Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
[MINH HUỆ 29-8-2010] Các lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Phương Cường, tỉnh Giang Tô sử dụng một số phương thức tra tấn tàn bạo để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tôi đã chứng kiến một số phương thức đã được dùng trong năm 2008 và 2009. Những điều tôi thấy đã giúp tôi nhận ra sự kinh hoàng của cuộc bức hại tàn ác này.
Những người bức hại các học viên mà tôi đã chứng kiến gồm có bí thư đảng Vương Phi; đội trưởng Ngũ và Vương; lính canh Ngụy Hồng Huệ, Phan Dục Hoa, Từ Dục Hồng, Quách Hải Long, Chu Khang Lâm, Đinh Dũng, và Trương Kiệt. Họ đã đánh đập và đá các học viên, và tống tiền họ. Các phương thức tra tấn mà họ sử dụng thật tàn ác và kinh hoàng.
Những trường hợp sau là những điều tôi đã chứng kiến:
1. Anh Đường Học Dũng và anh Thi Bỉnh Quân đã bị đánh đập, bị cấm ngủ và bị tra tấn bởi các lính canh. Khi họ không từ bỏ niềm tin của mình, Ngụy Hồng Huệ, Phan Dục Hoa, Vương Phi và Quách Hải Long đã kéo dài bản án của các học viên thêm ba tháng và tăng cường mức độ tra tấn.
2. Khi các học viên bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Phương Cường, trước tiên họ bị đưa đến trại tẩy não. Trong trường hợp đặc biệt này, nó là một xà lim tù nơi mà không ai có thể nghe thấy tiếng thét do bị đánh đập hay âm thanh của những dụng cụ tra tấn.
Vương Phi, Ngụy Hồng Huệ, Phan Dục Hoa, Từ Dục Hồng, Chu Khang Lâm, Khương Tín Hải và Cốc Dĩ Lợi chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các phiên tra tấn, và Quách Hải Long có nhiệm vụ chọn những tù nhân khỏe mạnh và dai sức để giám sát các học viên. Công việc chính của các tù nhân là đánh đập các học viên khi họ muốn để hoàn thành yêu cầu của lính canh. Nếu các tù nhân không thể làm thỏa mãn những yêu cầu, họ sẽ bị phạt hay bị mất điểm (Điểm được dùng như một hệ thống khen thưởng, để đạt được đặc ân đặc biệt hay giảm hạn tù cho các tù nhân.) Các tù nhân rất nhẫn tâm trong việc đánh đập các học viên. Ngụy Hồng Huệ và Khương Tín Hải đã đánh anh Bành Kế Long đến mức bị điếc. Anh Vương Diễm Phong, anh Hoàng Vĩnh Hồng, anh Tằng Giai Phong và anh Lưu Thư Đức đã bị đánh đập tệ hại đến mức bị liệt tạm thời.
3. Chu Khang Lâm, Phan Dục Hoa và Ngụy Hồng Huệ đã ra lệnh cho các tù nhân đánh đập thậm tệ anh Khổng Hiền Dũng. Chu Khang Lâm đã đun sôi nhiều ấm nước và liên tục đổ nước sôi lên đầu anh Khổng, với cố gắng khiến anh từ bỏ niềm tin của mình. Anh Khổng đã không ngừng phản kháng lại những yêu cầu của họ.
4. Anh Ngô Chính Hải đã bị ép cúi người xuống và duy trì như vậy, với sức nặng của cơ thể đè lên đôi chân, trong 20 giờ một ngày, và bị ép làm điều này trong 20 ngày tiếp theo. Anh bị các tù nhân đánh đập khi anh di chuyển, và anh ngất đi nhiều lần. Các lính canh sau đó cố buộc anh viết những bài nói xấu Pháp Luân Công. Khi anh Ngô từ chối, Phan Dục Hoa, Ngụy Hồng Huệ, Chu Khang Lâm, Khương Tín Hải và Từ Dục Hồng đã sốc điện anh liên tục bằng các dùi cui điện.
5. Các tù nhân đã cấm ngủ ông Dương Hán Chính, 66 tuổi, trong hơn 40 ngày, và ông đã bị đánh đập thậm tệ bởi Ngụy Hồng Huệ, Chu Khang Lâm và Phan Dục Hoa. Ông đã bất tỉnh nhiều lần. Khi các tù nhân được lệnh đánh ông Khuất Huyền, họ đã trùm người ông bằng nhiều cái chăn và đánh ông tàn nhẫn. Điều này đã xảy ra nhiều lần, và mỗi lần ông bị đánh đến ngất xỉu trên nền nhà. Ông Ngụy Khắc Đông đã viết một bức thư đến các viên chức cao cấp nhất, để họ biết về những gì đang xảy ra trong trại lao động. Các lính canh đã tịch thu bức thư và Chu Khang Lâm đã cấm ông ngủ trong năm tháng tiếp theo.
6. Các lính canh tích cực tham gia vào việc bức hại các học viên tại trại lao động thì được thưởng và được du lịch nhiều nơi trên cả nước. Các tù nhân đánh đập tàn bạo các học viên được thưởng bằng những chuyến đi đến Công viên vườn thú hoang dã Quốc gia Diêm Thành. Những lính canh ác độc nhất được thăng chức.
Các học viên vẫn bị giam Trại lao động cưỡng bức Phương Cường. Các lính canh tra tấn các học viên và không cho phép họ có bất kỳ liên lạc vào với bên ngoài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/15/228374.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/29/119694.html
Đăng ngày: 24-09–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.