[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]
Đó là niềm tin của chúng tôi khi sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc hoàn toàn được phơi bày. Cuộc bức hại sẽ đi đến hồi kết, từ lúc thế giới đơn giản là sẽ không còn có thể tha thứ cho nó nữa. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã đi những bước dài để ẩn dấu và che đậy những hành động của họ từ năm 1999 để cho thấy họ cũng tin tưởng vào điều đó.
Cuối cùng, sau đây là một trong hàng loạt phóng sự được viết để phơi bày toàn bộ và ghi chép lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc ở mọi khía cạnh. Chúng tôi xin mời độc giả cùng chúng tôi hàng ngày soát lại dựa vào tháng này vì có nhiều bài báo có tài liệu về tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ trong hơn mười một năm đàn áp Pháp Luân Công.
**************
(1) Chủ tịch Ủy ban Thế Vận Hội Trung Quốc có liên quan đến việc tra tấn:
“‘Trong một ý kiến pháp lý bao quát, Tòa án quận San Francisco (Mỹ) đã xác định vào năm 2004, Lưu Kì chịu trách nhiệm về việc giam giữ bất hợp pháp và tra tấn hai công dân Trung Quốc và xâm phạm tình dục đối với một phụ nữ Pháp ở Trung Quốc. “Các nguyên đơn, những người đại diện bởi Trung tâm Tư pháp và Trách nhiệm giải trình, trình bày bằng chứng cho thấy là thị trưởng, Lưu đã chỉ đạo lực lượng an ninh đàn áp Pháp Luân Công. Ngoài ra, công an dưới sự chỉ huy của ông ta đã bắt giữ những người đi kiện và các học viên Pháp Luân Công khác tại Bắc Kinh, đánh đập họ dã man, lạm dụng tình dục, và tra tấn bằng ‘sốc điện thông qua nhiều cây kim được đặt bên trong [cơ thể].
Để biết thêm thông tin, xin mời vào:
https://centerforinvestigativereporting.org/node/3625
Để biết kết luận của vụ việc và các tài liệu pháp lý liên quan, xin mời vào:
https://www.cja.org/cases/liuqi.shtml
(2) Để chuẩn bị cho Thế Vận Hội, an ninh Trung Quốc được lệnh “đánh mạnh” chống Pháp Luân Công
Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, trong quá trình chuẩn bị cho Thế Vận Hội, cựu bộ trưởng Bộ An ninh công cộng Chu Vĩnh Khang đã phát lệnh trong bối cảnh “tổ chức thành công Đại hội ĐCSTQ (tháng 10 năm 2007) và Thế Vận Hội Bắc Kinh”:
“Chúng ta cần phải đánh mạnh vào những thế lực thù địch trong và ngoài nước, ví dụ như những kẻ theo trường phái li khai dân tộc và “các tổ chức dị giáo” như Pháp Luân Công.” Xem thêm: https://asiapacific.amnesty.org/library/Index/ENGASA170522007?open&of=ENG-2S2
(3) Học viên Pháp Luân Công bị giết chết trong trại giam một cách nhanh chóng hơn và thường xuyên hơn trước kia
Trong vòng ba tháng đầu năm 2008, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã ghi nhận sáu trường hợp học viên đã qua đời trong vòng 16 ngày từ khi bị bắt và một số trường hợp, chỉ trong vòng vài giờ. So sánh với năm 2007, thì phải mất hơn một năm mới có số lượng tương đương với số học viên bị giết trong khoảng thời gian ngắn đó. Trong một số trường hợp mới đây, người nhà có thể đến xem xét thi thể người mất trước khi chôn cất và đều nhận thấy nhiều dấu hiệu của tra tấn bao gồm những vết bầm tím do bị sốc dùi cui điện.
Một trong những nạn nhân nổi bật nhất là Chu Du, 42 tuổi, một nhạc sĩ. Ông đã bị bắt cùng vợ là Hứa Na vào cuối tháng 1 khi đang trên đường về nhà từ một buổi biểu diễn với ban nhạc. Mười một ngày sau khi bị bắt, chính quyền đã thông báo với gia đình ông đến Trung tâm cấp cứu Thanh Hà, nơi họ thấy ông Chu đã qua đời. Ông là một người có sức khỏe tốt trước khi bị bắt, nhưng bệnh viện đã từ chối tiến hành khám nghiệm tử thi. Cô Hứa, được thả vào năm 2006 sau khi bị giam năm năm tù vì tập Pháp Luân Công, hiện cô vẫn bị giam giữ.
Theo Thời báo London, trong bài viết về cái chết của ông Chu:
“Có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi giữa nhiều người yêu âm nhạc trên các trang điện tử Trung Quốc về cái chết của ca sĩ Chu Du, 42 tuổi. “Một tâm hồn đẹp đẽ nữa lại rời bỏ thế giới này”, một người yêu nhạc quẫn trí cảm thán…Ông Chu đã dành được sự mến mộ của các bạn trẻ Trung Quốc vì các giai điệu ballad dân gian êm dịu. Ban nhạc của anh, Xiao Juan và cư dân ở Thung lũng, đã cho ra đời thành công hai đĩa CD, và đã xuất hiện trên kênh TV Phượng Hoàng. Để biết thêm thông tin về số lượng người chết tăng nhanh trong thời gian đó: https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9518
Về bài viết của Thời báo London về cái chết của ông Chu Du, xin xem: https://www.timesonline.co.uk/tol/news/world/asia/china/article3779899.ece
(4) Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc đã bị bắt giam để “chuẩn bị” cho Thế Vận Hội.
Theo mệnh lệnh giống như của Chu Vĩnh Khang (xem phần 2), các ban ngành an ninh Trung Quốc đã tiến hành những cuộc bắt giữ trên phạm vi rộng những người theo Pháp Luân Công trên khắp Trung Quôc trong vài tháng khi các nhà chức trách đẩy nhanh nỗ lực ‘dập tắt” môn tập luyện này trước thềm Thế Vận Hội vào tháng 8.
Từ tháng 1, FDIC đã liên tục nhận các báo cáo từ các học viên và gia đình của họ ở Trung Quốc vì việc từng nhà một bị lục soát và bắt giữ. Theo số liệu từ các báo cáo này, có khoảng 2000 người bị bắt ở 29 tỉnh, thành phố lớn và các khu tự trị. Chỉ riêng Bắc Kinh đã có khoảng 150 vụ bắt giữ được tiến hành. Xin xem:
ttp://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9517
Chú ý: Báo cáo với các số liệu cập nhập cùng các chi tiết sẽ được thông báo trong thời gian nhanh nhất.
(5) Các học viên Pháp Luân Công chính thức bị ngăn chặn trong Thế Vận Hội vì niềm tin tôn giáo,là bằng chứng rõ ràng cho sự vi phạm Hiến chương của Thế Vận Hội.
Trong năm 2007, nhiều tuyên bố của các quan chức cao cấp cũng như các tài liệu lưu hành nội bộ đều cho thấy những người theo Pháp Luân Công, cả trong và ngoài Trung Quốc đều bị ngăn chặn, không được tham dự vào Thế vận hội Bắc Kinh, dù với tư cách là vận động viên, huấn luyện viên, nhà báo hay là khán giả. Một chính sách phân biệt đối xử tín ngưỡng tôn giáo như thế gây mâu thuẫn với hiến chương của Thế Vận Hội cũng như với qui chế thực hiện được kí kết tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2007.
Giấy phép tham gia chính thức cũng loại bỏ những người nước ngoài có tập Pháp Luân Công khỏi Thế Vận Hội, giấy phép này được cấp bởi Li Zhanjun, giám đốc trung tâm truyền thông của Thế Vận Hội , vào tháng 11 năm 2007.
Trong lúc bác bỏ cáo buộc cho rằng chính quyền Trung Quốc hạn chế việc mang Kinh thánh vào Trung Quốc với mục đích sử dụng cá nhân, Lý đã lựa chọn các văn bản liên quan đến Pháp Luân Công như một ngoại lệ. Trích tin của Hiệp hội báo chí: “Chúng tôi không thừa nhận Pháp Luân Công…Do vậy các văn bản Pháp Luân Công, các hoạt động Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc.”
Để biết thêm thông tin, xin xem: https://faluninfo.net/downloads/FDI_Press/FDI-FACTSHEET-OLEX.doc
và: https://www.iht.com/articles/ap/2007/11/08/sports/AS-SPT-OLY-Beijing-Bibles.php
(6) Pháp Luân Công chưa bao giờ tẩy chay Thế Vận Hội
Là môn tu tập tinh thần, Pháp Luân Công và bản thân môn tập không có chủ trương về các vấn để kiểu như tẩy chay hay không tẩy chay Thế Vận Hội. Tuy nhiên, người tham gia có thể đứng tại vị chí cá nhân mình và có những tuyên bố tùy thuộc hoàn cảnh. Đó là đứng trên quan điểm cá nhân chứ không phải là của tổng thể Pháp Luân Công.
Điều mà FDIC quan tâm chính là sự leo thang của ngược đãi và những vụ giết người ngoài pháp luật đối với các học viên trước thềm Thế Vận Hội, lấy lí do vì Thế Vận Hội. Có những bằng chứng rộng rãi, bao gồm những luận điểm trong tài liệu này, đã cho thấy lãnh đạo ĐCSTQ đã đang sử dụng Thế Vận Hội như một lý do để gia tăng chính sách “diệt trừ” Pháp Luân Công.
(7) “Làm sạch” khu vực tổ chức Thế Vận Hội bao gồm bắt giữ những người dân địa phương tập Pháp Luân Công.
Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008, riêng ở Triều Dương, nơi tổ chức các môn bóng rổ bãi biển và quần vợt, ít nhất đã có 16 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, 10 người bị bắt ở Thuận Nghị, nơi diễn ra môn chèo thuyền và kayak. Tổng cộng, hơn 156 học viên ở Bắc Kinh và ít nhất 1878 học viên trên toàn quốc đã bị bắt trong giai đoạn này.
Theo các báo cáo nhận được của FDIC, các cuộc bắt giữ đều diễn ra theo một kiểu chung. Công an ở đồn cảnh sát địa phương hoặc từ chi nhánh Cục An Ninh đến nhà hoặc nơi làm việc của học viên Pháp Luân Công, tiến hành khám xét bất cứ những tài liệu nào liên quan đến Pháp Luân Công, và giam học viên ở các trại giam của quận. Trong một số trường hợp, người trong gia đình hoặc đồng nghiệp dù không tập Pháp Luân Công cũng bị bắt giam.
Tính hệ thống của các vụ bắt giữ cho thấy chính quyền đã sử dụng danh sách học viên địa phương có từ trước – đây là một kiểu thực hiện thông thường của Cục An Ninh. Theo Hác Phượng Quân, một cựu nhân viên của Cục An Ninh hiện đang sống tại Úc, chính quyền thành phố Thiên Tân, nơi Hác làm việc, có một bảng dữ liệu ghi tên của 30 000 học viên Pháp Luân Công.
Xem danh sách 67 người học viên bị bắt ở Bắc Kinh đến tháng 3 năm 2008, bao gồm cả 16 người đã liệt kê ở trên:
https://www.faluninfo.net/downloads/FDI_Press/Olympics%20arrests%20-%203-12-1.pdf
(8) Dù bề ngoài, các qui định có vẻ dễ dãi hơn cho phóng viên nước ngoài, Pháp Luân Công vẫn luôn là chủ đề cấm.
Chính quyền Trung Quốc ban hành các qui định tạm thời cho phóng viên nước ngoài vào tháng 1 năm 2007. Các lệnh chỉ đạo, bắt đầu từ tháng 10 năm 2008, giảm bớt việc cấm đi lại và yêu cầu phê duyệt trước khi phỏng vấn. Tuy vậy, theo Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ), “Chính phủ tiếp tục can thiệp với các phóng viên nước ngoài“, đặc biệt đối với các chủ đề cấm như Tây Tạng hay Pháp Luân Công.
Sau đây là một đoạn trích từ báo cáo mới đây của CPJ minh họa những trở ngại chính được tạo nên đối với các phóng viên muốn đưa tin về Pháp Luân Công:
“Để chuẩn bị cho 21 500 nhà báo chuyên nghiệp và khoảng 5000 đến 10000 nhà báo nước ngoài không chuyên đến Bắc Kinh dự Thế Vận Hội, những người hoạch định Thế Vận Hội Trung Quốc đã phát cho công an quyển sách tập hợp các mẫu câu tiếng Anh. Sách chỉ dẫn cách thức tiếp đón các phóng viên nước ngoài. Trong phần hai có tiêu đề “Làm cách nào để ngăn chặn những vụ đưa tin bất hợp pháp”, cuộc hội thoại thực hành đưa bối cảnh một cảnh sát đang ngăn cản một phóng viên đưa tin về nhóm tập -bị coi là bất hợp pháp- Pháp Luân Công”
“Xin lỗi, thưa ông. Xin dừng ngay”, viên cảnh sát nói một cách lịch sử nhưng cương quyết, trước khi giải thích kĩ với trình độ tiếng Anh thành thục: “Việc này vượt quá giới hạn công tác đưa tin của ông và là bất hợp pháp. Là một phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc, ông đừng nên làim điều gì ảnh hưởng đến tình trạng của mình.” “À, vâng. Tôi có thể đi được không?” Người phóng viên khấp khởi nói. “Không. Xin đi theo chúng tôi,” viên cảnh sát được yêu cầu nhắc lại điểm này. “Để làm gì vậy?” “Để làm sáng tỏ vấn đề này.”
Để đọc bản báo cáo gốc mà đoạn đối thoại được trích dẫn và toàn bộ cuộc tọa đàm về vi phạm quyền tự do báo chí trước thềm Olympic, xin xem thêm” Sụp đổ nhanh chóng” tại: https://cpj.org/Briefings/2007/Falling_Short/China/10_2.html
(9) Hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công sẽ phải trải qua Thế Vận Hội trong trại cải tạo, nơi họ thường xuyên bị tra tấn.
Bắt giữ không cần xét xử để “giáo dục lại thông qua lao động” tại trại cải tạo vẫn là một trong những cách thức phổ biến nhất của chính quyền Trung Quốc nhằm trừng phạt những người tập Pháp Luân Công. Theo báo cáo năm 2007 của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền ở Trung Quốc: “Một số nhà quan sát nước ngoài ước tính rằng các học viên Pháp Luân Công chiếm ít nhất một nửa trong số 250.000 tù nhân ghi danh chính thức trong trại cải tạo-qua-lao động, trong khi theo nguồn thông tin Pháp Luân Công ở hải ngoại cung cấp, những con số này thậm chí còn cao hơn.”
Học viên thường bị công an bắt tại nhà, nơi làm việc, hoặc khi đang nỗ lực phát tờ rơi giới thiệu môn tập và cuộc bức hại. Sau khi bị giam giữ tại một trại tạm giam, họ bị kết án đến một trại lao động. Họ không bao giờ được đưa ra trước quan tòa và bị từ chối không cho phép sử dụng một luật sư. Theo tổ chức Ân xá Quốc tế:
“Quyết định bắt người đưa vào trại cải tạo là quyền của công an, không có lệnh và tòa án. Người bị bắt có thể bị giam giữ đến ba năm, và có thể bị gia hạn thêm một năm nữa nếu cần thiết…Trước thềm Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, công an Bắc Kinh đã lạm dụng hình thức giam giữ này để “làm sạch” thành phố”. Một khi ở trại, các học viên Pháp Luân Công bị đánh đập, không cho ngủ, và bị tra tấn, bao gồm cả sốc bằng dùi cui điện, để ép buộc họ từ bỏ niềm tin của mình. Vào năm 2006, Người đưa tin đặc biệt về Tra tấn của Liên Hợp Quốc đã báo cáo rằng học viên Pháp Luân Công chiếm đến 66 phần trăm tổng số nạn nhân bị tra tấn trong các trại giam.
Về hai trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bắt trong trại cải tạo, xin xem tại Daily Mirror: “Annie Yang tố cáo những kẻ giữ đuốc Thế Vận Hội đã giam giữ cô trong trại cải tạo”: https://www.mirror.co.uk/news/topstories/2008/04/12/annie-yang-reveals-olympic-torch-guards-place-her-into-labour-camp-89520-20380214/
Để xem thêm thông tin về Bu Dongwei, một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại trại cải tạo lao động Bắc Kinh, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đang tổ chức chiến dịch, vận động viết thư kêu gọi cho trường hợp của anh, xin xem thêm: https://www.amnesty.org/en/library/asset/ASA17/052/2007/en/dom-ASA170522007en.html
(10) Đa phần người dân Trung Quốc không nhận thức được bất kì vấn đề nào được nêu trên đây vì những nguồn thông tin độc lập về Pháp Luân Công đều bị chặn lại trong Trung Quốc
Đối với đa số người Trung Quốc, nguồn thông tin về Pháp Luân Công duy nhất mà họ có đều từ các hãng thông tin của chính quyền hay những trang thong tin được tài trợ bởi chính phủ, tất cả những phương tiện truyền thông này đều được sử dụng để lăng mạ Pháp Luân Công và lờ đi việc lạm dụng nhân quyền. Các nhà báo trong nước nhận chỉ thị cấm điều tra chủ đề này một cách độc lập.
Trên mạng Internet, Pháp Luân Công và các từ khóa liên quan vẫn bị kiểm soát cao độ bởi “Bức tường lửa Trung Quốc”. Theo Ủy ban bảo vệ phóng viên: “Một trang mạng tìm kiếm từ “Pháp Luân Công” sẽ không ra kết quả mà nó liên kết cẩn thận đến các trang mạng được chính phủ phê duyệt.”
Những trang mạng như của FDIC, được điều hành bởi học viên Pháp Luân Công hải ngoại, bao gồm các thông tin về vi phạm quyền lợi, đều bị cấm ở bên trong Trung Quốc. Các trang mạng của các tổ chức quyền lợi độc lập như Ân Xá Quốc Tế hay Quan Sát Nhân quyền cũng như vậy. Thậm chí những cuộc thảo luận về vấn đề này trên Instant Messanger (IM) cũng bị ngăn chặn bởi bộ lọc cài trên phần mềm IM tiếng Trung (xem dưới đây).
Cách duy nhất để có được thông tin độc lập về Pháp Luân Công bên trong Trung Quốc là có một máy chủ làm proxy để phá vỡ sự kiểm duyệt, một công nghệ tốn kém ngoài tầm với đối với phần lớn những người Trung Quốc.
Kết quả là, dù sống ở Trung Quốc, rất nhiều người Trung Quốc vẫn không biết được bản chất không bạo lực của các học viên Pháp Luân Công cũng như sự tàn bạo chống lại các học viên.
Để xem giải thích ngắn gọn về kiểm duyệt trực tuyến tại Trung Quốc, xem: https://cpj.org/Briefings/2007/Falling_Short/China/9_2.html
Xem danh sách các từ bị kiểm duyệt trong phần mềm IM (trong đó có 20% liên quan đến Pháp Luân Công), xin xem: https://chinadigitaltimes.net/2004/08/the-words-you-never-see-in-chinese-cyberspace/
Đăng ngày 17-8-2010, bản dịch có thể được hiệu chính trong tương lai để sát hơn với nguyên bản