[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

[MINH HUỆ 09-07-2010]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

******************

Ngày nay tại Trung Quốc, bất kỳ người Trung Quốc nào cũng có thể bị đưa đi ngay trên phố, cứ cho là, trên đường đến siêu thị, và ngay lập tức biến thành một người nô lệ trong ba năm mà không cần qua bất cứ thủ tục pháp lý nào. Điều đó đã và đang xảy ra với hàng trăm nghìn người tập Pháp Luân Công và đã biến mất trong hệ thống trại lao động rộng lớn ở Trung Quốc.

Có khoảng từ 200,000 đến 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị giam trong hệ thống trại giam và các trại lao động “cải tạo”. Ở ngoài trời vào mùa đông ở miền đông bắc Trung Quốc với khí hậu như ở Sibêri hay  trong những căn phòng ngột ngạt không quạt với đầy mùi keo và phân, những người bị giam làm việc đến 20 tiếng một ngày. Những người từ chối thì bị đánh, tra tấn, hoặc bị bỏ đói.

Nhiều sản phẩm mà họ làm như – đèn cây thông Nô-en, đồ chơi, đũa- được bán cho người dân ở Mỹ, Châu Âu, và Úc

Làm đồ chơi trong cảnh bị tra tấn trong một trại lao động ở Bắc Kinh

Đặc biệt từ sau năm 2007, những người tiêu dùng  các sản phẩm giá rẻ “Sản xuất tại Trung Quốc” (Made in China) đều nhận ra những chi phí dài hạn cho các sản phẩm đó – đồ chơi có chì nguy hiểm, nỗi lo sợ về thực phẩm Trung Quốc, việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt thương mại liên quan ở nước sở tại đã được đưa lên trang nhất.

Nhưng có lẽ giá trị nghiêm trọng nhất của tất cả điều đó lại thường bị bỏ qua – đó là chế độ nô dịch hiện đại vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc.

Nô dịch hiện không còn giới hạn trong các phân xưởng bóc lột công nhân tàn tệ đã được lưu tư liệu, nơi các thanh thiếu niên làm việc dưới điều kiện tồi tệ và bị ngược đãi thể chất trong một cộng đồng khép kín với mức lương gần như không có gì. Đây là một kiểu nô dịch khác bao gồm những người là tù nhân  lương tâm – họ bị bắt vì niềm tin hay vì đã nói lên tâm tưởng của họ, và bị biến thành nô dịch.

Họ không được trả gì cho việc lao động trong các trại lao động ở Trung Quốc. Nếu họ rời trại mà còn sống, họ nằm trong những người may mắn.

Khi Jennifer Tăng (Jennifer Zeng) bị giam giữ tại Trại lao động Tân An Bắc Kinh, cô đã làm việc trong nhiều giờ để sản xuất thỏ đồ chơi cho Công ty TNHH đồ chơi Mickey Bắc Kinh, một dự án được cho biết là được kí hợp đồng phụ với Nestle. Sau khi cô được tự do và trở về Úc, cô đã bị sốc khi thấy những đồ chơi cô làm ra được bán trên các kệ hàng ở đó.

Tiền thù lao thuộc về trại lao động. Chúng tôi chẳng có gì,” Cô Tăng nói. “Thường thì chúng tôi bắt đầu làm việc lúc 5 giờ sáng cho đến 2 hay 3 giờ sáng ngày hôm sau. Đôi khi chúng tôi phải làm thêm giờ; nếu không thì chúng tôi không thể kết thúc công việc. Tôi đã bị kiệt sức đến nỗi tôi không thể đếm rõ ràng từ 1 đến 9. Tôi đã phải làm việc với cường độ làm việc cao trong nhiều giờ và bị thiếu ngủ nghiêm trọng trong thời gian dài, điều duy nhất tôi cần trong cuộc sống của tôi là được ngủ.”

Câu chuyện gây xúc động của cô Tăng được diễn tả trong cuốn sách của cô có tựa đề “Nhân chứng lịch sử”, một cuốn tự truyện nổi tiếng được viết bởi một học viên Pháp Luân Công cho đến tận bây giờ.

Ông Lin Shenli, một người Canada đã bị ép phải làm các quả bóng đá bằng tay ở một trại lao động tỉnh Giang Tô. Một phần lớn ngực và hai bên mông của ông đã bị chảy máu và bị loét do phải lao động bằng tay với cường độ cao. Qua đó, trại lao động đã cố ép buộc ông Lin phải từ bỏ niềm tin của mình. Thật vậy, có hàng nghìn trường hợp được biết đến như vậy.

‘Đũa vệ sinh’

Trang thông tin Minh Huệ đã biên soạn một bộ sưu tập sinh động, những báo cáo đầu tay về cuộc sống ở các trại lao động và hàng loạt sản phẩm mà học viên Pháp Luân Công bị buộc phải làm.

Toàn bản báo cáo có thể đọc ở đây. Một nhân chứng kể về việc sản xuất “đũa vệ sinh” tại trại lao động huyện Đại Hưng ở Bắc Kinh.

Những đôi đũa được đóng gói tùy tiện để ở trên sàn nhà và thường bị bước qua bởi người lao động. Công việc của tù nhân là cho các đôi đũa vào trong bao bì có dán nhãn của Cục vệ sinh và phòng chống dịch, mặc dù các tù nhân không thực hiện bất cứ phương thức phòng ngừa dịch bệnh hoặc điều kiện vệ sinh nào của bản thân. Nhiều người trong số họ đã bị bệnh ngoài da, bùng phát bệnh ghẻ, và một số bị nghiện ma túy hoặc được chẩn đoán bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khoản thanh toán cho các hợp đồng lao động cưỡng bức trở thành nguồn thu nhập cho công an tại các trại lao động”.

Để thêm thông tin về hệ thống giáo dục lại thông qua lao động ở Trung Quốc, xin xem tại báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền thế giới:
https://www.hrw.org/campaigns/china-98/laojiao.htm

Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/topic/15/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118464.html
Đăng ngày 10-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share