Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26 -08-2010] Ông Từ Nhã Hiên, một học viên 60 tuổi, sống tại thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm. Ông từng là quản lý Nhà máy vật liệu xây dựng, diêm, và gỗ. Ông được nhiều nhân viên kính trọng và biết đến như là một công dân tuân thủ pháp luật và là một người chu đáo, quan tâm đến sức khỏe của nhân viên. Những tài liệu sau đây là về sự bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà ông Từ phải chịu đựng vì tập luyện Pháp Luân Công.

1. Giam giữ và lao động cưỡng bức

Ngày 16 tháng 1 năm 2000, ông Từ đã bị bắt bất hợp pháp bởi công an địa phương, Mã Diễm Minh và bị đưa đến Phòng công an của Đội an ninh quốc gia, nơi ông bị tra tấn và thẩm vấn. Công an đã dùng lí do ông Từ không từ bỏ Pháp Luân Công để biện hộ cho việc giam giữ và tra tấn ông. Họ muốn biết ông đã làm những gì khi có nhiều học viên khác đến nhà ông vào ngày 5 tháng 1. Cuộc thẩm vấn tiếp tục từ chiều đến tận nửa đêm ngày hôm đó. Sau đó ông đã bị giam ở trại giam trong hơn hai tháng.

Ngày 30 tháng 4 năm 2000, công an Vương Quang ở Đồn công an Chính Dương đã đưa ông Từ đến Trại lao động cưỡng bức Vi Tử Câu ở thành phố Trường Xuân. Vào ngày thứ ba tại trại lao động, ông Từ được lệnh đến nạo vét hồ Tạp Luân. Vào thời điểm đó, đã có hai đội khoảng 200 người nạo vét hồ từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Buổi trưa họ ăn và nghỉ một tiếng tại nơi làm việc. Do trời vẫn lạnh vào đầu tháng 5 ở vùng đông bắc Trung Quốc, nhiều người mặc áo rét dày. Lớp băng ở phía trên mặt hồ đã dày hơn 30 cm (12 inches) và chưa tan ra. Tù nhân ở trại lao động và các học viên Pháp Luân Công phải vác nhiều bao nặng đựng sỏi ướt, trong khi mồ hôi và nước bùn chảy xuống lưng và hông đến hai cổ chân. Sau khi họ rửa sạch các tấm nhựa ở vùng nước lên đến hông, họ phải đi lên bờ để phơi khô quần áo của họ. Đôi khi họ bị chậm và phải mặc quần áo ướt trong lúc bị dồn lên xe. Lính canh đôi khi còn vụt họ bằng cán chổi tre hoặc ném đá vào người họ.

Tháng 6 năm 2000, trại lao động cưỡng bức đã thi hành một chiến dịch buộc toàn bộ học viên bị giam giữ phải từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công. Những ai không từ bỏ bị buộc phải đứng dưới ánh nắng thiêu đốt và chịu đựng việc rèn luyện theo kiểu quân đội. Sau tám giờ một ngày tập luyện kiệt sức, họ bị buộc phải ngồi thẳng trên nhiều ghế dài nhỏ.

Phòng 610 tỉnh Cát Lâm và Cục quản lý lao động cưỡng bức Trường Xuân đã tập hợp tất cả học viên nam bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Vi Tử Câu, và Trại lao động cưỡng bức Triều Dương, tại Trại lao động cưỡng bức Triều Dương trong một chiến dịch lớn vào ngày 20 tháng 7 năm 2000. Trong thời gian đó, ông Từ đã bị nhiều tù nhân lừa gạt và đã từ bỏ tập Pháp Luân Công. Sau đó, ông đã nhận ra mình bị lừa và huỷ bỏ quyết định.

Vào một ngày sau bữa ăn, ông Từ đã xóa bỏ tuyên bố bảo đảm của ông, được dán trên bảng thông báo tuyên truyền ở hành lang. Đội phó Doãn đã trông thấy và kéo dài thời hạn giam của ông thêm bốn tháng để trừng phạt. Ông bị chuyển đến Đội số 6 vào tháng 9, được gọi là đội “kỷ luật chặt chẽ”. Sáu tù nhân thay nhau ba ca một ngày, hai người mỗi ca, để giám sát ông hàng ngày. Ông Từ được chẩn đoán bị cao huyết áp khi xét nghiệm. Huyết áp của ông lên đến 230, nhưng chính quyền vẫn không thả ông. Thay vào đó họ lại gia hạn giam ông thêm sáu tháng và thả ông vào ngày 18 tháng 7 năm 2001.

Một ngày sau khi ông về nhà, một viên chức từ Ủy ban giám sát và kỷ luật địa phương đã đưa cho ông một bức thư thông báo, nói rằng ông đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ.

2. Chuyển chỗ và trở thành vô gia cư

Vợ ông Từ là bà Bành Chiêm Vinh, đã chịu đựng nhiều đau khổ về cả thể chất và tinh thần. Bà sống trong sự sợ hãi hàng ngày vì công an địa phương và Đội An ninh Quốc gia thường sách nhiễu gia đình bà và đưa chồng bà và con dâu bà đến trại lao động cưỡng bức. Bà bị tái phát bệnh và qua đời vào ngày 21 tháng 2 năm 2002.

Viên chức từ chính quyền thành phố Du Thụ, Phòng 610, công an địa phương, Cục Phát thanh Truyền hình, Đội An ninh Quốc gia, và Đồn Công an Chính Dương, cùng hàng chục người mang máy quay và nhiều phương tiện, đã xông vào nhà ông Từ. Họ cố quay băng và sau đó làm sai lệch thông tin để nói xấu Pháp Luân Công. Chỉ sau khi người nhà ông Từ phản đối, họ mới dừng lại và rời đi.

Vào lúc 3 giờ sáng ngày 6 tháng 3 năm 2002, công an Vương Lượng từ Đồn Công an Chính Dương đã dẫn Trần Uy và một công an khác đến nhà ông Từ. Họ nói với ông rằng Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia Trương Đức Thanh muốn gặp ông và ông phải đi cùng họ. Ông đã định trốn thoát, nhưng đầu gối của ông đã bị thương trong lúc đó. Sau đó ông đã phải sống lưu lạc để tránh bị bức hại sau này.

3. Bắt giữ

Ông Từ bị bắt lại bởi công an An Diên Quốc và hai công an khác ở Đồn Công an Chính Dương vào ngày 30 tháng 7 năm 2007. Ông bị đưa đến đồn công an trong một xe ô tô bởi Thạch Hải Lâm và Lưu Tấn Chính ở Đội An ninh Quốc gia, nơi ông bị thẩm vấn. Chính quyền đã bịa đặt lời buộc tội và đưa ông đến trại giam. Vào sáng ngày thứ 15 ở trại giam, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Triều Dương Câu ở Trường Xuân và bị kết án một năm. Do sức khỏe của ông xấu đi và được nêu rõ trong kì kiểm tra sức khỏe trước khi ông vào trại lao động cưỡng bức, ông được tự do sau khi chính quyền tống tiền 1.000 nhân dân tệ từ gia đình ông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/26/228823.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/11/119936.html
Đăng ngày 25-09-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share