[MINH HUỆ 02-10-2010] Trong mười năm xảy ra cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, nhiều giáo viên đã bị phân biệt đối xử, ngược đãi hoặc thậm chí loại bỏ vị trí giảng dạy vì đã từ chối từ bỏ niềm tin của mình. Trong khi đó, nhiều sinh viên tập Pháp Luân Công phải đối mặt với áp lực nặng nề hoặc thậm chí là bị đuổi khỏi trường.

Hai trường hợp bức hại gần đây đã được gửi đến Liên Hợp Quốc bởi Nhóm hoạt động nhân quyền Pháp Luân Công

Trường hợp đầu tiên liên quan đến anh Vu Á Âu, 28 tuổi, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Vườn thực vật Nam Trung Quốc thuộc Học viện khoa học Trung Quốc, người đã bị từ chối không cho bảo vệ luận án tiến sĩ. Đoạn cuối luận án tiến sĩ của anh Vu, tại trang cảm ơn, anh Vu đã viết, “Đầu tiên tôi xin gửi lòng biết ơn Pháp Luân Đại Pháp.” Nhà chức trách tại vườn thực vật sau đó đã cưỡng ép hủy bỏ buổi bảo vệ vấn đáp luận án của anh, dù được lên lịch trước đó là ngày 4 tháng 2 năm 2010.

Theo các quy định của Bộ giáo dục, anh Vu đã gửi lời thanh minh của mình đến nhiều phòng liên quan và các giáo viên, và làm đơn xin được tiếp tục bảo vệ luận án. Nhà chức trách đã không cho anh được tiếp tục buổi bảo vệ của mình. Một viên chức tại Phòng hộ khẩu nhà tại Vườn thực vật đã nói với anh rằng, anh đã bị đuổi khỏi trường, và thẻ đăng ký nhà của anh đã được chuyển về nơi anh ở. Phòng an ninh vườn thực vật đã gọi cho bố anh Vu, gây áp lực ép anh Vu tham dự một khóa tẩy não ở thành phố Quảng Châu.

Một trường hợp khác liên quan đến ông Triệu Tông Nhiên, 45 tuổi, là một giáo viên tiếng anh có kinh nghiệm tại Trường Chiếu Vượng Đài, huyện Phụ Bình, tỉnh Hà Bắc. Vì ông tập Pháp Luân Công, ông đã bị đe dọa và sau đó không được đi dạy nữa. Nhà ông bị lục soát, và ông Triệu bị bắt và bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức.

Khi Thế Vận Hội được tổ chức tại Bắc Kinh năm 2008, toàn bộ nhân viên Trường Chiếu Vượng Đài được lệnh từ Phòng giáo dục huyện để giám sát ông Triệu 24 giờ một ngày. Tháng 7 năm 2008, trường Chiếu Vượng Đài đã gợi ý ông Triệu đề cử vào vị trí cao hơn tại Phòng giáo dục huyện. Khi vợ ông đến Phòng giáo dục huyện để biết thêm thông tin, bà được thông báo rằng ông Triệu có đủ điều kiện để đề cử, nhưng ông không được phép ứng cử vào một vị trí như vậy bởi vì ông tập Pháp Luân Công. Việc từ chối dựa vào một bản ghi nhớ từ cấp cao hơn của chính phủ cũng như quyết định của Phòng ủy ban giáo dục.

Trường Chiếu Vượng Đài đã ngừng trả lương cho ông Triệu trong năm ông Triệu bị giam tại trại lao động cưỡng bức. Khi ông Triệu được thả vào năm 2008, ông được thông báo rằng bậc lương của ông đã bị hạ. Tháng 3 năm 2009, ông Triệu bị cho nghỉ dạy học và làm việc như một lao công tại trường. Tháng 9 năm 2009, ông bị cho thôi việc khỏi trường.

Quyền được giáo dục là quyền cơ bản của con người, còn nhiều giáo viên và sinh viên ở Trung Quốc đang bị đuổi khỏi trường hoặc chấm dứt việc dạy học vì niềm tin của họ vào Pháp Luân Công. Hiện tượng đó phơi bày sự khốc liệt của cuộc bức hại. Asma Jahangir, một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo, trong báo cáo của cô đến Hội đồng nhân quyền phiên số 7 (xin xem A/HRC/7/10/phụ lục 1, đoạn 32) nói rằng cô “nhắc lại lời đánh giá của người tiền nhiệm rằng, ngoài những cách thức hợp pháp để chống lại nhiều hành vi có hại, ‘chính quyền hay bất kì nhóm nào hoặc cộng đồng đều không có quyền là người bảo vệ lương tâm, khuyến khích, lừa bịp hay chỉ trích hoặc kết tội bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào” (xin xem E/CN.4/1997/91, đoạn 99). Báo cáo viên đặc biệt phát biểu thêm, “Tương tự, khi thảo luận kỹ lưỡng về Điều 22, thành viên Ủy ban nhân quyền Rosalyn Higgins đã ‘kiên quyết phản đối ý kiến rằng Chính phủ có toàn quyền quyết định đâu là tín ngưỡng tôn giáo xác thực, đâu không phải tôn giáo. Nội dung của một tín ngưỡng phải được định nghĩa bởi bản thân những tín đồ; như là sự biểu thị, Điều 18, đoạn 3, hiện hữu để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền của những người khác” (CCPR/C/SR.1166, đoạn 48). Cô Jahangir nói rằng cô rất “lo ngại về việc học viên Pháp Luân Công phải tiếp tục chịu đựng các hành vi bạo lực xâm phạm tự do tín ngưỡng” (xin xem E/CN.4/2005/61, đoạn 37-38; E/CN.4/2006/5/Phụ lục 1, đoạn 109; A/HRC/4/21/Phụ lục 1, đoạn 88).


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/2/230465.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/12/120583.html
Đăng ngày 10-12-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share