[MINH HUỆ 07-11-2020] Kể từ khi bước vào tháng 11 cho đến nay, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán càng ngày càng trở nên tệ hơn. Mấy quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Anh v.v. đều tuyên bố đóng cửa. Khoảng cách thời gian xuất hiện dịch bệnh ở Trung Quốc đại lục cũng càng lúc càng ngắn, mật độ càng lúc càng dày đặc, phạm vi các tỉnh thành bị ảnh hưởng cũng càng lúc càng rộng. Gần đây, dịch bệnh liên tục xuất hiện ở Tân Cương, Thanh Đảo, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang, Hà Nam v.v. Ngoài ra, số người nhiễm bệnh không có triệu chứng cũng tăng vọt.

Vậy thì dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào? Theo phán đoán từ cơ quan y tế cho biết, viêm phổi corona sẽ không giống với dịch SARS năm 2003 bỗng nhiên biến mất, mà nó sẽ còn tiếp tục diễn ra nhiều lần trong năm, và tác dụng của vắc-xin không lạc quan cho lắm.

Vậy không lẽ nhân loại chỉ còn cách ngồi chờ cho tới khi dịch bệnh hoành hành, rồi đến một lúc nào đó nó lại bỗng dưng biến mất ư?

Rốt cuộc thế giới này đã xảy ra chuyện gì vậy? Chúng ta có thể nào có cách làm tốt hơn không?

Sự trùng hợp thứ nhất: Tỷ lệ đối chiếu về dịch bệnh ở các tiểu bang tại Mỹ và mối quan hệ với Trung Cộng

Đến đầu tháng 11, do không thể xác nhận số liệu đích thực của Trung Cộng cho nên số liệu ghi nhận về dịch bệnh cao nhất vẫn là nước Mỹ với hơn 9,9 triệu ca. Nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ lưỡng tình huống dịch bệnh khác nhau ở các tiểu bang tại Mỹ thì sẽ phát hiện ra một hiện tượng như sau.

Mạng thống kê toàn cầu Worldometer.com được thành lập ở Mỹ đã tiến hành sắp xếp thứ hạng theo số người nhiễm bệnh viêm phổi corona chủng mới tại 50 tiểu bang ở Mỹ. Các tiểu bang như Texas, New York, California, New Jersey v.v. đều là những khu vực hứng chịu tai ương nghiêm trọng.

Không chỉ như vậy, vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, Viện nghiên cứu Dân Trí của Trung Cộng có quan hệ hợp tác với trường đại học Thanh Hoa đã từng phát biểu bài báo cáo nặng ký có tiêu đề là “Cái nhìn toàn cảnh về thái độ của các tiểu bang ở Mỹ đối với Trung Quốc”, trong báo cáo này đã tiến hành phân loại thái độ của các Thống đốc ở 50 tiểu bang tại Mỹ đối với Trung Cộng, tiến hành xếp hạng theo GDP, tổng sản lượng mậu dịch của các tiểu bang, ngoài ra nó còn sắp xếp thứ hạng 10 tiểu bang dẫn đầu và 10 tiểu bang dẫn chót về kim ngạch mậu dịch với Trung Cộng.

Lúc đối chiếu kết quả xếp hạng này với thứ tự xếp hạng dịch bệnh ở các tiểu bang, có một điều khiến cho người ta kinh ngạc hơn hết chính là hai thứ tự xếp hạng này có tính nhất quán khá cao: Dữ liệu của Worldometer.com cho thấy, trong số 10 tiểu bang bị nhiễm virus Trung Cộng nghiêm trọng nhất có đến 7 tiểu bang nằm trong danh sách 10 tiểu bang dẫn đầu về kim ngạch mậu dịch với Trung Cộng đã được nêu ra trong bài báo cáo của Viện nghiên cứu Dân Trí của Trung Cộng.

Cũng nói là, những địa khu bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) nghiêm trọng ở Mỹ đều là các tiểu bang có hoạt động thương mại mật thiết với Trung Cộng; ngược lại, các tiểu bang không có mối quan hệ thân thiết gần gũi với Trung Cộng đều khá là may mắn trong hiểm họa dịch bệnh lần này.

Bảng 1: 10 tiểu bang dẫn đầu về tổng sản lượng mậu dịch với Trung Cộng trong báo cáo của Viện nghiên cứu Dân Trí.

'(网络截图)'
(Ảnh tải trên mạng)

Bảng 2: 10 tiểu bang có mức độ nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất ở Mỹ trên mạng Worldometer.com tính đến hết ngày 6 tháng 11 (chưa bao gồm các địa khu).

'(Worldometer.com网站)'
(Mạng Worldometer.com)

Dữ liệu của mạng Worldometer.com cho thấy, trong số 10 tiểu bang bị nhiễm virus Trung Cộng nghiêm trọng nhất có đến 7 tiểu bang (chỗ khoanh màu đỏ trong bảng 2) nằm trong danh sách 10 tiểu bang dẫn đầu về kim ngạch mậu dịch với Trung Cộng được nhắc đến trong báo cáo của Viện nghiên cứu Dân Trí.

Mục đích Trung Cộng cho đăng bài báo cáo “Cái nhìn toàn cảnh về thái độ của các tiểu bang ở Mỹ đối với Trung Quốc“ là nhằm để gây nhiễu loạn cho Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ. Trung Cộng muốn công khai mối quan hệ phân biệt đối xử và mở ra con đường lợi ích đối với từng tiểu bang tại Mỹ, thế nhưng nó lại vô ý trở thành bảng phân bố số liệu dịch bệnh đang giáng xuống trước mắt.

Các tiểu bang cánh tả ở hai bờ Đông và Tây của Mỹ như New York, California v.v. Là những nơi có tình huống dịch bệnh nghiêm trọng nhất. New York trở thành “Vũ Hán” tại Mỹ cũng không phải là vô duyên vô cớ. New York là đô thị lớn nhất trên thế giới, là trung tâm tài chính, thương nghiệp, văn hóa và truyền thông toàn cầu, đó cũng là nơi đặt trụ sở chính của Liên Hợp Quốc. Trung Cộng xâm nhập vào New York thể hiện ở đủ mọi phương diện. Phố Walls và thị trường tài chính Mỹ đã tiếp lượng lớn máu cho Trung Cộng; uy tín và danh dự của Liên Hợp Quốc bị Trung Cộng bắt cóc, những tổ chức như WHO v.v. Cũng bị kiểm soát; tầng lớp chính khách chủ chốt và tầng lớp quý tộc nơi đây chọn đứng cùng phe ủng hộ Trung Cộng; các kênh truyền thông Trung Cộng ở New York gần như giống với ở Bắc Kinh và Thượng Hải, tự tung tự tác không chút kiêng nể gì.

California là tiểu bang dẫn đầu tại Mỹ về nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, tính đến hết mùa hè năm 2017, California đã thu hút đầu tư Trung Quốc lên đến 26 tỷ đô la Mỹ và tiếp nhận gần 600 doanh nghiệp đầu tư từ Trung Quốc. So với bất kỳ tiểu bang nào ở Mỹ thì California là nơi tiếp nhận đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn cả. California gần như đã trở thành sân chơi cho các “doanh nghiệp chủ nghĩa xã hội” của Trung Cộng.

Các tiểu bang bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán nặng nhất và nhẹ nhất hiển nhiên sẽ lần lượt tương hợp với 7 tiểu bang trong số 10 tiểu bang dẫn đầu và 10 tiểu bang dẫn chót trong danh sách đầu tư mậu dịch với Trung Cộng. Vậy lẽ nào sự việc này chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi sao?

Sự trùng hợp thứ hai: Tại sao Thụy Điển lại khác biệt?

WHO và Mỹ đều biểu thị mối quan tâm to lớn đến tình huống dịch bệnh của Thụy Điển.

Thụy Điển không hề lựa chọn biện pháp phong tỏa toàn diện, vào lúc dịch bệnh ở nhiều nước khác tại châu Âu đang tăng lên thì số ca nhiễm bệnh mới và số ca tử vong ở Thụy Điển lại có xu hướng giảm.

Thụy Điển là quốc gia cho đến hiện nay không đưa ra yêu cầu gì, thậm chí là không khuyến nghị đeo khẩu trang.

Dựa trên dữ liệu thống kê thế giới (Our World in Data) của trường đại học Oxford cho thấy, kể từ sau khi bước vào tháng 9, tỷ lệ kiểm tra dương tính với virus corona của Thụy Điển về cơ bản vẫn giữ vững khoảng 1%, đây là tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận kể từ sau khi bùng phát dịch bệnh.

Trong ấn tượng của mỗi người chúng ta, Thụy Điển từng là quốc gia du nhập hàng loạt chính sách phúc lợi cao của chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, vào thời những năm 90, Đảng Dân chủ Xã hội nắm quyền trong thời gian dài đã nhìn thấy mặt không tốt của phúc lợi chủ nghĩa xã hội và bắt đầu tiến hành cải cách nó.

Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Thụy Điển đã tổ chức hội nghị bàn luận công khai kịch liệt giữa liên minh cánh tả nắm quyền (phe đề xướng phúc lợi chủ nghĩa xã hội cao) và phe bảo thủ đối lập (phe vứt bỏ phúc lợi xã hội chủ nghĩa cao). Sau khi buổi nghị luận kết thúc, một nghìn người đã tiếp nhận cuộc điều tra dân ý, kết quả là 24% số người cho rằng phe bảo thủ chiến thắng trong cuộc nghị luận, 23% số người cho rằng Đảng Dân chủ Xã hội giành được chiến thắng, 18% số người cho rằng hai phe bất phân thắng bại, và 36% còn lại trả lời là “không biết”. Tuy là kết quả này không đại biểu cho xu hướng ủng hộ bầu cử nhưng so với tỷ lệ phiếu bầu là 48,6 % cho liên minh phe cánh tả và 25% cho đảng bảo thủ trong cuộc Tổng tuyển cử vào năm 1995 mà nói, động thái Thụy Điển vứt bỏ chủ nghĩa xã hội càng ngày càng được nhiều người chấp nhận.

Năm 2010, tổng số tiền bồi thường phúc lợi cho thương tích trong lao động, thất nghiệp, bệnh tật chỉ bằng một nửa so với năm 1975. Tại Thụy Điển, phúc lợi về bệnh tật của công nhân trong ngành công nghiệp chế tạo kể từ năm 2005 đến năm 2010 giảm 5% mỗi năm. Nhật báo ở Thụy Điển đã đăng bài viết về việc Thụy Điển đang dần vứt bỏ “mô hình Thụy Điển” tiếng tăm vang xa.

Ủy ban Cố vấn kinh tế Nhà Trắng đã chỉ ra trong “Báo cáo kinh tế của Tổng thống năm 2019” đệ trình lên Quốc hội vào tháng 4 năm 2019, nếu như nói Venezuela đi theo chủ nghĩa xã hội khiến cho từ một gia đình giàu có trở nên bần cùng chỉ trong một thời gian ngắn thì sự thành công của mô hình kinh tế Bắc Âu vừa khớp là họ lựa chọn con đường vứt bỏ chủ nghĩa xã hội nên mới bảo trì được sức sống.

Trong vòng một năm qua, Thụy Điển đã phát sinh những chuyện gì? Thụy Điển của 15 năm trước là nơi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên ở châu Âu, giờ đây lại là quốc gia đầu tiên ở châu Âu “xóa sổ” Viện Khổng Tử trong vùng lãnh thổ. Thụy Điển giữ vững thái độ kiên định, không mảy may bị mua chuộc bởi ngoại giao “chiến lang” của Trung Cộng. Thụy Điển đã từng có 116 thành phố thiết lập quan hệ hữu hảo với Trung Quốc đại lục, hiện nay đã có gần 100 thành phố vứt bỏ mối quan hệ hợp tác này.

Trong dịch bệnh lần này, kênh truyền thông chính phủ của Trung Cộng đã nhiều lần công kích cách xử lý dịch bệnh của Thụy Điển, gọi cách làm của nước này kiểu “đầu hàng”. Tuy thế, Thụy Điển từ đầu đến cuối chưa từng bắt chước cách làm phong tỏa thành phố và đeo khẩu trang của Trung Cộng.

Nửa cuối năm nay, sau khi Trung Cộng cưỡng chế Luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu biểu đạt thái độ phản đối. Theo báo cáo ngày 1 tháng 6 năm 2020 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), 17 nghị viên Quốc hội Thụy Điển đã ký tên vào bức thư của cựu Thống đốc Hồng Kông Christopher Francis Patten để công khai chỉ trích Trung Cộng.

Trong lúc các quốc gia châu Âu khác vẫn còn lưỡng lự bứt phá, dè chừng ngó trước ngó sau thì Thụy Điển đã dám dũng cảm bước ra.

Tính đến hết cuối tháng 10, tổng số người được xác nhận nhiễm bệnh ở Pháp đã vượt quá 1,1 triệu người, vượt lên dẫn đầu châu Âu và đứng thứ 5 trên toàn thế giới. Đến đầu tháng 11, Pháp lại phong tỏa thành phố nghiêm ngặt khiến cho thế giới kinh ngạc thốt lên rằng làn sóng dịch bệnh thứ hai đã tới.

Pháp là quốc gia vẫn đang dừng bước ở giai đoạn quan sát hơi hướng đối với Trung Cộng ở một số lĩnh vực công nghệ cao, thậm chí là lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia. Ví như, một đoạn thời gian trước đây, Tổng thống Macron vẫn biểu thị thái độ không bài trừ bất cứ công ty nào tham gia vào kiến thiết mạng 5G ở Pháp, bao gồm cả Huawei.

Dịch bệnh ở những quốc gia châu Âu thân cộng thường là rất nghiêm trọng. Ví dụ như, nước Ý là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu ký kết “một vành đai, một con đường” với Trung Cộng, và cũng trở thành quốc gia đầu tiên bùng phát dịch bệnh nặng nề ở châu Âu; Thủ tướng Tây Ban Nha ủng hộ “một vành đai, một con đường” và lựa chọn Huawei làm doanh nghiệp hạch tâm cung cấp 5G cho nước này dẫn đến dịch bệnh ở Tây Ban Nha cũng hết sức thảm trọng; chủ nghĩa cộng sản cuồng vọng bên trong lòng Ấn Độ, số lượng đảng viên gần 2 triệu người, chính phủ Ấn Độ nhiều lần qua lại mật thiết về lợi ích với Trung Cộng trong thời gian dài, mấy năm trước còn tham gia vào kế hoạch “con ngựa thành Troy” Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) của Trung Cộng, cho nên Ấn Độ cũng bị ngụp lặn trong virus Trung Cộng …

Sự trùng hợp thứ ba: Đài Loan không có ca nhiễm bệnh nào trong vòng 200 ngày

Kể từ ngày 13 tháng 4 năm nay cho đến hiện tại, Đài Loan đã giữ vững trong 200 ngày liên tiếp không có ghi nhận về ca lây nhiễm virus corona (virus Trung Cộng) nào ở đất nước này.

Theo báo cáo của VOA, lần cuối cùng Đài Loan báo cáo về ca nhiễm bệnh ở đất nước này là ngày 12 tháng 4 năm nay, điều này hoàn toàn khiến cho toàn thế giới ngưỡng mộ khôn nguôi.

Kể từ khi dịch bệnh corona (virus Trung Cộng) hoành hành đến nay, Đài Loan chỉ có tổng cộng 553 ca nhiễm bệnh và 7 ca tử vong.

Ông Peter Collignon, giáo sư miễn dịch học tại Bệnh viện Đại học quốc gia Úc cho biết: “Đài Loan là quốc gia duy nhất có thể loại bỏ sự lây nhiễm cộng đồng của COVID-19 cho đến hiện nay.” Ông nói tiếp: “Đây có thể là thành tích tốt nhất trên phạm vi toàn thế giới để lại cho nhân loại ấn tượng sâu sắc.”

Đài Loan, Hồng Kông có thể kháng dịch thành công, nói đơn giản thì có mấy nguyên nhân như sau: thứ nhất là họ không tin Trung Cộng, thứ hai là không tin vào WHO, và thứ ba là sớm đóng cửa khẩu nhập cảnh.

Chính xác là vào lúc cục diện tình thế thay đổi kể từ Luật Dẫn độ năm 2019 ở Hồng Kông, Đài Loan đã thức tỉnh từ trong huyễn tưởng và sự ỷ lại kinh tế vào Trung Cộng, “phản cộng” đã trở thành tiếng nói và lựa chọn từ trong tâm của hết thảy cộng đồng người dân Đài Loan, sự đồng lòng này gần như chạm đến mức cao nhất chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

Sự trùng hợp thứ tư: Hai ngày 23 tháng 1

Ngày 23 tháng 1 năm 2020 là ngày tuyên bố phong tỏa thành phố do mất kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán. Từ cuối tháng 12 năm 2019, cũng tức là thời điểm phát hiện dịch bệnh, Trung Cộng vẫn che giấu tin tức, thậm chí nó còn bắt bớ nhân viên y tế phơi bày sự thật về dịch bệnh dưới danh nghĩa tung tin đồn thất thiệt khiến cho dịch bệnh hoành hành khắp nơi đến mức không thể che giấu được nữa, cho nên nó mới tuyên bố phong tỏa thành phố vào ngày 23 tháng 1.

Quay trở lại 20 năm về trước, vào cùng một ngày 23 tháng 1 năm 2001 đã phát sinh một sự kiện chấn động cả thế giới, đó là “vụ dàn dựng tự thiêu Thiên An Môn”. Tập đoàn Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công kể từ năm 1999, dưới tình huống nhiều người dân nghi ngờ và chính phủ ở các địa phương không mấy tích cực tham gia bức hại, Giang Trạch Dân đã chỉ thị tự biên tự diễn ra vụ lừa đảo thế kỷ – sự kiện “dàn dựng tự thiêu Thiên An Môn”. Quảng trường Thiên An Môn không có bình cứu hỏa, cảnh sát cũng không bao giờ mang bình cứu hỏa đi tuần tra thì thử hỏi làm sao có thể chuẩn bị vài chục bình cứu hỏa và chăn dập lửa chỉ trong vòng vài phút đồng hồ cho được? Những người có hiểu biết và biết phân tích liền có thể nhìn rõ lỗ hổng bên trong màn kịch này. Thế nhưng, một khi những thước phim bi thảm và hoang đường như vậy được trình chiếu thì đã kích động cảm xúc phẫn nộ trong lòng dân chúng đến mức mất kiểm soát, có rất nhiều người đã vứt bỏ ra khỏi đầu toàn bộ những nhận định của bản thân trước kia về sự thần kỳ của Pháp Luân Công cũng như những biểu hiện thiện lương và tốt đẹp của học viên Pháp Luân Công.

Chiếc kim đồng hồ của lịch sử quả là không sai một ly một tý, vào cùng một ngày 20 năm trước và 20 năm sau, từ hoang ngôn lừa dối thế gian “vụ dàn dựng tự thiêu Thiên An Môn” đầu năm 2001 cho đến “phong tỏa thành phố Vũ Hán” khi dịch bệnh hoành hành vào năm 2020, lời nói dối đã đi từ điểm khởi đầu cho đến điểm kết thúc. Có một điều gọi là “người tính không bằng Trời tính”, 20 năm qua bản chất nói dối của Trung Cộng vẫn không hề thay đổi, sự trùng hợp của thời gian phải chăng đang muốn nói với con người rằng đã đến lúc thức tỉnh từ trong những lời dối trá của ma quỷ!

Cuộc bức hại tín đồ Cơ Đốc trong lịch sử đã dẫn đến dịch bệnh Cái chết đen ở châu Âu. Ông Trời giáng xuống ôn dịch, hàng chục triệu người đã bỏ mạng trong dịch bệnh. Trong lịch sử của Trung Quốc, Phật Pháp đã từng gặp phải kiếp nạn diệt Phật “tam vũ nhất tông”, phàm đối với những kẻ phát động diệt Phật thì đều phải gặp thống khổ trong báo ứng mà bỏ mạng. Kể từ năm 1999, bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Đại Pháp và đàn áp quy mô lớn đối với người tu luyện Phật Pháp chẳng lẽ lại không có chuyện gì xảy ra sao?

Sự trùng hợp thứ năm: Thời gian và địa điểm của dự ngôn “Lưu Bá Ôn bia ký”

Trên mạng internet ở Trung Quốc đại lục, mọi người ca ngợi không ngớt về “Lưu Bá Ôn bia ký” trên núi Thái Bạch ở tỉnh Thiểm Tây; toàn văn của dự ngôn có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên Baidu. Một cư dân mạng sau khi xem xong liền nói: Dự ngôn này xác thực là viết theo tình huống hiện thực. Bởi vì trí huệ trong lời dự ngôn này xác thực là đáng để người ta phải suy ngẫm.

Trong “Lưu Bá Ôn bia ký”, không những đã chỉ ra sẽ có nạn lớn phát sinh vào năm Heo – Chuột (2019 – 2020), mà nó còn là một trận ôn dịch xảy ra vào mùa đông.

Bia ký viết như sau:

“Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đãn khán cửu đông thập nguyệt gian.” (Nếu hỏi ôn dịch khi nào xuất hiện, nên xem từ tháng 9 đến tháng 10 mùa Đông)

“Cửu sầu thi thể vô nhân kiểm, thập sầu nan quá trư thử niên.” (Nỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm, nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi Tý)

Đối với phạm vi tai ương dịch bệnh, bia ký có viết như sau: “Tam sầu Hồ Quảng tao đại nan, tứ sầu các tỉnh khởi lang yên.” (Nỗi lo thứ ba là Hồ Quảng gặp đại nạn, nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giã) Dịch bệnh sẽ xảy ra đầu tiên ở “Hồ Quảng”, sau đó sẽ lan ra khắp các tỉnh trên toàn quốc, trong thời kỳ dịch bệnh “thiên hạ loạn phân phân” (thiên hạ loạn khắp nơi), vì để đối phó với dịch bệnh thì đi đến đâu bầu không khí cũng khẩn trương, tựa như khắp nơi đều có “giặc giã”.

Trong lịch sử lúc cần phát sinh đại sự, có rất nhiều tiên tri, tiên giác và bậc cao nhân sẽ thông qua quan sát thiên tượng mà có thể dự báo biết trước tương lai, và họ sẽ khéo léo sử dụng ngôn ngữ đặc thù để ghi chép lại, giống như Gia Cát Lượng viết lại “Mã Tiền Khóa”, Thiệu Ung viết lại “Mai Hoa Thi”, Lưu Bá Ôn viết lại “Thiêu Bính Ca” v.v.

Khi con người đối chiếu những sự tình đã xảy ra với những lời dự ngôn nổi tiếng này, chúng ta sẽ phát hiện chúng đều có sự tương hợp rất cao, và những dự ngôn này cũng càng ngày càng thu hút sự quan tâm của thế nhân.

“Lưu Bá Ôn bia ký” phải chăng là thượng thiên mượn lời bậc trí giả để điểm hóa cho nhân loại hiểu rõ nguyên nhân của thảm họa và phương pháp tránh khỏi đại dịch?

Bên trên đã nêu ra một sự trùng hợp nữa, cái này chẳng lẽ là ngẫu nhiên sao? Hay nó là “ông Trời có đức hiếu sinh” đang chỉ đường dẫn lối cho những người thiện lương trên thế gian?

Làn sóng dịch bệnh lần thứ hai sẽ như thế nào?

Mấy ngày gần đây, dịch bệnh liên tục xuất hiện ở Tân Cương, Thanh Đảo, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang.

Trương Bá Lễ, hiệu trưởng trường đại học Y học cổ truyền ở Thiên Tân cho biết virus Trung Cộng đã phát sinh đột biến, tính lây nhiễm tăng mạnh, những người nhiễm bệnh không có triệu chứng càng lúc càng nhiều, làn sóng dịch bệnh lần thứ hai vào mùa đông năm nay có thể sẽ bùng phát lớn hơn.

Đoạn phim video cho thấy vào cùng một ngày 28, trên mạng truyền tải về việc phong tỏa thôn làng ở trấn Cự Tự, huyện Văn Thành, Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.

Ngày 28 tháng 10, xuất hiện 1 ca nhiễm bệnh không có triệu chứng ở huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Cơ quan chính phủ huyện Bộc Dương thông báo có 2 người khác tiếp xúc gần với người bệnh tại huyện khác, hiện đang trong quá trình xét nghiệm.

Ngày 29 tháng 10, phát hiện 1 ca dương tính trở lại ở thành phố Quý Khê, tỉnh Giang Tây.

Ngày 30 tháng 10, trên mạng truyền đi tin tức là quán rượu quốc tế Jinyuan Zhangfei tại thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên bị cảnh sát phong tỏa, nhân viên phòng dịch được phái đến từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh địa phương đã tiến hành xét nghiệm cho các nhân viên bên trong quán rượu.

Đoạn phim video đăng tải trên mạng cho biết vào ngày 31 tháng 10, có nhân viên công tác mặc trang phục bảo hộ phòng dịch tại khu nhà ở nào đó ở thành phố Quý Khê đăng ký xét nghiệm, có 1 khu nhà ở bị phong tỏa, có người nhiễm bệnh bị đưa đến Bệnh viện nhân dân thành phố Quý Khê tiến hành cách ly chữa trị. Theo tin tức từ cư dân mạng cho biết, khu phía nam xưởng luyện kim thành phố Quý Khê đã bị xác nhận nhiễm bệnh.

Cùng ngày 31 tháng 10, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh ở thành phố Bá Châu, tỉnh Hà Bắc phát đi thông báo tìm gấp 2 nhân viên tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh không có triệu chứng.

Lúc bác sỹ Trương Văn Hồng ở Thượng Hải trả lời phỏng vấn với kênh truyền thông đại lục, ông cho biết: “Mức độ gia tăng của làn sóng dịch bệnh lần thứ hai sẽ cao hơn so với lần thứ nhất. Mùa đông năm nay, Trung Quốc xuất hiện làn sóng dịch bệnh lần thứ hai là điều tất nhiên.” Ông ấy cũng nói: “Sẽ có 80% người mắc bệnh không có triệu chứng, việc này sẽ hết sức đáng sợ.”

Thần tích giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Làn sóng dịch bệnh lần thứ hai sẽ như thế nào, mọi người không thể nào biết được tin tức chuẩn xác, đặc biệt là dưới sự phong tỏa nghiêm mật của Trung Cộng thì càng khó biết được sự thật là rốt cuộc Vũ Hán có bao nhiêu người đã bỏ mạng trong dịch bệnh, cho đến tận bây giờ con số này vẫn là mê. Chúng ta không có cách nào để kiểm soát sự tình bên ngoài, điều chúng ta có thể nắm vững duy chỉ có nội tâm của bản thân mình. Sự thức tỉnh từ trong tâm linh mới là chốn trở về thật sự của mỗi người.

Tiến sỹ Đổng Vũ Hồng, chuyên gia y học cao cấp đến từ Thụy Sỹ đã tiến hành làm nghiên cứu phân tích đối với 36 người bị nhiễm bệnh đến từ khắp nơi trên thế giới. Những bệnh nhân này đến từ Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Nhật Bản, người trẻ tuổi và lớn tuổi đều có, ngoài ra phần lớn những bệnh nhân đến từ những nơi ngoài Trung Quốc đều đã cung cấp tên họ thật của mình trong nghiên cứu này.

Sau nghiên cứu đã phát hiện những người này sau khi thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thì tỷ lệ cải thiện triệu chứng bệnh trên tổng thể lên đến 100%, trong số đó có 26 ca hoàn toàn hồi phục (chiếm 72%), 10 ca có tình trạng bệnh cải thiện (chiếm 28%). Ngoài ra, thời gian trung bình có cải thiện về tình trạng bệnh từ lúc bắt đầu niệm chín chữ chân ngôn chỉ mất có 1 ngày, và thời gian trung bình để khỏi hoàn toàn chỉ mất có 3 ngày.

Thần tích về chín chữ chân ngôn sớm đã được nhắc đến trong “Lưu Bá Ôn bia ký” dưới hình thức chơi chữ.

Ở phần cuối cùng trong bia ký, Lưu Bá Ôn đã dùng cách chiết tự để nói với thế nhân ba chữ đáng giá nghìn vàng như sau.

“Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu, tam điểm gia nhất câu, bát vương nhị thập khẩu, nhân nhân hỉ tiếu, cá cá bình an.” (Bảy người đi một đường, dẫn dụ tiến vào cửa, ba chấm thêm móc câu, tám vua hai mươi miệng, người người cười vui, người người bình an.)

“Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu”: chính là chữ 眞 (Chân) (cách viết cổ của chữ 真). Phần trên của chữ 眞 (Chân) là chữ 七 (thất), phần dưới là chữ 人 (nhân) kết hợp với chữ一 (nhất); chữ 弓 (cung) trong chữ 引 (dẫn) đưa vào bên trong chữ 口 (khẩu) tạo thành chữ 目 (mục), bộ 一 (nhất) đứng trong chữ 引 (dẫn) được di chuyển về phía bên trái, đồng thời kết hợp với chữ 目 (mục) tạo thành phần giữa trong chữ 眞 (Chân).

“Bát vương nhị thập khẩu”: chính là chữ 善 (Thiện). Theo thứ tự từ trên xuống dưới gồm chữ 八 (lộn ngược), 王 (vương), 廿 (chấp) và 口 (khẩu) hợp thành chữ 善 (Thiện).

“Tam điểm gia nhất câu”: chính là chữ 忍 (Nhẫn). Ở đây là “ba chấm gắn vào một chữ 勾 (câu)”, tức là một chấm gắn vào bộ 刀 (đao) nằm phía bên trên trong chữ 勾 (câu) tạo thành chữ刃 (nhẫn), hai chấm còn lại gắn vào bộ厶 (khư) nằm bên dưới trong chữ 勾 (câu) tạo thành chữ心 (tâm), sau đó kết hợp chữ刃 ở trên và chữ心 ở dưới tạo thành chữ 忍 (Nhẫn).

Ba chữ này chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Văn tự Trung Quốc quả là ẩn tàng trí huệ vô biên, lưu lại cho thế hệ sau một manh mối để tìm ra thiên cơ chân chính quay về với đạo Trời. Nếu như thế nhân hữu duyên có thể liễu giải “chân ngôn” mà bia ký nêu ra thì sẽ nhìn thấy được “người người cười vui, người người bình an” được ghi ở phía cuối bia ký.

Trong bia ký có viết: “Hành thiện chi nhân đắc nhất kiến, tác ác chi nhân bất đắc quan, thế thượng hữu nhân hành đại thiện, tao liễu thử kiếp bất thượng toán.” (Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem, trên đời có người làm việc Đại Thiện, gặp phải kiếp này không được tính)

Đương trong lúc tai nạn như thế này mà vẫn có người làm việc đại thiện truyền đi phúc âm, họ không ngại gian khổ, không sợ rủi ro để nói với mọi người trọng đức hành thiện, chỉ cần chân tâm thành ý thì thượng thiên sẽ hóa giải tai họa cho. Nếu như có người nói với bạn phương pháp để tránh khỏi tai họa trong dịch bệnh thì bạn nhất định không được tùy ý cự tuyệt mà bỏ lỡ mất cơ hội được cứu độ.

Tại thời khắc lịch sử quan trọng này, một người bởi vì quan niệm vô Thần luận của mình mà không tin vào Thần Phật thì sẽ mất đi cơ hội được đắc cứu, đó mới là sự việc hết sức đáng tiếc, cũng chính là “không được tính” như trong bia ký đã nhắc đến.

Kể từ tháng 1 năm 2020 đến nay, có nhiều ví dụ về người nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán sau khi thành tâm niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thì bệnh tình thuyên giảm hoặc hồi phục khỏe mạnh đã được đăng tải liên tục. Tuy là không tu luyện nhưng những bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán đã từng bị ma quỷ gõ cửa đột nhiên lại có cơ hội sống một cuộc đời mới.

Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện truyền thống dựa trên đặc tính của vũ trụ là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Trong một báo cáo điều tra sức khỏe của 10 nghìn người vào đầu năm 1998, các học viên phát hiện rằng, tuy là công pháp này không phải vì để chữa bệnh nhưng hiệu quả trừ bệnh khỏe người của Pháp Luân Công đạt đến 98%.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/11/7/414752.html

Đăng ngày 09-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share