[MINH HUỆ 14-8-2010] Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố 7 đoạn phim ghi lại những nạn nhân Pháp Luân Công bị bức hại. Một số câu chuyện được chính các nạn nhân kể lại, nhưng một số khác là được thuật lại vì các nạn nhân không thể tự kể. Một số đoạn phim được quay ngay trước khi các nạn nhân qua đời. Hầu hết các đoạn phim được ghi lại sau năm 2007, với một đoạn phim gần đây nhất được ghi vào tháng 8-2008. Các trường hợp này đều được báo cáo trước đây trên trang web Minh Huệ, và dưới đây là các đường link tới các báo cáo trước đó:

Những đoạn phim này phản ánh mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại Pháp Luân Công, một cuộc bức hại khủng khiếp đã tiếp diễn trong hơn một thập kỷ và tiếp tục cho đến ngày nay tại Trung Quốc. WOIPFG hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ chú ý đến các bằng chứng về những tội ác này và có hành động để ngăn chặn các tội ác chống nhân loại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). WOIPFG sẽ tiếp tục thu thập chứng cứ và điều tra những người có trách nhiệm khởi xướng, lập kế hoạch, và tiến hành cuộc bức hại này, và sẽ đưa họ ra công lý.

Các đoạn phim (tất cả chỉ bằng tiếng Trung Quốc tại thời điểm này) có thể download dưới đây:

1. Ông Vương Tân Xuân

Ông Vương Tân Xuân sống ở thành phố Nghi Xuân, tỉnh Hắc Long Giang. Ông bị ung thư tuyến tụy, nhưng ông đã bình phục sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998. Ông bị đưa đến trại lao động cưỡng bức vì đã đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Đầu năm 2002, ông bị cảnh sát đuổi bắt vì ông đã làm sáng tỏ sự thật về Pháp Luân Công. Ông phải qua đêm ở ngoài trời lạnh cóng trên núi với nhiệt độ -20 F. Sau đó ông đã bị bắt, và Vương Duy, giám đốc sở cảnh sát Phong Câu đã đổ nước sôi lên bàn chân lạnh cóng của ông. Kết quả là ông bị liệt. Sau sự việc này, cảnh sát đã quấy nhiễu, đánh đập, và ngăn cản ông mưu sinh. Ông bị tòa án quận Kê Quan ở thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang kết án 9 năm tù ngày 10 tháng 11 năm 2009. (Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2005/9/21/65138.html)

2. Bà Vu Phượng Xuân, 43 tuổi

Bà Vu Phượng Xuân sống ở thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Bà từng bị bệnh sơ gan và bệnh phù. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp, bà trở nên khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà đã tiếp tục tập Pháp Luân Đại Pháp sau khi cuộc bức hại bắt đầu, vì thế mà bà đã bị bắt hoặc giam giữ năm lần. Ngày 31-8-2007, giám đốc Đồn cảnh sát Trường An đã dẫn 3 cảnh sát viên đột nhập vào nhà của bà Vu, lục soát chỗ ở của bà, lấy đi các đồ đạc cá nhân, và đe dọa bà. Thời gian dài bị tra tấn về tinh thần và thể chất khiến sức khỏe của bà Vu xấu đi, và bà đã qua đời ngày 27 tháng 12 năm 2007. Đoạn phim đã ghi lại lời nói của bà trước khi chết.
(Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/4/92916.html)

3. Anh Ngô Nguyệt Khánh, khoảng 30 tuổi

Anh Ngô Nguyệt Khánh sống ở thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Anh đã bị bắt nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh đã bị kết án 12 năm tù vào tháng 01-2002, rồi bị giam ở khu 23 của nhà giam số 11 trong nhà tù thành phố Mẫu Đơn Giang, ở đó anh bị tra tấn tàn nhẫn. Toàn bộ cơ thể anh bị teo cơ và nội tạng của anh bị hỏng. Anh đã qua đời ngày 23 tháng 12 năm 2007. Chị gái anh, cô Ngô Nguyệt Hà, bị giam trong một trại lao động cưỡng bức vì cô tập Pháp Luân Công. Vợ của anh đã qua đời, vì thế con trai 13 tuổi của họ đã đến trại trẻ mồ côi thành phố Giai Mộc Tư vì không có ai chăm sóc cho cậu bé. Đoạn phim được thực hiện trước khi anh Ngô qua đời. (Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2007/12/30/92651.html)

4. Bà Vương Quan Vinh, khoảng 50 tuổi

Bà Vương Quan Vinh sống ở thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Bà đã bị bắt và giam giữ nhiều lần vì đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà đã bị kết án 12 năm tù vào tháng 9 năm 2003, và bị giam ở nhà tù nữ thành phố Cáp Nhĩ Tân. Do bị ngược đãi tàn bạo, chân bà đã bị mất cảm giác. Dù mắt phải của bà vẫn nhìn được, mắt trái của bà chỉ có thể nhìn một chút ánh sáng. (Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/17/119315.html)

5. Bà Đặng Lâm Phượng

Bà Đặng Lâm Phượng sống ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang. Bà và con trai 17 tuổi đã bị bắt ở ga xe lửa thành phố Giai Mộc Tư ngày 26 tháng 2 năm 2008. Các cảnh sát viên ở Phòng cảnh sát đường sắt thành phố Giai Mộc Tư đã đe dọa con trai bà, làm cho cậu trở nên rất ốm yếu. Bà Đặng đã bị kết án 2 năm tù, điều này làm cho tình trạng của con trai bà xấu đi. Cậu ấy đã qua đời ngày 20 tháng 8 năm 2008 trong khi bà Đặng Lâm Phượng đang ở trong tù. Đoạn phim được thực hiện khi bà trông thấy thi thể con trai mình. (Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2008/9/9/100511.html)

6. Ông Y Phúc Toàn, 45 tuổi

Ông Y Phúc Toàn sống ở thôn Duyên Hà, thị xã Tấn Thành, thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Ông đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức vì kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và ông đã bị kết án 6 năm tù vì giữ sách Pháp Luân Đại Pháp và tài liệu giảng thanh chân tướng. Ông đã bị tống giam vào nhà tù Thái Lai vào ngày 1 tháng 7 năm 2004. Do bị tra tấn và lao động nô lệ trong một thời gian dài, ông đã qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 2008. Đoạn phim được thực hiện trước khi ông chết.
(Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2008/3/9/95178.html)

7. Bà Mã Lệ Cầm

Bà Mã Lệ Cầm sống ở thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Bà đã bị bắt và giam giữ ngày 5 tháng 3 năm 2002 trong khi đang tập Pháp Luân Công. Doãn Trung Lương, giám đốc Trung tâm giam giữ số 2, đã kéo bà Mã tới một văn phòng ngày 15 tháng 3 năm 2002, sau đó đá vào chân bà bằng một đôi ủng da và đập đầu bà vào tường, kết quả là bà Mã bị bất tỉnh và sống trong tình trạng thực vật kể từ đó. Phí tổn y tế nặng nề, tám năm gia đình phải chăm sóc, cộng với áp lực nặng về tinh thần đã khiến gia đình bà phải sống một cuộc sống khốn khổ. Tuy nhiên, những tội phạm đánh đập bà đã chạy trốn công lý.
(Có thể xem tại https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/6/94078.html)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.orghttps://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/14/228303.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/19/119357.html

Đăng ngày 03-09-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share