Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-10-2010] Cô Lý Tú Vân ở xã Long Đầu, tỉnh Hắc Long Giang và ông Hà Diệu Đạc ở xã Ngưu Gia, thành phố Ngũ Thường đã bị bắt giam, kết án lao động cưỡng bức và tra tấn dã man.

Cô Lý Tú Vân bị kết án lao động cưỡng bức bất hợp pháp trong khi các con của cô khóc thương cho mẹ.

Cô Lý Tú Vân, 37 tuổi, thôn Mã An, xã Long Đầu, Ngũ Thường, bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998. Tháng 11 năm 2005, cô Lý Tú Vân bị tố giác với chính quyền trong lúc đang phát tài liệu giảng rõ sự thật tại huyện Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, sau đó cô bị nhiều công an ở Đồn công an Bắc Thành bắt giữ. Đồn công an đã tuyển mộ bốn tên tội phạm ở thành phố Trường Xuân đến tra tấn cô Lý. Bọn chúng đấm đá cô, kéo tóc và đập đầu cô vào tường, sau đó bức thực cô bằng mù tạc trong khi cô ngồi trên một cái ghế hổ. Tra tấn dã man kéo dài 24 giờ. Ngày tiếp theo, công an lục soát nhà cô.

Đầu tiên cô Lý bị đưa đến Trại giam Nam Sơn ở huyện Thư Lan, nơi cô bị bắt giam trong một tháng, sau đó là Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân trong một năm. Ngay khi cô đến, cô bị giam trong phòng biệt giam trong ba tháng. Trong lúc bị giam, cô không có đủ thức ăn cho bản thân, không được phép dùng nhà vệ sinh, nói chuyện với những người khác, cũng như không được phép ngủ khi cô không làm đủ chỉ tiêu. Cô bị giam giữ bất hợp pháp trong một năm bảy ngày trước khi được thả.

Không có cơ hội nào để thư kiện về những bất công của vợ, chồng cô đã dẫn cô con gái 8 tuổi và cậu con trai 4 tuổi đi cùng anh đến Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử để yêu cầu trả tự do cho vợ. Hai đứa trẻ đeo một dòng chữ ở ngực, “Con muốn mẹ!” Công an đã kéo họ vào một chiếc xe và đưa họ về nhà.

Ông Hà Diệu Đạc bị kết án lao động bất hợp pháp hai lần, để lại gia đình ly tán sau khi vợ ông bỏ đi

Ông Hà Diệu Đạc, 42 tuổi, ở Đội số 3 thôn Dân Hưng, xã Ngưu Gia, Ngũ Thường. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996, sau đó mọi bệnh của ông, gồm bệnh đột quỵ và đau nửa đầu, đều biến mất. Ông sống theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”, và là một người tốt bụng và thật thà. Mọi người dân trong thôn đều nói ông là một người tốt.

Ông đến Bắc Kinh trước năm 2001 để giải thích sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Ông bị bắt bởi một nhóm công an ở Đồn công an Tiền Môn, những người đã đấm và đá ông. Tối hôm đó, họ đưa ông đến ngoại ô Bắc Kinh và giam ông trong một cái lồng sắt trong bốn ngày. Ông bị đói, và bị rét đến gần nguy kịch. Sau đó, Trần Ba, bí thư ĐCSTQ ở xã Ngưu Gia, Ngũ Thường, cùng với Nhậm Trung, trưởng đồn công an, đã dẫn hai công an đến Bắc Kinh đưa ông về. Ông bị đưa đến thẳng Trại giam số 2 thành phố Ngũ Thường. Một tháng sau, ông bị kết án một năm lao động cưỡng bức, và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia hơn 20 ngày trước khi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử, trưởng đội số 1 trại lao động cưỡng bức Lý Kim Hoa và Dương Kim Đường, phụ trách chính trị, chỉ đạo nhiều tù nhân cưỡng bức ông Hà. Họ ép ông học thuộc điều lệ của trại và viết “ba tuyên bố”. Khi ông Hà từ chối viết, họ tra tấn ông bằng nhiều cách khác nhau, như bị treo lên với hai cổ tay bị còng, buộc phải ngồi trên một cái bàn nhỏ trong thời gian dài, và phải quỳ cho đến nửa đêm. Bất cứ khi nào ông không giữ vững được tư thế tra tấn, ông đều bị đánh. Ông Hà cũng bị buộc xem nhiều băng hình nói xấu Pháp Luân Công. Một ngày, một tù nhân ép ông phải mặc đồng phục nhà tù. Ông từ chối, và người đó đã đánh vào mặt ông cho đến khi ông không nhìn thấy gì.

Một ngày, Thạch Mạo trưởng đội số 4, đã giam ông trong một phòng nhỏ, không cho ông ngủ, và ép ông phải ngồi trên một cái ghế nhỏ hoặc đứng trong một thời gian dài. Một tháng sau, ông bị đưa đến Đội số 5, nơi ông bị tra tấn bằng nhiều cách khác nhau như ngồi xổm, không được dùng nhà vệ sinh, sốc điện, cũng như bị đánh. Ông bị chuyển đi liên tục từ Đội số 4 và Đội số 5. Trong lúc ông bị giam, Nhậm Trung, trưởng Đồn công an, đã tống tiền gia đình ông 7 000 nhân dân tệ.

Ông Hà Diệu Đạc được thả vào năm 2003. Một ngày trong tháng 5 của năm đó, công an từ Đồn công an Ngưu Gia đã xông vào nhà ông và lục soát. Họ lấy đi nhiều đĩa DVD và băng rôn. Bí thư xã Trần Ba và công an Nhậm Trung bắt ông tại công trường xây dựng, sau đó đưa ông đến một trại tẩy não ở xã. Ngũ Thường, Phó Ngạn Xuân, phó Phòng 610 đã sốc điện ông bằng dùi cui điện. Ông bị chấn thương nghiêm trọng đến mức suy sụp.

Một ngày trong lúc công an không canh chừng, ông và một học viên khác đã nhảy từ tầng ba xuống và trốn thoát. Tuy nhiên, ông đã bị thương ở hai chân. Hai học viên đã cung cấp nhà ở cho ông, nhưng sau đó, có người đã thông báo với chính quyền. Nhiều viên chức từ Phòng 610 đã đến bắt ông, nhưng ông đã rời đi. Họ đã phạt tiền mỗi gia đình, những người cho ông ở, 1 000 nhân dân tệ.

Lương Xuân Húc, trưởng Đồn công an Ngưu Gia, Mạc Chấn Sơn, phó Phòng 610, và Chiến Chí Cương, trưởng Đội an ninh quốc gia, dẫn một nhóm người đến nhà ông Hà, sau đó đưa ông đến Trại tẩy não Ngũ Thường vào ngày 17 tháng 4 năm 2005. Ông bị tẩy não trong một tháng, và sau đó bị đưa đến Trại giam số 2, nơi ông bị giam hơn mười ngày. Ông bị giam 15 ngày ở Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia, và sau đó bị đưa đến Trại lao động Trường Lâm Tử sau khi bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Khi bị giam tại trại lao động cưỡng bức, ông bị ép phải lao động nặng nhọc. Khi không hoàn thành chỉ tiêu, ông không được ngủ và có không đủ thức ăn.

Một ngày trong lúc ông Hà đang tập công, vài tù nhân bị kích động bởi lính canh đã đánh ông dã man, khiến cho miệng và mũi ông bị chảy máu. Họ cố ép ông phản bội các đồng tu, hứa rằng nếu ông làm, ông sẽ được giảm một tháng lao động cưỡng bức. Ông đã từ chối, chính quyền đã thêm thời hạn giam của ông một tháng. Ông được thả sau khi bị giam 13 tháng.

Sau khi về nhà, Trương Ba cùng với Đằng Nghiệp, trưởng Đồn công an, thường dẫn nhiều công an đến nhà ông để sách nhiễu. Kết quả là, gia đình ông không có một cuộc sống yên bình. Để trả khoản tống tiền của những công an xấu xa, gia đình ông đã không còn lựa chọn nào là phải bán khu đất mà họ đang sống. Vợ ông đã bỏ đi, vì bà không thể tiếp tục sống như vậy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/1/230408.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/9/120526.html
Đăng ngày 10-12-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share