Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam

[MINH HUỆ 26-9-2010] Bà Lý Niên Xuân, 70 tuổi, là một quản lý về hưu của Công ty thương mại và xuất khẩu quận Quân Sơn tại thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, bà là nạn nhân của nhiều hình thức bức hại. Gần đây nhất bà phải chịu bảy năm tù tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam.

Bà Lý đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 17 tháng 10 năm 1999, và đứng cùng với các học viên khác từ thành phố Nhạc Dương. Một người trong các học viên mà bị công an gạt đã tố cáo nhóm, gây nên cuộc bắt giữ họ.

Dư Chí Hòa và Triệu Văn Hoa từ Đội công an quận Quân Sơn đã đến Bắc Kinh để bắt bà và tịch thu 400 nhân dân tệ tiền mặt của bà. Sau khi mang bà trở lại Nhạc Dương, họ đã giam giữ bà tại Trại giam Hoa Dung. Họ đã không thả bà ra cho đến khi bà ở trong tình trạng nguy hiểm vì tuyệt thực. Hơn nữa, họ đã tống tiền 3 000 nhân dân tệ từ chồng bà và rút 4 000 nhân dân tệ từ tài khoản lương của bà.

Hơn 20 học viên gồm cả bà Lý Niên Xuân đang tập Pháp Luân Công bên ngoài một tiệm sửa xe ngày 2 tháng 3 năm 2000, thì Giang Nhân Võ và Đặng Hồng Cầu từ Đồn công an Tằng Sơn, cùng với các viên chức từ Phòng 610 Tằng Sơn, đã bắt họ và mang họ đến Trung tâm giáo dục nữ thành phố Nhạc Dương. Không bao lâu sau, bà Lý bị chuyển đến Trại giam thành phố Lâm Tương. Khi bà vừa đến, các lính canh đã lục soát bà và quất bà bằng các tấm bảng tre. Nhìn thấy như vậy, một số tù nhân thậm chí đã khóc, sợ rằng bà có thể bị đánh đến chết. Sau cuộc đánh đập, các lính canh ra lệnh cho người còng tay bà ra sau lưng. Bà tuyệt thực để phản đối và tiếp tục làm sáng tỏ sự thật. Đến lúc các lính canh mở còng tay, chúng đã cắt sâu vào thịt của bà và hai cổ tay bà đang chảy máu. Hai bàn tay bà sưng đến độ bà không thể nắm bàn tay lại. Mười ngày sau, Dư Chí Hòa và Triệu Văn Hoa mang bà trở lại Trung tâm giáo dục nữ thành phố Nhạc Dương, nơi mà các học viên bị giam quyết định cùng nhau tuyệt thực. Các lính canh đành phải thả ra những người ở trong tình trạng nguy hiểm, gồm cả bà Lý. Một lần nữa, công an tại quận Quân Sơn đã tống tiền chồng bà một số tiền lớn, thậm chí đến hôm nay ông không bao giờ tiết lộ cho vợ ông biết số lượng tống tiền trong nhiều năm qua.

Lý Niên Xuân và chồng bà đang đi thăm một người thân vào ngày 17 tháng 5 năm 2000, thì Dư Chí Hòa và Triệu Văn Hoa đã theo dõi bà nơi đó và bắt bà. Họ giam bà tại Trại giam thành phố Nhạc Dương trong hơn 30 ngày. Bà không được thả ra cho đến sau bốn ngày bà tuyệt thực.

Dư Chí Hòa và Triệu Văn Hoa, cũng như Lý Kỳ Lương, Đặng Hồng Cầu, và Giang Nhân Võ, đã xông vào nhà bà vào ngày 10 tháng 10 năm 2000. Họ đã kéo bà suốt từ nơi tầng ba của căn hộ cho đến tầng một và sau đó khiêng bà vào một xe công an. Đêm đó họ giam bà tại Trại giam Hoa Dung. Tổng cộng bảy người, gồm có Dư Chí Hòa, một người họ Lý từ Phòng 610 thành phố Nhạc Dương, và nhiều người khác từ Phòng 610 quận Quân Sơn, đã thẩm vấn bà trong ba ngày và hai đêm. Bà không được phép ngủ và phải ngồi trên ghế đá lạnh trong khi họ ngồi bên cạnh lò sưởi.

Một vài thẩm phán từ Tòa án quận Quân Sơn và Dư Chí Hòa đã thông báo cho bà Lý và học viên bà Lỗ Nguyên Tú vào tháng 3 năm 2001 rằng họ sẽ bị xét xử tại Tòa án quận Quân Sơn. Tuy nhiên, phiên tòa thật sự xảy ra trong một phòng kín tối đen ở một hẻm nhỏ tại Hoa Dung. Họ đã kết án bà Lý bảy năm và gửi bà đến Nhà tù nữ Hồ Nam vào cuối năm 2001. Lính canh Tiết Phương đã còng tay bà và nhốt bà trong phòng biệt giam. Bà không được thả ra cho đến sau tám ngày bà tuyệt thực. Cho đến ngày nay, vẫn còn những vết rõ rệt trên hai bàn tay của bà. Sau đó, Tiết Phương đã giữ bà trong đội kiểm soát nghiêm ngặt trong hơn hai tháng.

Trong khi ở trong tù, bà Lý cũng bị buộc phải lao động nặng với một số lượng công việc gấp 3-4 lần các tù nhân không là học viên.

Trong bảy năm bị giam cầm, Phòng 610 quận Quân Sơn đã ra lệnh cho sở làm của bà ngừng lương của bà và không tăng lương nào cả.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/26/230177.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/6/120460.html
Đăng ngày: 16-11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share