mỹ; khoản thu nhập hộ dân thành thị có thể chi phối là 18 nghìn nhân dân tệ; thu nhập bình quân đầu người trong hộ dân nông thôn là 8 nghìn nhân dân tệ; hệ số Engel thấp hơn 40%; diện tích xây cất nhà ở cho hộ dân thành thị là 30m2; tỷ lệ đô thị hóa 50%; tỷ lệ phổ cập máy tính cho các hộ gia đình là 20%; tỷ lệ nhập học đại học 20%; cứ mỗi 1 nghìn người thì có 2,8 bác sỹ; tỷ lệ đảm bảo mức sống tối thiểu cho các hộ dân thành thị từ 95% trở lên.

Chưa nói đến những cái khác, chúng ta chỉ xem thử hai mục sau: khoản thu nhập hộ dân thành thị có thể chi phối là 18 nghìn nhân dân tệ, tính ra bình quân mỗi tháng là 1.500 nhân dân tệ; thu nhập bình quân đầu người trong hộ dân nông thôn là 8 nghìn nhân dân tệ, tính ra bình quân mỗi tháng là 667 nhân dân tệ. Chúng ta hãy xem thử có người nào kéo tổ quốc “thụt lùi” hay không.

Ngày 28 tháng 5 năm 2020, Lý Khắc Cường trả lời phỏng vấn tại cuộc họp Lưỡng hội là 600 triệu người dân có mức thu nhập hàng tháng đâu đó khoảng 1 nghìn nhân dân tệ. Có người đã chất vấn về tính chân thật của số liệu này. Tiêu chuẩn thu nhập hàng tháng mà Lý Khắc Cường nói là lấy từ nguồn thu nhập người dân có thể chi phối của Cục Thống kê quốc gia, tức là đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, khoản chi trả thiết yếu về nhu cầu ăn ở và đi lại có thể sử dụng sau khi chi trả các khoản chuyển giao cá nhân; ở các nước Âu Mỹ, tính trọng yếu của chỉ tiêu này cũng lớn như chỉ tiêu GDP, nó có thể phản ánh tình huống thực tế về dân sinh, dưỡng lão, giáo dục, điều trị y tế của người dân ở quốc gia đó. Thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình nông thôn còn phải khấu trừ chi phí dùng để đảm bảo cuộc sống sau khi mua tư liệu sản xuất như hạt giống, phân bón v.v.

Nguồn gốc dữ liệu của Lý Khắc Cường lấy từ cuộc điều tra mẫu của Tổ nghiên cứu Viện nghiên cứu phân bổ thu nhập thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Phân tích kết quả cho thấy, có 600 triệu người dân với mức thu nhập có thể chi phối hàng tháng từ 1.090 nhân dân tệ trở xuống, chiếm tỷ lệ 42,85% trên toàn quốc. Trong 600 triệu người này, số năm tiếp nhận giáo dục bình quân là 9,05 năm (tức là tốt nghiệp trung học cơ sở), tỷ lệ mù chữ chiếm 9,6%; nét đặc trưng điển hình của 600 triệu người này là số nhân khẩu trong gia đình đông đúc, nhân khẩu người già và trẻ nhỏ là một gánh nặng, đại bộ phận tự kinh doanh kiếm sống, gia đình thuê làm hoặc thất nghiệp, thậm chí rút lui khỏi thị trường lao động. Có 5,46 triệu người không có thu nhập gì, 220 triệu người có mức thu nhập hàng tháng từ 500 nhân dân tệ trở xuống, 420 triệu người có mức thu nhập hàng tháng dưới 800 nhân dân tệ, 550 triệu người có mức thu nhập hàng tháng dưới 1 nghìn nhân dân tệ.

220 triệu người với mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 500 nhân dân tệ trở xuống đại đa số là người dân ở nông thôn. Căn cứ theo tiêu chuẩn thu nhập bình quân giàu có hàng tháng của các hộ dân nông thôn là 667 nhân dân tệ, trong 198 triệu người (tức là 90% của 220 triệu người) sẽ không có một ai đạt tiêu chuẩn giàu có. Trong số 600 triệu người với mức thu nhập hàng tháng là 1.090 nhân dân tệ, nhân khẩu ở thành thị chiếm 24,4% (tức là khoảng 146 triệu người), chiểu theo mức thu nhập khá giả là 1.500 nhân dân tệ ở các hộ dân thành thị thì 146 triệu người này chắc chắn là đuổi không kịp. Nếu tính toán bảo lưu một chút, với mức thu nhập khá giả này thì có khoảng 344 triệu người đã kéo tổ quốc đi “thụt lùi”. Đây chỉ mới là số liệu năm 2019, bởi vì ảnh hưởng của dịch bệnh và tai ương cho nên số liệu thực tế của năm 2020 chắc chắn còn tệ hại hơn nữa.

Chiểu theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, mức thu nhập hàng tháng 3.659 đô la Mỹ (tức là thu nhập của tầng lớp trung lưu), lấy theo tỷ giá hối đoái 1 : 6.7 thì chỉ cần có thu nhập 2.033 nhân dân tệ sẽ được tính là tầng lớp trung lưu. Con số này so với mức tiêu chuẩn giàu có của Trung Cộng cao hơn 26%. Nhưng 2.033 nhân dân tệ này so với mức lương đảm bảo tối thiểu trên thị trường lao động ở thành phố Bắc Kinh lại thấp hơn 167 nhân dân tệ, cũng có nghĩa là bạn chỉ cần tìm được một công việc trên thị trường lao động ở Bắc Kinh thì bạn đã vượt trên mức trung lưu của Ngân hàng Thế giới 167 nhân dân tệ và vượt trên mức trung lưu của Trung Cộng 700 nhân dân tệ, mức tiêu chuẩn này nhìn thì thấy khả quan! Thế nhưng, trên thực tế bạn có thể làm gì với khoản tiền hơn 2 nghìn nhân dân tệ này ở một thành phố tuyến đầu trong nước? Đối với địa phương có hoàn cảnh lập nghiệp, việc thuê một căn hộ ở chung cũng mất khoảng 1 nghìn đến 2 nghìn nhân dân tệ, một phần ăn bình thường bán ngoài tiệm ước chừng từ 20 đến 40 nhân dân tệ, chưa kể chi phí đi lại, liên lạc, quần áo v.v. Số tiền còn thừa lại có thể còn không đủ để trả tiền điều trị cho một lần mắc bệnh cảm mạo, thì nói chi đến chi phí đào tạo giáo dục, giải trí, giao tiếp xã hội các loại.

Có người nói rằng, so với chuẩn giàu có của năm 2020, tôi đã kéo tổ quốc đi “thụt lùi”. Một cư dân mạng mỉa mai rằng: “Năm ngoái thì còn có thể, năm nay là không được rồi, thịnh vượng quyết thắng năm 2020, tổ quốc năm nay không thụt lùi mãi, tôi đã được chỉ định là sẽ giàu có.”

Sau những năm 90, nợ nần chồng chất như núi

Lý Tấn Lôi, nhà kinh tế học kiêm Giám đốc công ty Zhongtai Securities phát biểu trong bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc cao bao nhiêu” vào ngày 20 tháng 4 như sau: “Tổng cộng số người thất nghiệp theo chúng tôi ước tính, tỷ lệ thất nghiệp thật sự ở đất nước chúng ta có lẽ đã đạt đến 20% trở lên. Số người thất nghiệp mới tăng trước mắt có thể đã vượt quá 70 triệu người, điều này cũng có thể giải thích nguyên nhân vì sao trong quý 1 đã cắt giảm gần 50 triệu lao động nhập cư, và 70 triệu người mới thất nghiệp tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp đâu đó khoảng 20,5%.” Mặt khác, Lưu Trần Kiệt, nhà kinh tế học kiêm Giám đốc công ty quản lý địa ốc Vọng Chính ở Thâm Quyến phát biểu trên tạp chí “Tài Tân” vào đầu tháng 4, dịch bệnh có thể dẫn đến 205 triệu người Trung Quốc bị thất nghiệp. Điều này có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 25% trong số 775 triệu nhân khẩu lao động.

Chỉ số bình quân giá cả tiêu dùng của người dân trên toàn quốc CPI từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, từ tháng 4 đến tháng 8 tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cả leo thang và khó khăn trong tìm kiếm việc làm khiến cho người ta có thể chẳng còn gì sau những năm 90 tràn ngập ánh sáng: Alipay trống rỗng, WeChat trống rỗng, thẻ ngân hàng trống rỗng, ví tiền trống rỗng, trở thành những người nghèo vô hình.

Mạng Sina đăng tải dữ liệu điều tra mới nhất về “bức tranh tài chính sau những năm 90” vào ngày 30 tháng 10, nhìn từ mức thu nhập mà nói, dữ liệu cho thấy số người có mức thu nhập hàng tháng từ 3 nghìn đến 8 nghìn nhân dân tệ trong thời kỳ sau những năm 90 chiếm tỷ lệ 50%. Do sau những năm 90 có vài năm đầu hạn chế tiến nhập vào xã hội, cho nên có hơn 80% số người được phỏng vấn trả lời với mức lương hàng tháng từ 12 nghìn nhân dân tệ trở xuống. Cuộc điều tra cho thấy, gần 60% chi tiêu sau những năm 90 tập trung vào phương diện ăn uống, và có hệ số Engel khá cao. Gần 55% chi tiêu vào mỹ phẩm và thời trang, 42% chi tiêu vào các loại giao tiếp xã hội khác. Những khoản này chưa bao gồm tiền thuê nhà và tiền vay mượn.

Khoản thu nhập tưởng chừng như rất hấp dẫn, có đến 600 triệu người với nguồn thu nhập hàng tháng cao đến hàng nhìn nhân dân tệ; thế nhưng nếu lỡ những người này đi mua nhà thì họ ắt sẽ bị nợ ngập đầu.

Năm 2019, Ngân hàng HSBC công bố số liệu khiến người ta không khỏi bàng hoàng: Dữ liệu điều tra nhắm đến 9 quốc gia cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà riêng của thế hệ X (những người sinh ra từ năm 1981 đến năm 1998) ở Trung Quốc cao đến 70%, bình quân nợ đầu người sau những năm 90 là 127.900 nhân dân tệ. Tổng số nhân khẩu sau những năm 90 là 171,5 triệu người, bình quân nợ đầu người là 127.900 nhân dân tệ, như vậy tổng số tiền nợ chiếm gần 22 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Nền kinh tế bán hàng rong: chết đi sống lại

'圖:2019年居民月收入族群分配表'
Biểu đồ phân phối nhóm thu nhập hàng tháng của người dân năm 2019

Theo số liệu thống kê quốc gia, cả nước có 364 triệu người với mức chuẩn thu nhập hàng tháng từ 1.090 đến 2.000 nhân dân tệ. Quả thật không hề khó hiểu vì sao nền kinh tế hàng rong lại lên ngôi. Thực ra bản thân kinh tế bán hàng rong cũng rất phát đạt ở các quốc gia châu Âu. Nhưng ĐCSTQ thành thạo về thứ kinh tế quảng bá hình ảnh bóng nhoáng cho nên nó cho rằng nền kinh tế hàng rong là một loại biểu hiện mang theo năng lượng tiêu cực.

Trong thời kỳ diễn ra Lưỡng hội, Thủ tướng Quốc hội vì để giải tỏa khó khăn và áp lực cho hình thế kinh tế ảm đạm nên đã không ngớt lời ca ngợi nền kinh tế bán hàng rong là “năng lượng của khói và lửa”, là kế sinh nhai của xã hội, toàn quốc cần phải noi theo, quản lý đô thị khắp nơi đua nhau mời chào dựng các quầy hàng rong trên phố hơn bao giờ hết. Thế nhưng việc tốt diễn ra chưa đầy nửa tháng, kinh tế bán hàng rong đã bị dừng lại. Nguyên nhân là kinh tế bán hàng rong làm mất mỹ quan đô thị, hơn nữa làm tổn hại đến hình tượng quốc gia của ĐCSTQ. Dù cho kinh tế Trung Quốc có xấu đến mức nào thì có hai tiêu chuẩn không thể hạ thấp, một là “thực hiện thành công” mục tiêu kinh tế lớn không có ngoại lệ, hai là cuộc sống của người dân nhất định phải càng ngày càng sung túc. Để cho nền kinh tế hàng rong lên ngôi thì chẳng phải thể hiện ra trạng thái bối rối của suy thoái kinh tế hay sao? Mặt mũi của ĐCSTQ biết giấu đi đâu? Làm sao thu hút được đầu tư nước ngoài?

Nhưng kể ra cũng đáng buồn cười, không lâu sau đó, những quầy hàng rong không đâu ra đâu đã được ĐCSTQ làm cho sống lại. Theo báo cáo ngày 16 tháng 10 của tờ Tân Kinh Báo, Cục Thương mại thành phố Bắc Kinh cùng với 6 ban ngành đã đưa ra “ý kiến công tác liên quan đến hoạt động tạm thời chiếm dụng không gian công cộng để triển khai hoạt động kinh doanh đặc thù trong thời kỳ bình thường hóa phòng chống dịch bệnh”, nó đề xuất thời kỳ bình thường hóa phòng chống dịch, những doanh nghiệp hợp quy cách có thể tạm thời chiếm dụng không gian công cộng trong thời gian và khu vực quy định, hạn chế các chủng loại mặt hàng địa điểm dựng quầy bán.

Theo phân tích của ngoại giới cho thấy, căn bản là nền kinh tế của ĐCSTQ không hề tăng trưởng nhanh chóng chút nào như nó đã tuyên truyền, nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế bán hàng rong cũng giống như thở oxy vậy. Nền kinh tế bán hàng rong đã được sử dụng hai lần trong lịch sử của ĐCSTQ. Lần thứ nhất là vào cuối những năm 70, trí thức thanh niên quay lại thành phố sau khi đi lao động cải tạo, không thể giải quyết vấn đề việc làm kiếm sống cho nên ĐCSTQ đã khuyến khích họ đi bán hàng rong. Lần thứ hai là vào những năm 90 lúc cải cách doanh nghiệp nhà nước, một lượng lớn công nhân thất nghiệp, vì để kiếm sống nuôi gia đình nên đã đi bán hàng rong, ĐCSTQ gọi nền kinh tế hàng rong bằng những từ hoa mỹ như “tự lực cánh sinh”.

Tạo ra giả tướng kinh tế hư giả luôn là màn kịch hay ĐCSTQ nắm trong lòng bàn tay. Lúc Nixon viếng thăm Trung Quốc vào năm 1972, Hội thương nghiệp nhân dân – một tổ chức của ĐCSTQ đã cho trưng bày các mặt hàng thực phẩm và vải vóc khan hiếm trên thị trường, rồi phái “tay trong” thu mua chúng nhằm để tạo ra giả tướng diện mạo thành phố “phồn vinh thịnh vượng”, sau đó những người dân được chỉ định làm “tay trong” phải đem hàng hóa đã mua trả lại vào kho. Hiện nay, ĐCSTQ đã không thể chú ý đến mặt mũi gì nữa, nó bèn để cho nền kinh tế bán hàng rong thay đổi lớp áo, gọi thành “hoạt động kinh doanh đặc thù chiếm dụng không gian công cộng” vội vã lên ngôi. Vậy nó có mang lại hiệu quả không? Có học giả phân tích như sau: Chỉ bất quá là “dỡ bỏ tường phía đông, xây đắp tường phía tây” mà thôi, kéo hàng hóa từ các cửa tiệm ngoài đời thực và các shop bán trên mạng ra ngoài vỉa hè, lợi nhuận được phân bố tuần hoàn nội tại, bởi vì mức thu nhập quyết định mức chi tiêu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/11/3/414589.html

Đăng ngày 06-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share