Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-07-2020] Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch mới trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa từ tháng 7 năm 1999. Kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Công phải chịu sự giam giữ, tra tấn tàn bạo, cầm tù và lao động cưỡng bức trong suốt 21 năm qua.

Những năm gần đây, ĐCSTQ chỉ đạo các quan chức cộng đồng và cảnh sát tiến hành sách nhiễu quy mô lớn các học viên Pháp Luân Công và thu thập thông tin cá nhân của họ gồm có đặc điểm khuôn mặt và cơ thể, lấy mẫu máu và mẫu DNA. Nhiều quan chức còn nỗ lực buộc các học viên từ bỏ đức tin của mình và đe dọa bắt giữ các học viên nếu họ không hợp tác.

Dưới đây là một số vụ việc sách nhiễu học viên ở các tỉnh như Tứ Xuyên, Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh và Hắc Long Giang.

Giáo viên về hưu bị sách nhiễu ở Tứ Xuyên

Bà Đại Công Thu là một giáo viên về hưu của Trường trung học Long Phong ở thành phố Bàng Châu, Tứ Xuyên. Ngày 4 tháng 7 năm 2020, Hiệu phó và Bí thư chi bộ nhà trường đã tới thăm bà cùng một vài món quà. Sau khi chào hỏi ngắn gọn, họ mang ra một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công được chuẩn bị từ trước và yêu cầu bà ký vào đó.

Bà Đại kể với họ về việc Pháp Luân Công đã giúp bà khỏe mạnh trong 20 năm qua như thế nào. Bà hỏi họ: “Tôi trở thành một người tốt và không làm gì sai. Tại sao các vị muốn tôi thay đổi.”

Thấy bà kiên quyết giữ vững đức tin của mình, các lãnh đạo nhà trường đe dọa sẽ đình chỉ lương hưu của bà vì họ biết rằng bà còn một người con tàn tật phải sống dựa vào bà. Bà Đại vẫn kiên quyết từ chối hợp tác.

Cảnh sát sách nhiễu người phụ nữ tàn tật ở Sơn Đông

Cô Vương Tân Hoa ngoài 40 tuổi là một người dân trong một thôn của khu Lai Vu, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Cô bị bại liệt từ khi còn nhỏ và gặp khó khăn trong việc đi lại. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2012, bệnh của cô được trị khỏi và hiện tại cô có thể đi lại như bình thường.

Tháng 6 nám 2020, cảnh sát của Đồn Công an Thành Tây khu Lai Vu gọi điện thoại cho cô bốn lần và sách nhiễu cô tại nhà riêng để gây áp lực để buộc cô phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Gia đình cô Vương rất sợ hãi trước sự đe dọa của cảnh sát. Mẹ cô trách móc và mắng cô. Cha của cô luôn quý mến và yêu thương cô cũng trở nên thất vọng vì cô. Cha và chồng của cô chửi mắng và đánh đập cô.

Bốn học viên bị sách nhiễu trong một thị trấn ở Hà Bắc

Ngày 22 tháng 6 năm 2020, ông Lưu Tông Lễ, một học viên ở thị trấn Từ Trang, thành phố Hành Thủy tỉnh Hà Bắc bị triệu tập tới văn phòng thôn. Bí thư Đảng thị trấn đang đợi ông ở đó. Ông ta tra hỏi ông Lưu và yêu cầu ông ký vào tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công nhưng ông Lưu từ chối.

Theo yêu cầu của hai quan chức thị trấn, bí thư Đảng của một thôn khác ở trị trấn Từ Trang ra lệnh cho ông Vương Bình Quân và một học viên khác là bà Kiều Trường Vinh tới văn phòng thôn trong nỗ lực buộc họ ký vào tuyên bố từ bỏ tu luyện. Không một học viên nào tới văn phòng thôn.

Người phụ nữ ở Liêu Ninh liên tục bị sách nhiễu

Cô Quách Kỳ sống ở khu Sa Hà Khẩu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020, các quan chức ở khu dân cư địa phương của cô nhiều lần gọi điện thoại cho cô Quách và mẹ cô (không phải là học viên) để sách nhiễu họ. Một quan chức tới nhà của hai mẹ con cô Quách, nhưng họ từ chối mở cửa.

Ngày 2 tháng 7, khi một cán bộ chính quyền gõ cửa nhà một lần nữa, thời điểm đó cô Quách không cảnh giác và đã mở cửa. Người cán bộ đó hỏi cô Quách có còn tu luyện Pháp Luân Công không. Cô Quách trả lời là có. Do đó, người cán bộ này yêu cầu cô tới văn phòng của họ để điền vào một số biên bản nhưng cô Quách đã từ chối.

Ngày hôm sau, quan chức lại gọi điện tới nhà cô Quách một lần nữa và yêu cầu mẹ cô nói với cô tới văn phòng của họ. Mẹ cô Quách từ chối họ.

Các học viên ở thành phố Kê Tây, Hắc Long Giang bị sách nhiễu.

Tháng 5 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Kê Tây bị sách nhiễu trên quy mô lớn, giống như một phần của chiến dịch “xóa sổ” toàn quốc để buộc tất cả các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của mình. Ủy ban khu phố và cảnh sát gọi điện thoại cho các học viên và tới nhà hay nơi làm việc của các học viên để cố gắng buộc họ ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Một số đã ghi hình các học viên trong chuyến thăm của họ.

Khi học viên từ chối, họ bị đe dọa sẽ đuổi việc hoặc cắt lương. Nếu học viên không có mặt trong chuyến thăm của họ, các quan chức nỗ lực buộc các thành viên trong gia đình học viên hay người quản lý của họ ký vào tuyên bố.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/7/408679.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/20/185949.html

Đăng ngày 12-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share