Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-07-2020] Bốn thành viên trong một gia đình tại huyện Dịch, tỉnh Liêu Ninh vừa qua đời sau 8 năm bị bức hại vì đức tin của mình.

Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại vào năm 1999, một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, giam giữ, bỏ tù, tra tấn về thể chất lẫn tinh thần, và thậm chí là bị mổ cướp nội tạng.

Bà Khám Chí Tích bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Giống như những gia đình Trung Quốc khác trước năm 1999, những người họ hàng của bà cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng cuộc đàn áp đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến gia đình họ: con trai bà qua đời vào năm 2006 khi chỉ mới 35 tuổi sau khi bị tra tấn dã man và bị bắt tới trại lao động cưỡng bức; cha mẹ bà cũng lần lượt qua đời vào năm 2012 và năm 2014 sau nhiều năm bị đe doạ và sách nhiễu bởi cảnh sát; dì của bà lâm bệnh nặng sau khi chịu đựng nỗi thống khổ vì bị bức hại bởi cảnh sát và Uỷ ban nhân dân khu phố và qua đời vào năm 2008.

Bản thân bà Khám cũng bị bắt tới trại lao động cưỡng bức hai lần; con gái bà bị kết án tù năm năm; một người họ hàng của bà cũng bị giam giữ nhiều lần và bị bắt đến trại lao động cưỡng bức. Gia đình họ đã phải chịu nỗi thống khổ to lớn vì kiên định vào đức tin của mình dù cho phải đối mặt với cuộc đàn áp tàn bạo.

Con trai qua đời sau khi bị tra tấn dã man tại nhà tù

Con trai của bà Khám, anh Tả Trung Hữu, là một giáo viên trung học phổ thông. Anh đã hai lần bị bắt tới trại lao động cưỡng bức vì niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Anh đã phải chịu đựng những chấn thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần vì bị tra tấn và hành hạ trong thời gian dài. Tim, phổi và thận của anh bị tàn phá và não anh bị chấn thương. Anh qua đời vào ngày 29 tháng 5 năm 2006 khi chỉ mới 35 tuổi.

2014-12-7-minghui-liaoning-jinzhou-zuozhongyou--ss.jpg

Anh Tả Trung Hữu

Anh Tả bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997. Anh cùng với các thành viên trong gia đình đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nhiều lần sau khi chính quyền Cộng sản phát động cuộc đàn áp quy mô toàn quốc đối với môn tu luyện này vào năm 1999. Anh bị tống vào trại tạm giam của huyện Dịch vào tháng 10 năm 1999 và sau đó bị bắt tới trại lao động cưỡng bức thành phố Cẩm Châu trong hai năm. Vào cuối tháng 3 năm 2000, anh Tả đã trốn thoát khỏi trại lao động cưỡng bức và tiếp tục đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Không may, anh đã bị bắt tại ga xe lửa thành phố Hưng Thành và bị đưa trở lại trại lao động cưỡng bức.

Anh Tả bị giam giữ tại một nơi hẻo lánh trong vòng bảy ngày. Sau đó anh bị chuyển đến Nhóm 6 của trại lao động. Lính canh ở đây đã đánh đập và sốc điện vào lưng, cổ, và nhiều bộ phận khác trên thân thể anh bằng dùi cui điện. Da của anh bị bỏng nặng trong nhiều ngày. Ban ngày, anh bị ép phải làm việc dù đang bị còng tay, vào ban đêm anh cũng ngủ với đôi tay bị còng. Lính canh bắt anh làm việc cực nhọc và thường xuyên chửi bới anh.

Vào tháng 10 năm 2000, quản lý trại giam bắt đầu chiến dịch tẩy não nhằm ép buộc các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ bỏ đức tin của mình. Các học viên bị bắt đội mũ bảo hiểm, còng tay, và ngồi ở góc bàn. Hai lính canh và một tù nhân được sắp xếp để giám sát mỗi học viên. Mỗi thời khắc các học viên đều bị cấm ngủ và ngồi, và phải xem những cuộn băng tuyên truyền những lời dối trá phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Nếu ai đó nhắm mắt, gục đầu, hoặc có bất kỳ dấu hiệu chống đối nào, thì hai tên lính canh và tù nhân kia sẽ dùng gậy đánh vào đầu họ, hoặc sốc điện vào đầu, mặt, bộ phận sinh dục, bụng và những nơi khác trên thân thể bằng dùi cui điện.

2015-2-22-minghui-kuxing-tiexi-1--ss.jpg

Mô phỏng hành vi tra tấn: dùng gập đánh vào đầu

Để phản đối cuộc bức hại, anh Tả và nhiều học viên khác đã tuyệt thực. Anh đã bị bức thực bằng cháo bột ngô với đầy muối trong đó. Ngoài ra anh cũng bị cấm ngủ. Những học viên nào tuyệt thực đều bị bắt ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ trong 44 tiếng liền. Từ đó, việc tra tấn bằng ghế đẩu bắt đầu được áp dụng 20 giờ mỗi ngày, từ 6 giờ sáng dến 2 giờ chiều. Bất kì ai chống đối đều sẽ bị còng tay vào ghế.

Khi bức thực, bác sĩ trong trại lao động cưỡng bức dùng một vật cứng để thọc vào miệng anh Tả và làm tổn thương đến răng của anh. Sau một tháng bị bức thực, anh Tả trở nên hốc hác và huyết áp của anh rất thấp. Anh được thả vào ngày 25 tháng 4 năm 2001 vì trại lao động sợ phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh.

Anh Tả bị bắt lần nữa vào 6 tháng sau đó, sau khi anh nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” tại nơi công cộng. Anh bị giam giữ trong hai năm và chịu đựng sự tra tấn và hành hạ tàn bạo trong trại lao động cưỡng bức thành phố Cẩm Châu. Lính canh đã ra lệnh cho ba tù nhân đánh đập anh thậm tệ. Có một lần, lính canh đã dùng bốn dùi cui điện để sốc điện anh. Họ giam anh Tả vào một phòng giam biệt lập, bắt anh ngồi trên ghể đẩu sắt và cấm anh ngủ trong một thời gian dài.

Vào tháng 7 năm 2020, trại lao động bắt đầu một cuộc đàn áp dã man khác đối với các học viên Pháp Luân Công. Rất nhiều lính canh đã tấn công anh Tả một cách dã man. Anh đã chịu rất nhiều đau đớn và chân của anh sưng lên nghiêm trọng. Một lính canh đã liên tục đấm vào ngực anh 50 đến 60 lần, khiến cho ngực anh sưng lên và để lại nhiều vết thâm hơn 10 ngày. Anh bị còng tay trong ba tháng tiếp theo. Anh cũng bị bắt phải ngồi ghế đẩu suốt 15 tiếng mỗi ngày và chỉ có ba lần nghỉ để đi vệ sinh. Lần bức hại này kéo dài hơn bốn tháng.

Vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2003, tên lính canh Phùng Tử Tân và một nhóm tù nhân bắt anh Tả và một học viên khác, anh Lý Trung Kiệt, tới một phòng nhỏ ở tầng hai. Trong khi những người khác xem ti vi, thì họ kéo căng tay anh Lý ra tạo thành một hình chữ thập. Tù nhân Gou Weibin nói: “Đã có lệnh từ cấp trên rằng chúng ta muốn đánh đập chúng như thế nào cũng được.” Sau đó họ bắt đầu một cuộc bạo hành không kiểm soát đối với hai học viên này.

Trước khi bị giam giữ, anh Tả nặng 75 kg. Nhưng sau khi bị tra tấn tại trại lao động, cân nặng của anh chỉ còn lại 45 kg và tình trạng của anh vô cùng nguy kịch. Trại lao động sợ rằng anh có thể chết trong thời hạn giam giữ nên đã thả anh về nhà vào tháng 9 năm 2003. Cả gia đình và bạn bè thậm chí không thể nhận ra anh Tả khi anh được thả. Anh nôn mỗi ngày và bị ho mãn tính.

Lính canh ở trại giam liên tục gọi điện thoại quấy rối anh Tả. Trước khi anh hồi phục, mười người từ trường học của anh, bao gồm nhiều quản lý, đã đến nhà và gây áp lực cho nhằm khiến anh từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Để tránh bị giam giữ và bức hại lần nữa, anh đã trốn đến nhà một người họ hàng. Trong thời gian này, thận và phổi của anh đã bị suy yếu nghiêm trọng vì bị hành hạ trong thời gian dài. Bệnh ho của anh cũng càng ngày càng nặng. Anh thường xuyên bị mất phương hướng, đi lại khó khăn, và không thể làm việc bình thường. Anh qua đời vào ngày 29 tháng 3 năm 2006.

Cha mẹ và dì bị quấy rối và đe doạ trước khi qua đời

Cha mẹ của bà Khám, ông Khám Trạch Điền và bà Long Tú Anh, đã bước sang tuổi 70 vào năm 1999 khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu. Cả hai người họ đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996 và được thụ ích rất nhiều từ môn tập. Đặc biệt là bà Long đã từng phải chịu đựng nhiều bệnh tật gồm vấn đề về dạ dày, xơ cứng động mạch, và bệnh tim, đã hồi phục sức khoẻ sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Cặp vợ chồng lớn tuổi này đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999 nhưng đã bị chặn lại tại ga tàu hoả thành phố Cẩm Châu. Họ đã đến Bắc Kinh lần nữa vào tháng 9 năm 1999. Sau khi trở về nhà, cảnh sát bắt họ đến trại tạm giam huyện Dịch và giam giữ họ trong 10 ngày. Cảnh sát cũng cưỡng đoạt 1.720 nhân dân tệ từ họ. Vào tháng 10 năm 2000, đôi vợ chồng đi đến Bắc Kinh lần thứ ba, nhưng họ đã bị chặn lại bởi cảnh sát ở thành phố Hồ Lô Đào và bị bắt trở về. Họ bị tạm giam trong vòng 48 ngày và bị phạt 3000 nhân dân tệ. Ông Khám và vợ không có nguồn thu nhập hàng tháng và phải sống nhờ vào sự hỗ trợ từ con gái và họ hàng. Khoản tiền phạt là một gánh nặng tài chính lớn đối với họ.

Vợ chồng ông Khám trở thành mục tiêu quấy rối chính của cảnh sát. Vào tháng 10 năm 2002, cảnh sát bắt giam họ trong vòng 20 ngày vì sợ rằng họ sẽ đến Bắc Kinh trong Đại hội nhân dân. Họ cũng bị phạt 400 nhân dân tệ.

Ngoài ra, ông bà Khám cũng bị giám sát liên tục. Thỉnh thoảng cảnh sát bất ngờ đến nhà họ, có những lúc cảnh sát mặc thường phục hoặc cải trang thành thợ sửa chữa để kiểm tra họ. Vợ chồng ông Khám cũng nhiều lần nhận phải thư đe doạ. Dưới áp lực từ những quấy rối và de doạ không ngừng, ông Khám và vợ mình đều lâm bệnh nặng vào tháng 6 năm 2012. Ông Khám mất vào năm 2014 và bà Long cũng qua đời năm tháng sau đó.

2020-7-4-i080544_01.jpg

Ông Khám Trạch Điền

2020-7-4-i080544_02.jpg

Bà Long Tú Anh

Dì của bà Khám, bà Khám Nghị Nhân, là một bác sĩ y khoa Trung Quốc. Bà bị bắt vào ngày 21 tháng 7 năm 1999 trên đường đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cảnh sát bắt bà và giam giữ bà tại đồn cảnh sát trong một ngày. Bà đã đến Bắc Kinh lần nữa vào tháng 10 năm 2000 và bị bắt. Bà bị đưa trở lại và giam giữ trong vòng 43 ngày và bị phạt 2.200 nhân dân tệ. Nơi làm việc cũng trừ 4.560 nhân dân tệ tiền lương của bà.

Tháng 11 năm 2005, bà Khám Nghị Nhân lâm trọng bệnh do tinh thần căng thẳng vì phải chịu đựng nhiều quấy nhiễu từ chính quyền. Bà qua đời vào ngày tháng 6 năm 2008.

2014-12-14-minghui-yixian-death2-01--ss.jpg

Bà Khám Nghị Nhân

Con gái bị kết án tù phi pháp trong 5 năm

Con gái của bà Khám, cô Tả Lập Chí, sinh vào ngày 5 tháng 9 năm 1968. Cô dạy học tại cùng trường trung học với anh trai mình. Cô Tả bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ trước năm 1999. Cô đã bị giam giữ bốn lần vì đức tin của mình, bao gồm 9 tháng ở trong trại giam và 5 năm tù.

Các quan chức trong chính phủ thành phố bắt cô Tả đến một trại tẩy não vào ngày 24 tháng 7 năm 1999, sau khi cô cố gắng thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Bắc Kinh. Tại đây cô bị tra tấn trong hai ngày hai đêm và bị chấn thương. Cô tiếp tục đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 23 tháng 9 năm 1999. Cô bị bắt và đưa đến trại tạm giam huyện Dịch. Cô đã bị giam giữ trong 15 ngày và bị tịch thu 1.360 nhân dân tệ.

Vào ngày 13 tháng 10 năm 1999, cảnh sát bắt giữ cô Tả và đưa cô đến trại tạm giam huyện Dịch. Sau một tháng bị giam giữ, cô bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Tại đây cô bị đánh đập và hành hạ trong suốt chín tháng. Tiền lương của cô cũng bị cắt trong vòng một năm.

Sau khi được thả ra khỏi trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, cô Tả liên tục bị quấy nhiễu bởi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2006. Để tránh bị quấy rối, cô bị buộc phải rời khỏi nhà và sống lang thang trong bốn tháng. Nơi cô làm việc đã lấy đi của cô 300 nhân dân tệ tiền lương trong thời gian này.

Cảnh sát Đội An ninh Nội địa huyện Dịch và đồn cảnh sát huyện Đại Du Thụ Bảo đã đột nhập vào nhà và bắt giữ cô Tả vào ngày 2 tháng 8 năm 2008. Cô bị đưa ra toà án huyện Dịch vào ngày 10 tháng 10. Trong buổi sơ thẩm, cô đã nói rằng mình đã thụ ích rất nhiều từ việc tu luyện Pháp Luân Công. Luật sư của cô cũng nói rằng cô vô tội. Thẩm phán và những người đàn áp đã không thể nói gì và nhanh chóng kết thúc buổi sơ thẩm.

Toà án huyện Dịch đã bí mật kết án cô Tả ba năm tù vì “sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một tội danh tiêu chuẩn được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để kết tội các học viên Pháp Luân Công. Cô đã nộp đơn kháng cáo tới toà án Trung cấp thành phố Cẩm Châu. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2009, rất nhiều quan chức từ toà án Trung cấp thành phố Cẩm Châu đã chất vấn cô Tả mà không báo trước với gia đình cô. Họ tuyên bố rằng cuộc họp này là phiên toà Trung thẩm của cô. Vào lúc đó không có quyết định nào được công bố.

Mẹ của cô Tả là bà Khám Chí Tích sau đó đã nộp đơn tố cáo đến toà án Trung cấp thành phố Cẩm Châu, Viện kiểm soát thành phố Cẩm Châu, toà án Tối cao tỉnh Liêu Ninh, và Viện kiểm soát tỉnh Liêu Ninh yêu cầu toà án Sơ thẩm thành phố Cẩm Châu huỷ bỏ bản án oan sai đưa ra bởi toà án huyện Dịch. Mặc dù vậy, vào ngày 14 tháng 2 năm 2009, gia đình cô Tả nhận được tin cô bị kéo dài án tù đến năm năm.

Cô Tả bị đưa đến nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Ban đầu, cô bị giám sát bởi hai tù nhân và họ liên tục ép buộc cô từ bỏ đức tin của mình, nhưng cô đều từ chối. Vì vậy trong vòng 4 đến 5 ngày, lính canh lệnh cho các tù nhân ở chung phòng thay phiên nhau canh chừng cô vào ban đêm để cấm cô ngủ và bắt cô làm việc suốt cả ngày. Khi cô Tả không thể tiếp tục mở mắt, các tù nhân sẽ tát vào mặt và đổ nước lạnh lên đầu cô. Sau đó cô sẽ bị nhốt ở ngoài dưới thời tiết âm 20 độ mà không hề có một chiếc áo ấm.

Sau đó, cô Tả bị bắt phải đứng trong thời gian dài cho đến khi chân cô sưng to đến nỗi cô không thể mang vừa giày của mình. Cô bị ép phải ngồi xổm trong khi những tù nhân khác ngồi trên người và đánh đập cô. Họ nhấc cô lên và để mông cô đập xuống sàn nhiều lần. Kết quả là cô bị tổn thương đốt sống và không thể giữ lưng thẳng vì đau đớn.

Bà Khám Chí Tích hai lần bị đưa đến trại lao động cưỡng bức

Bà Khám, hiện đã 75 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Trên đường trở về từ cuộc thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 7 năm 2020, cảnh sách địa phương đã bắt bà tại nhà và giam giữ bà tại một trung tâm tẩy não trong vòng hai ngày. Bà đã quay lại Bắc Kinh vào tháng 9. Ngay sau đó bà bị bắt và giam giữ tại trung tâm tạm giam huyện Dịch trong 17 ngày. Bà cũng bị phạt 1.360 nhân dân tệ. Nhiều ngày sau đó, cảnh sát bắt và giam giữ bà lần nữa trong vòng năm tháng rưỡi. Họ cũng cưỡng đoạt của bà 1.525 nhân dân tệ.

Bà Khám đã cố gắng đi đến Bắc Kinh lần nữa nhưng đã bị bắt tại ga tàu hoả Cẩm Châu vào tháng 10 năm 2000. Sau hơn một tháng bị giam giữ, bà bị kết án 3 năm tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia nhưng đã được thả sau bảy tháng rưỡi.

Bà Khám bị bắt lần nữa vào tháng 5 năm 2005 vì nói với người dân về Pháp Luân Đại Pháp trên xe buýt. Bà bị kết án 18 tháng tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Bà được thả 8 tháng sau đó. Mặc dù vậy, bà vẫn bị giám sát và quấy rối bởi chính quyền. Cảnh sát địa phương đã đến nhà bà hai lần vào năm 2017. Họ muốn biết rằng liệu bà Khám và con gái bà còn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay không. Những cảnh sát này cũng quay phim và ghi hình nhà của bà.

Em họ của bà Khám, bà Lý Trí Huy, là một y tá 51 tuổi tại Bệnh viện Y khoa Trung Quốc huyện Dịch. Bà đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 và bị bắt và giam giữ tại thành phố Thừa Đức trong một ngày. Sau khi trở về từ toà án huyện Dịch, bà được đưa đến đồn cảnh sát và bị giam giữ thêm một ngày nữa. Vào tháng 10 năm 2000, bà Lý đã đến Bắc Kinh lần nữa nhưng bị bắt tại thành phố Hồ Lô Đào. Bà bị đưa trở lại huyện Dịch và giam giữ trong vòng 45 ngày trước khi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi bà bị tống giam trong bảy tháng rưỡi. Chỗ làm cũng cắt 6.000 nhân dân tệ tiền lương của bà.

Cảnh sát bắt giữ bà Lý lần nữa vào ngày 26 tháng 10 năm 2002 và giam giữ bà trong 22 ngày tại trung tâm tạm giam của huyện. Bà cũng bị phạt 1.200 nhân dân tệ. Sau đó vào tháng 6 năm 2016, bà Lý bị bắt lần nữa bởi cảnh sát và bị giam giữ trong mười ngày.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/12/408578.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/31/186123.html

Đăng ngày 12-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share