[MINH HUỆ 23-02-2007]
(Tiếp theo Phần 1)
3) Sư phụ đến nhà đệ tử
1. Có một bà lão tu luyện công pháp Đạo gia muốn bái Sư phụ cao công làm thầy để tương lai có thể làm khí công sư. Vì lúc ấy nhận thức của bà cũng chỉ ở tầng thứ chữa bệnh khỏe người. Nhưng khi nghe Sư phụ giảng Pháp thì bà cảm thấy những điều Sư phụ giảng cao không thể tưởng tượng được (thực tế là não của bà dung nạp không nổi, bởi vì tất cả những thứ trước đây của Đạo gia chưa vứt bỏ đi). Ngay trên lớp học, bà chạy lên bục giảng và nói với Sư phụ: “Hãy khiêm tốn một chút, ông ở đây toàn nói điều to lớn, bên cạnh có thể có nhiều cao nhân đang nghe đấy!” Sư phụ chỉ cười mà không nói gì. Bởi vì bà ấy cứ dùng hình thức tiểu đạo thế gian để đánh giá Sư phụ, trong khi tu luyện Đại Pháp là trực chỉ nhân tâm, tu cho đến khi chấp trước không còn một lậu mới là quan trọng nhất. Bà ấy cũng mời Sư phụ về nhà để giảng lại những điều đã nói trên bục giảng, nhưng Sư phụ vẫn chỉ mỉm cười mà không nói gì, cuối cùng bà cũng dần dần nghe và hiểu ra.
Sư phụ đã đến nhà bà nhiều lần và cũng ủy thác trọng trách cho bà lão này. Bởi vì Sư phụ nhìn thấy một số vấn đề nên khi rời khỏi huyện Quan lần thứ nhất, Sư phụ đã an bài hai đệ tử bí mật giúp đỡ bà.
2. Có một cây ngô đồng ở trước cửa phòng của lão Thụy, Sư phụ lấy tay vỗ vỗ vào cây và Sư phụ nói thì cây mỉm cười. Khi lão Thụy đả tọa vào buổi tối thì cây phát ra ánh sáng. Trước đó vài ngày, vì một số nguyên nhân mà lão Thụy muốn bứng bỏ cây ngô đồng, buổi tối ông thắp một nén hương dâng lên Sư phụ và nói về ý định này. Đêm đó ông nằm mộng thấy một con dê trắng chạy nhanh về hướng Đông Nam.
3. Ở cổng phía Tây của nhà máy in quận có một cánh cửa nhỏ. Vào sáng ngày 19, Sư phụ và tiểu Lý Tử có việc đến đây. Tại đây có một học viên vốn đã từng truy cầu tiểu thuật trong tiểu đạo thế gian. Người này lấy ra bức ảnh của một người phụ nữ đưa cho Sư phụ xem. Khi ấy Sư phụ đang mỉm cười, nhưng vừa nhìn qua bức ảnh thì nét mặt Ngài trầm xuống và bảo anh ấy hãy bỏ nó đi! Vì người phụ nữ có chút tiểu thuật (khả năng) hô mưa gọi gió này bị động vật phụ thể rồi, điều này có liên quan đến những thứ không sạch sẽ trên thân thể của người học viên ấy. Sư phụ đã thanh lý những tà linh hại người này. Khi người học viên tiễn Sư phụ ra cổng, Sư phụ bước qua cổng một đoạn rồi quay lại bảo anh ta rằng: “Cái sân đã được thanh lý rồi!” Sư phụ đã làm rất nhiều điều cho anh ấy, quan tâm đến việc tu luyện của anh ấy, mặc dù người học viên này làm một số chuyện không tốt, thậm chí đến sau ngày 20 tháng 7, anh ấy đã làm những chuyện có lỗi với Sư phụ và Đại Pháp. Nhưng Sư phụ vẫn cho người học viên này cơ hội, bởi vì Sư phụ nhìn thấy người này nhất định có khả năng trở thành đệ tử Đại Pháp! Sư phụ từ bi! Đệ tử vĩnh viễn kính ngưỡng Sư phụ!
4. Vào sáng ngày 18, có hai vợ chồng trung niên đã mời Sư phụ đến nhà dùng bữa để cảm ơn ân cứu mạng của Sư phụ. Anh ấy đang sống ở nhà thuê và chủ nhà có nuôi một con chó đen lớn. Khi Sư phụ bước vào trong sân, mọi người đều đi phía trước và phía sau Sư phụ, nên con chó đen thấy người ta thì liền sủa. Nhưng chỉ duy nhất nhìn thấy Sư phụ, là nó liền lắc đầu vẫy đuôi nằm mọp xuống đất và không dám phát ra một âm thanh nào.
Khi Sư phụ bước vào nhà, cũng có rất nhiều người đến để gặp mặt Sư phụ. Trong đó có một số người muốn Sư phụ xem căn cơ cho họ thế nào, Sư phụ nói: “Căn cơ tốt, hãy cố gắng luyện cho tốt!” Một số khác muốn hỏi nhưng không nói ra, Sư phụ nhìn các học viên và nói: “Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi.”
Bữa ăn được dọn lên với nhiều món thịnh soạn. Có người hỏi Sư phụ hương vị thức ăn thế nào, Sư phụ trả lời rằng Ngài dẫu có ăn món gì thì cũng chỉ cảm thấy một vị thôi. Khi gắp thức ăn, Sư phụ dùng tay trái, bấy giờ mọi người lý giải là Sư phụ lấy bản thân làm gương để truyền Pháp. Nhân đây cũng nói về một việc, khi Sư phụ đến huyện Quan truyền Pháp, Ngài đã mặc một chiếc áo len có vết vá. Sư phụ mua phiếu ăn cho ba bữa ăn trong ngày để có thể dùng bữa tại nhà ăn lớn. Chị Lưu là người giữ các phiếu ấy. Lần đầu tiên khi chị Lưu theo Sư phụ đi giảng Pháp, chị nhìn thấy Sư phụ quá vất vả, nhưng ăn uống lại quá đơn giản, nên một sáng sớm nọ, chị tự ý mua cho Sư phụ một túi trứng gà luộc (là đặc sản địa phương). Sư phụ nhìn thấy vậy thì không vui, và đã giảng cho chị Lưu một bài Pháp về vấn đề này. Khi Sư phụ rời khỏi huyện Quan, Ngài đã để lại những phiếu ăn còn dư, gồm cả bữa sáng và bữa trưa.
Sau bữa ăn, Sư phụ cùng chúng tôi chụp ảnh lưu niệm. Cho dù là chụp ảnh nhóm hay chụp ảnh cá nhân, Sư phụ đều đáp ứng nguyện vọng của chúng tôi. Trái tim của chúng tôi tràn ngập sự ấm áp và niềm vui mỗi khi nhớ lại những khoảnh khắc quý giá này.
Vào buổi chiều ngày cuối cùng của khóa học, Sư phụ đã an bài cho chị Lưu và chị Cảnh phân công cho bốn học viên khác tặng ảnh Pháp tượng của Sư phụ đang ngồi đả tọa luyện công tại một phòng sự kiện của Đại học Cát Lâm. Lúc ấy có một đệ tử nói rằng đã thỉnh rồi, chị Cảnh nói: “Đây là Sư phụ muốn tặng anh.” Sư phụ cũng lưu lại danh thiếp cá nhân cho các đệ tử. Bây giờ nghĩ lại, Sư phụ đã đặt kỳ vọng tha thiết và cao biết nhường nào đối với các đệ tử Đại Pháp ở huyện Quan. (Sư phụ còn đến hai nhà nữa, nhưng vì không rõ tình hình nên không thuật lại).
4) Sư phụ đến Tiêu Thành
Sáng thứ Sáu (ngày 20 tháng 11 năm 1992), đệ tử đã tìm thuê một chiếc xe tải, thỉnh Sư phụ đi thăm Tiêu Thành. Năm ấy, Sư phụ đã đi theo con đường sau đây đến Tiêu Thành.
Con đường này nằm ở phía Tây Bắc của huyện Quan, một đường quốc lộ nông thôn dẫn đến thôn Vạn Thiện. Trong lúc chiếc xe có chút lắc lư trên con đường gập ghềnh, đệ tử giới thiệu với Sư phụ về phong tục địa phương và điển cố của huyện Quan. Chị Lưu nói: “Những lá cờ tung bay trong gió ở hai bên đường, thổ địa, các vị thần địa phương và chúng sinh ở các không gian khác đều đang ở bên đường để nghênh đón Sư phụ!” Lúc đó các đệ tử cảm động hỏi Sư phụ vì sao lại đến thăm vùng đất huyện Quan nhỏ bé này. Dường như chị Lưu đã nói rằng: “Vì ở đây có những người mà Sư phụ muốn cứu độ.”
Tiêu Thành nằm ở khu vực bờ Đông sông Vệ cách năm dặm về phía Đông Nam của Bắc Đào trấn ở huyện Quan, là một ngôi thành quân sự cổ đại được bảo tồn khá hoàn hảo. Nó được biết đến dựa trên những ghi chép trong Tống sử và Liêu sử, cùng với sự phát hiện ra di chỉ ngôi mộ của quan án sát sứ Sơn Tây là Dương Sư Chấn thời Nhà Minh niên hiệu Long Khánh [1]. Ngôi thành này do Tiêu Thái Hậu nhà Liêu là Tiêu Yến Yến cho xây dựng để chiến đấu chống lại nhà Tống, do đó được đặt tên là “Tiêu Thành” (hay còn gọi là Hiết Mã Thành). Mặc dù nó không nổi tiếng và thu hút sự chú ý của mọi người, không có biển núi kỳ vĩ như “Sơn Hải” hay “Gia Dục Quan”, cũng không có địa thế hiểm trở, tạo hóa vĩ đại hay điêu luyện sắc sảo, càng không như cố đô Trường An và Biện Lương, vốn là những địa danh nổi tiếng chấn động gần xa với lịch sử lâu đời, thu hút vô số khách du lịch và khách vãng lai đến viếng thăm thắng cảnh. Nhưng nó vẫn là một trang quan trọng trong sử sách Trung Quốc, vì đây là nơi mà hai nước Tống Liêu đã ký hòa ước nổi tiếng “Thiền Uyên Chi Minh” sau một trận chiến vô cùng khốc liệt.
Vào mùa đông năm 1004 sau Công Nguyên, trong chiến dịch “Thiền Uyên” lừng danh sử sách, Tiêu Thái hậu nắm đại quyền quân chính nước Liêu, “thân ngự nhung xa, chỉ huy tam quân” (Tạm dịch: đích thân cưỡi xe trận chỉ huy ba quân), (thôn Lang ở phía Tây của Tiêu Thành còn có gốc cây hòe cổ nghìn năm tuổi, tương truyền là nơi mà Tiêu Thái hậu đã cột ngựa chiến tại đây). Vó ngựa Khiết Đan dày xéo Trung Nguyên, bà lấy Tiêu Thành làm căn cứ tiền tuyến để có thể tấn công, cũng có thể lui về phòng thủ, “xâm chiếm đất Bối (huyện Thanh Hà) và Ngụy (huyện Ngụy), khiến trong ngoài triều đều chấn động kinh hãi”. Danh thần triều Bắc Tống là Khấu Chuẩn chủ chiến, phản đối các quan triều đình như Vương Khâm Nhược [2] và Trần Nghiêu Tẩu, vốn can nhiễu với những chủ trương cầu hòa và muốn trốn chạy, Khấu Chuẩn thỉnh Tống Chân Tông ngự giá thân chinh. Dưới tình thế ấy, Chân Tông phải giá lâm Bắc Kinh (ngày nay là phía Đông Bắc của huyện Đại Danh, tỉnh Hà Bắc). Đại tướng Dương Diên Chiêu nói: “Khiết Đan tấn công Thiền Uyên, vượt biên giới phía Bắc hơn nghìn dặm, phàm là để cướp bóc, tất dựa vào sức ngựa, nên khi người và ngựa bị tiêu hao dần thì có thể đánh bại chúng”. “Tịnh suất tinh duệ chi sư”. Lúc đó Tiêu Thái hậu nghe tin hoàng đế Chân Tông ngự giá thân chinh, liền dẫn quân công thành. Dương Diên Chiêu dẫn quân tinh nhuệ nghênh chiến, hợp cùng quân thủ thành dùng nỏ mạnh bắn chết tướng giỏi (cũng là em trai) của Tiêu hậu là Tiêu Thát Lãm tại trận, khiến nhuệ khí quân Liêu tiêu tan. Quân Tống thừa thắng truy kích, đánh cho quân Liêu đại bại tại huyện Quan và tấn công Tiêu Thành, gây ra áp lực khiến cho Tiêu Thái hậu phải sai sứ nghị hòa tại Thiền Uyên (ngày nay là phía Tây Nam huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam). Sử gọi là “Thiền Uyên chi minh”.
Hôm nay du ngoạn Tiêu thành, đứng trên tường thành cao 13 mét nhìn xung quanh trong và ngoài Tiêu Thành, dường như trong lòng vẫn cảm thấy không khí tráng liệt khi xưa, lúc mà “Chiến mã khiếu khiếu, kim đích phi minh”, “Hàn quang chiếu thiết y” [3] (Tạm dịch là: “Chiến mã hí vang, tên bay khắp trời”, “Áo giáp chiếu hàn quang”).
Vị trí viếng cảnh của Sư phụ tại khu vực phía Nam của bức tường thành phía Tây Tiêu Thành, huyện Quan
Sư phụ xuống xe ở cửa Tây, chụp hình lưu niệm trước bia tưởng niệm Tiêu Thành, sau đó đi dọc theo tường thành từ Bắc xuống Nam, rồi đi lên nơi cao nhất của tường thành, phóng tầm mắt nhìn ra bốn bên thấy cảnh vật còn rất hoang vu. Sư phụ dùng công năng mở ra cánh cửa thời gian, nhìn thấy lớp lớp doanh trại của quân Liêu, còn có cả khu mộ tập thể chôn hàng vạn tù binh tử trận. Lúc xuống xe tại Trung Nhai (đường chính giữa thành), Sư phụ nghe dân địa phương kể rằng họ đã nhìn thấy được các tiên nữ ở ngoài làng vào ban ngày trong những năm 1950 – 1960.
Sư phụ đến di chỉ đài cao bảy mét ở góc Tây Bắc của thôn, tại đây Sư phụ dùng công năng để nhìn xem phong thái anh thư lẫm liệt của nữ thống soái Tiêu Thái hậu. Khi đó bà ấy chân mang giày da, mặc quần chiến, đầu đội mũ có gắn lông chim trĩ, thần thái uy vũ đứng trên đài cao duyệt binh. Sư phụ tiếp tục nói chuyện với chị Lưu, vì thiên mục của chị cũng có thể nhìn thấy được những điều này. Sau đó Sư phụ thong thả tản bộ lên đài, nơi có hàng tùng xanh bách biếc bao quanh và chụp ảnh lưu niệm với các đệ tử ở trên đỉnh này.
Sau khi xuống phía Bắc của pháo đài, Sư phụ đi một vòng quanh Bắc tường thành. Nhân thời gian còn sớm, các đệ tử hỏi Sư phụ liệu có muốn đi một chuyến đến Đại Danh và dùng bữa trưa ở đó hay không. Sư phụ đã đồng ý.
5) Sư phụ đi Đại Danh
Chiếc xe đi dọc theo Quốc lộ 106 về phía đông của thị trấn Đông Cổ, qua cầu Ban Trang đến thị trấn Kim Than (thời Tống gọi là Kim Sa Than; tương truyền năm ấy, Dương Đại Lang, Dương Nhị Lang và Dương Tam Lang đã chết trận tại đây; đây cũng là điểm dừng chân cuối cùng cho chiến thắng 108 của Mục Quế Anh đại phá Thiên Môn trận), chúng tôi cũng thấy con đường Dương Gia ở đây. Tại miếu Nương Nương và các cửa hàng theo đạo, cũng như hầu hết ở cổng của những ngôi nhà bên đường, có một cái án thờ thần ở chính giữa bức tường, đa số là cúng thờ Quan Công. Ở nơi này, lần đầu tiên các đệ tử được nghe Sư phụ giảng rằng Quan Công là do người phương Nam thờ cúng mà thành Thần tài.
Đại Danh có một lịch sử lâu đời, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo của khu vực phía Nam của tỉnh Hà Bắc, là nơi có ba dòng sông chảy qua là sông Vệ, sông Chương và sông Mã Giáp. Đây còn là nơi bảo tồn văn hóa cấp tỉnh và lưu lại nhiều di tích như: bia mộ và đền thờ Địch Nhân Kiệt thời Đường, bia mộ La Nhượng, bia Thần đạo của Mã Văn Tháo thời Hậu Tấn, bia Ngũ Lễ Ký thời Tống và Kinh Bi do Chu Hy viết v.v. [4]
Đại Danh ngày xưa còn gọi là Đại Danh phủ. Thời Tây Chu thuộc về nước Vệ. Thời Xuân Thu thuộc nước Tấn. Thời Chiến Quốc thuộc nước Ngụy. Thời Tần thuộc về quận Hàm Đan và quận Đông, đến thời Hán thì bắt đầu gọi là huyện thành Nguyên. Đời Đường bỏ thành Nguyên nhập vào thôn Quý, đến năm Kiến Trung thứ ba đổi thành Đại Danh phủ, thời Bắc Tống năm Khánh Lịch thứ hai thăng Đại Danh thành Bắc Kinh (trị sở phía Đông Bắc huyện Đại Danh, Hà Bắc). Thời Bắc Tống năm Hy Ninh thứ sáu (năm 1073 sau CN) thì bãi bỏ. Năm Thiệu Thánh thứ hai (năm 1095 sau CN) được phục hồi. Năm Chính Hòa thứ sáu (năm 1116 sau CN) đổi thành trị trấn Nam Nhạc (hiện nay là phía Nam huyện Đại Danh tỉnh Hà Bắc). Thời Kim đổi lại như trước đó. Thời Thanh năm Càn Long thứ 22 (năm 1758 sau CN) chuyển thành trị sở cho đến ngày nay. Trải qua các đời Ngũ Đại, Tống và Kim, thì huyện Quan đều thuộc về Đại Danh.
Cổng thành phía Bắc của Đại Danh phủ ngày nay (Sư phụ đã đi qua cổng giữa)
Truyện kể rằng Tể tướng Ngụy Trưng nhà Đường (theo Tân Đường Thư thì ông là người ở Khúc thành, Ngụy châu. Người ngày nay bảo là người ở huyện Quán Đào), ông vốn là một đạo sĩ. Tổ tiên của Vương Mãng, người soán ngôi nhà Hán, cũng ở Nguyên thành, ngày nay là khu vực đê Hoàng Kim, hương Ngũ, thôn Bao Đầu. Dương Gia Tướng cũng từng đóng quân và phòng thủ tại đây. Từ lúc thăng lên thành Bắc Kinh, vị thế chính trị của Đại Danh đã nâng lên một tầm mức cao hơn; về mặt quân sự, nó đã trở thành một trọng trấn ngăn chặn sự xâm lược của người Khiết Đan từ phương Bắc. Cố tể tướng Khấu Chuẩn từng viết: “Đông quận cổ quăng kim hữu phụ, Bắc môn tỏa thược cổ thiên hùng.” (Tạm dịch: Cánh tay phải của Đông quận hiện nay, Từ xưa đến nay khóa biết bao kẻ địch mạnh tại cửa Bắc)
Khi xe vừa rời khỏi huyện thành Đại Danh một đoạn, nhìn thấy có người đốt pháo trên đường Nam, mà thanh âm cứ như tiếng vang bên hông xe, giống như có chấn động dưới gầm xe vậy. Chị Lưu nói đây là: “Hoan nghênh Sư phụ đến”. Sau khi đi qua con sông đào nhỏ, xe đến khu vực nội thành vào khoảng hai giờ chiều, và đậu ở lối vào của một nhà hàng mới khai trương ở đường Bắc gần trạm xe buýt Đại Danh (bây giờ nhà hàng này không còn nữa). Các đệ tử vội đến liên hệ tại tiền sảnh và được sắp xếp ở tầng hai.
Sau khi ngồi vào chỗ, nhân viên phục vụ đem thực đơn đến, các đệ tử muốn thỉnh Sư phụ gọi món ăn đầu tiên nhưng đợi mãi vẫn không thấy Sư phụ lên lầu, đi xuống dưới lầu cũng không thấy Sư phụ đâu cả. Một lúc sau, Sư phụ cầm một con gà nướng đi lên. Các đệ tử phàn nàn với nhau vì sao lại để Sư phụ phải chi tiền mua đồ cho chúng mình. Sư phụ bảo: “Đây là mua cho anh tài xế”. Bởi vì ban đầu khi thuê xe, chúng ta chỉ nói đi Tiêu Thành thôi, chứ không có nói đi đến Đại Danh, nên anh tài xế vất vả hơn. Sư phụ đích thân đi mua món gà nướng này (chứ không để chị Lưu đi) để bày tỏ sự quan tâm đến anh (còn tặng cho anh ấy một phù hiệu Pháp Luân), không những thế mà Sư phụ còn nói chuyện một cách nhẹ nhàng thân thiện. Việc này đã làm cho các đệ tử khắc ghi trong tim, mãi mãi không quên.
Sau khi ăn xong, xe quay trở lại và dừng trên đường bên ngoài cổng thành cổ Đại Danh. Sư phụ đứng ở đây một lúc, ngắm nhìn con đường lớn, nhìn cổng thành, Sư phụ và chị Lưu nhìn thấy cảnh thiên quân vạn mã cuồn cuộn tiến ra từ cổng thành. Sau đó Sư phụ đi từ cổng này vào con đường cũ trong thành cổ Đại Danh và chụp ảnh kỷ niệm tại đây.
Bởi vì đường lên vọng lâu của lầu thành bị khóa, cũng không có nhân viên ở trạm gác, nên Sư phụ không lên lầu thành, mà đi bộ về phía Nam một đoạn rồi quay trở lại. Sư phụ dừng lại một lúc ở phía Bắc của cổng, rồi bảo rằng cổng này là có từ thời nhà Minh và Thanh, nhưng vào thời nhà Tống thì nó không có ở đây.
Do đó Sư phụ muốn mọi người lên xe đi tìm di tích thành Đại Danh thời Tống (ngày nay khi các đệ tử tra cứu một số tư liệu lịch sử, căn cứ theo “Từ điển các thành phố cổ đại của Trung Quốc” thì thành cổ Đại Danh ngày nay được xây từ thời nhà Thanh năm Càn Long thứ 22, hoàn toàn trùng khớp với những lời mà Sư phụ đã nói về lịch sử của nó, vậy mà lúc đó các đệ tử đều không biết gì cả).
Khi xe dừng trên chiếc cầu bắc qua con sông đào nhỏ, Sư phụ xuống xe và lấy cuộn phim lắp vào máy ảnh của đệ tử, cuộn phim đó là của Sư phụ. Sông đào này là một nhánh của sông Chương và sông Vệ, chảy từ Nam ra Bắc ở phía Đông ngoại ô của thành Đại Danh. Sông Chương chảy từ Lâm Chương qua Nghiệp rồi đến Đại Danh, Tây Môn Báo đã từng trị vì đất Nghiệp vào những năm đó (nay là phía Bắc của An Dương). Trong sách giáo khoa ngữ văn trung học có một bài viết là “Hà Bá lấy vợ” kể về một chuyện trong khi Tây Môn Báo [5] trị vì đất Nghiệp. Sư phụ dùng lăng kính ngắm của máy ảnh để các đệ tử thay phiên nhau nhìn thấy được cảnh tượng năm đó: nhìn thấy cờ đỏ tung bay phấp phới trên cầu của bờ Tây sông Nam, người đông nghìn nghịt, chiêng trống vang trời…
Xe tiếp tục đi về phía đông, được một đoạn thì rẽ về phía Bắc, đi khoảng 3 km, thì đến thôn Giao Thiện ở làng Đại Nhai, ngôi làng mang đến cho người ta cảm giác nguyên sơ và lịch sử lâu đời. Nó nằm bên ngoài bức tường thành phía Tây của thành cổ Đại Danh. Chiếc xe đi dọc theo con đường nhỏ trong thôn về hướng Bắc không xa thì đến ngoại ô phía Bắc của thôn, rồi đi về hướng Đông khoảng 1 km thì xe không thể đi tiếp được nữa, vì vậy chúng tôi dừng lại trên một con đường hẹp ở giữa cánh đồng lúa mạch. Sư phụ bước xuống xe, một làn gió Bắc hiu hiu nhẹ thổi mái tóc của Sư phụ. Sư phụ nhìn xung quanh cánh đồng, sương khói dường như bao phủ tất cả mọi thứ trong quá khứ, một số cây cổ thụ dường như tiết lộ một chút thông điệp từ quá khứ, nhìn qua sông về phía Bắc có thể thấy mờ mờ một vọng gác cao phủ đầy cây nhỏ. Đây là tàn dư duy nhất còn sót lại ở góc Tây Bắc của thành cổ Đại Danh thời Tống, Bắc Kinh.
Sư phụ đứng trên cánh đồng lúa mạch, thỉnh thoảng nói điều gì đó với chị Lưu, Sư phụ nhìn thấy phố xá và những con đường phồn vinh của thành Đại Danh thời Tống, những thành lầu nguy nga tráng lệ, những quân sĩ uy vũ của Dương gia binh đang tuần tra trên đó. Chị Lưu đã chụp vài bức ảnh cho Sư phụ tại nơi này. Nếu người thường xem những bức ảnh này thì thấy rất đỗi bình thường, nhưng tất cả những sự phồn vinh ở không gian khác được lưu trên bức ảnh thì không phải là điều mà một người thường có thể nhìn thấy được. Trong quá trình chụp ảnh, các đệ tử nhớ rằng Sư phụ đã vô tình nói rằng ở đó có một ngôi chùa lớn vô cùng tráng lệ và hùng vĩ. Những người khác cũng nhìn xung quanh nhưng chỉ thấy cây xanh trơ trọi bao phủ bởi sương mù phảng phất.
Mãi đến hôm nay các đệ tử mới biết rằng, cánh đồng lúa mạch ở phía Đông của thôn Giao Thiện thuộc làng Đại Nhai, nơi mà Sư phụ ghé qua ấy, là khu vực chân tường thành Tây của phủ Đại Danh thời Tống. Tại đây hướng về phía Bắc của bờ Bắc sông đào, chếch về phía Tây khoảng hơn 1 km là thôn Thiết Song Khẩu (nơi này là cổng thành Tây của phủ Đại Danh thời Tống), cách phía Nam của thôn không xa là ngôi chùa Hưng Hóa nổi tiếng lâu đời trong lịch sử của thiền phái Lâm Tế. Khi Sư phụ đến địa điểm ban đầu của chùa Lâm Tế thì ở đó chẳng có gì cả. Vào năm 2.000, khoảng tám năm sau tính từ khi Sư phụ rời khỏi Đại Danh, một số nhân sĩ chức trách tại Đại Danh đã quyết định đầu tư 20 triệu nhân dân tệ để xây dựng lại ngôi chùa Hưng Hóa. Lúc chúng tôi rời khỏi đó, Sư phụ nói: “Phải chi các nhà khảo cổ học đều có một chút công năng…”
Chúng tôi chỉ muốn đề cập ngắn gọn câu chuyện về một người học viên trên xe của chúng tôi vào ngày hôm đó. Anh ấy đã nhiễm thói quen hút thuốc từ khi còn rất nhỏ, khi lớn lên, anh ấy có khả năng chữa một số bệnh nhẹ cho mọi người, nhưng anh ấy lại nghiện rượu, phải uống rượu mỗi ngày thì mới cảm thấy thoải mái. Hành vi thực tế của người này trong người thường đã ở dưới mức của một con người, cũng không xứng với chữ “người”. Nhưng Sư phụ từ bi vô lượng đối với anh ấy, Ngài đả xuất ra công mạnh mẽ để thanh tẩy cho anh ấy. Anh ấy thường hút hơn một gói mỗi ngày, nhưng hôm đó anh ấy không hề nhớ đến việc hút thuốc, ngay cả khi nhìn thấy người tài xế hút, anh cũng không nghĩ đến. Nhờ sự gia trì của Sư phụ, từ đó về sau, người này đã đoạn tuyệt rượu và thuốc lá. Bây giờ mỗi khi người đệ tử này nhớ về ân Sư, đặc biệt là khi nghe giọng nam ca sĩ hát bài “Tạ ân Sư”, nước mắt anh lại tuôn rơi như những viên ngọc vỡ.
Xe chạy trở ra theo con đường nhỏ trên cánh đồng lúa mạch, đi về hướng Nam khoảng ba dặm trên con đường trải nhựa. Con đường Đông-Tây này thực ra là con đường giữa của thành cổ Đại Danh thời nhà Đường và Tống, hiện nay gọi là đại lộ, nó đi về phía Đông đến cổng Đông cũ ở bờ Tây sông Vệ, toàn bộ con đường từ Đông sang Tây dài khoảng 10 dặm. Xe đi về hướng Đông không xa thì đến đường Nam, ở phía Tây của “Địch Công Chi Tửu Gia” và đối diện với sở cảnh sát thôn Đại Nhai có một tấm bia “Địch Nhân Kiệt Từ Đường Bi” (năm đó chỉ có bia mà không có đình, đình được xây vào năm 1996). Sư phụ xuống xe, đi đến trước tấm bia được bao quanh bởi cánh đồng lúa mạch.
Địch Nhân Kiệt (sinh năm 607 đời Tùy – mất năm 700 đời Đường), tự là Hoài Anh, là người đất Tịnh Châu, Thái Nguyên nhà Đường. Khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, ông nhận chức Địa quan Thị lang bộ Hộ rồi sau đó làm Đồng Phượng các Loan đài Bình chương sự (tương đương Tể tướng). Sau đó ông bị quan ngự sử trung thừa Lai Tuấn Thần vu cáo nên bị hạ ngục tù, rồi được tha nhưng bị giáng làm huyện lệnh Bành Trạch. Vào khoảng năm Vạn Tuế Thông Thiên (năm 696 sau CN), khi người Khiết Đan tấn công Ký Châu, thanh thế làm cho cả vùng Hà Bắc chấn động. Triều đình bèn thăng Địch Nhân Kiệt làm thứ sử Ngụy Châu, người Khiết Đan nghe tin ấy thì rút quân. Ông làm việc chính trực và thanh liêm nên được người dân yêu mến nên họ đã lập bia và xây đền cho ông. Do trải qua chiến tranh và không được tu sửa, đặc biệt là qua cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thì ngôi đền Địch Nhân Kiệt chỉ còn lại tấm bia này. Sư phụ đã dừng lại nơi này khá lâu.
Lúc này, một người đàn ông lớn tuổi đến và nói với Sư phụ: “Huyện Đại Danh đang lên kế hoạch xây dựng một ‘Bảo tàng điêu khắc văn bia Đại Danh’ trên đường Bắc cách ‘Đền và bia Địch Nhân Kiệt’ khoảng 100m về phía Đông. Một thời gian trước họ muốn đào tấm bia này đem đến bảo tàng. Nhưng khi đào xuống không sâu lắm, thì nước bùn màu vàng chảy ra xung quanh tấm bia, càng đào thì nước bùn chảy ra càng nhiều. Các công nhân đào bia phân thành nhiều tổ thay phiên nhau đào, nhưng đào mãi đến tận khuya cũng không đào lên được. Đến sáng sớm hôm sau nhìn lại một cái, xung quanh bia lại đầy nước bùn, nên họ chỉ có cách là bỏ cuộc, đành để tấm bia ở nguyên chỗ cũ.” Câu chuyện đó đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
Xe chạy về phía Đông khoảng 100m, có một tấm bia lớn và cao khoảng 12,34m đứng sừng sững trên tượng đài, tượng đài này nằm giữa một vùng đất trũng ở phía Bắc của con đường, tên thường gọi là “Bia Vương Cường”, cũng có thuyết cho là “Ngụy Bác tiết độ sứ Hà Tiến Thao Đức Chính Bi”, [6] cũng có thuyết khác là “Tống Đại Ngũ Lễ Ký Bi”. Nhưng nhìn vào những chữ triện viết trên tấm bia (tám chữ triện được khắc trên đầu tấm bia), thì thuyết cuối cùng này đáng tin cậy hơn.
Sư phụ nhìn kỹ những dòng chữ khắc trên bia và con rùa khổng lồ bên dưới tấm bia lớn ấy. Lúc đó chúng tôi nghe chị Lưu nói: “Bên trong tấm bia lớn này còn có một tấm bia nhỏ, một ngày nào đó khi tấm bia lớn này phong hóa thì tấm bia nhỏ sẽ xuất hiện, điều này sẽ mãi mãi là một bí ẩn đối với nhân loại.”
Sau cùng Sư phụ cùng các đệ tử chụp ảnh lưu niệm ở “bia Ngũ Lễ Ký”. Một đệ tử nọ đã chụp một bức ảnh kỷ niệm trong hố ngay trước tấm bia. Xe quay về, đi qua Kim Than trấn, Gia Điếm, và Nam Bàn (năm xưa là doanh trại của Tiêu Thái hậu). Sau đó từ con đường phía Bắc của làng Thân Doãn, chúng tôi lái xe về hướng Đông đến Nam quan (cửa ải phía Nam), cách đó không xa thì xe quẹo về hướng Bắc, đệ tử nói với Sư phụ rằng ở Đông Nam thành có một dòng suối trong xanh, và người Giang Nam đã lấp nó lại, về sau để tìm lại dòng suối trong lành này mà người ta đã xây dựng một lò gạch ở Đông Nam thành. Sư phụ nói: “Ta đã thấy nó rồi, hiện tại chưa dùng, sau này sẽ dùng”. Chúng tôi chợt nhớ Sư phụ đã từng nói rằng người dân huyện Quan bị rất nhiều bệnh là do con sông nước đen chảy xuyên qua thành, và Sư phụ đã thanh lý những thứ bất hảo ở không gian khác, nên mọi thứ sẽ được cải thiện một khi chuyển hướng chảy của dòng sông nước bẩn này. Đến khi ấy, dòng suối trong lành kia sẽ thấm nhuần khắp đất đai của Quan châu một lần nữa. Khi Sư phụ giảng Pháp vào buổi tối đã đề cập đến chuyến viếng thăm Đại Danh.
6) Sư phụ đến chùa Linh Nham
Sư phụ chuẩn bị rời khỏi huyện Quan vào sáng ngày 23 tháng 11 năm 1992, một số đệ tử đến chào từ biệt Sư phụ, một số đến tiễn Sư phụ. Lão Thụy đã lái xe riêng đến, Sư phụ lên xe, và lão Thụy hỏi liệu Sư phụ có muốn đi chùa Linh Nham không? Sư phụ nói: “Hôm nay con cứ sắp xếp vậy.”
Xe đi qua sông Mã Giáp, đến thành cổ Liêu Thành, lúc này việc mở rộng quảng trường cổ lâu vừa hoàn thành vào tháng Mười nên có lẽ vì thế mà nó không mở cửa. Sư phụ không lên lầu thành, chỉ đi một vòng bên dưới quanh Quang Nhạc, Ngài nói rằng có một bức tượng Phật ở trên lầu.
Xe rời Liêu Thành tiếp tục lên đường, Sư phụ làm một động tác tay, liền sau đó xuất hiện một vị đạo trưởng, mặc áo đạo sĩ màu tím, chòm râu trắng dài nhẹ bay trước ngực, tay cầm phất trần, chân ngồi tư thế hoa sen đả tọa bên đường. Một số học viên nghĩ rằng ông ấy đến để chào đón, Sư phụ nói: “Không phải đến chào đón chúng ta đâu, vì ta đã cứu sư phụ của Tiểu Lôi. Sư phụ anh ấy không ở trong sông băng (Tiểu Lôi nói là ở trong sông băng), mà là đang ở tại lãnh cung.” Tiểu Lôi là một học viên trong xe của chúng tôi ngày hôm đó. Độ nhân thật là khó! Sư phụ không chỉ đơn giản là vớt chúng ta lên từ địa ngục mà Ngài còn phải lao tâm tốn sức không ngại vạn khổ mà thiện giải hết tất cả những ân oán đời đời kiếp kiếp của chúng ta. Phật ân hạo đãng, đệ tử không có gì để báo đáp, chỉ có nghiêm khắc dĩ Pháp vi Sư, làm tốt ba việc mà Sư phụ giao phó, viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.
Chùa Linh Nham tọa lạc ở phía Nam của núi Phương thuộc thị trấn Vạn Đức, huyện Trường Thanh, dưới chân núi phía Bắc của Thái Sơn. Núi Phương còn có tên là núi Ngọc Phù, tương truyền rằng cao tăng thời Đông Tấn là Lãng Công đã từng đến đây thuyết pháp, “Mãnh thú quy phục, loạn thạch điểm đầu”, nên được gọi là Linh Nham. Chùa được xây dựng vào thời Bắc Ngụy (386-534), hưng thịnh vào thời Đường và Tống. Vào thời điểm cực thịnh, ở đây có đến hơn 40 điện đài lầu gác, hơn 500 gian thiền phòng và hơn 500 tăng lữ. Chùa Linh Nham cùng với chùa Quốc Thanh của Thiên Thai tông, chùa Ngọc Tuyền ở Giang Lăng, chùa Thê Hà ở Nam Kinh được gọi là thiên hạ tự viện “tứ tuyệt” (tạm dịch: bốn ngôi chùa đẹp nhất thiên hạ), mà chùa Linh Nham là đứng đầu trong “tứ tuyệt” ấy. Quần thể những ngọn núi xung quanh chùa đầy vẻ thâm sâu huyền bí, trong và ngoài chùa còn có những cây như Hán bách [7], cây tùng Ma Đính, đá Lãng Công, giường Khả Công, tháp Tích Chi, Nhất Tuyến thiên, cây cầu với hàng thông hai bên và “Ngũ bộ tam tuyền”, “Kính trì xuân hiểu”, “Phương sơn tích thúy”, “Minh khổng tình tuyết”, v.v. và nhiều thắng cảnh độc đáo nên thơ khác. Đại thi hào Tô Đông Pha đã từng viết một bài thơ ở đây: “Túy trung tẩu thượng hoàng mao cương.”
Xe đến khu vực bên ngoài cổng núi chùa Linh Nham vào khoảng 12 giờ trưa, mọi người dùng bữa trưa đơn giản rồi lên núi. Lão Thụy mua vé cổng và cùng đi về phía trước với Sư phụ, Sư phụ nói với lão Thụy: “Phía sau có bốn, năm trăm người đi theo.” Lão Thụy quay đầu lại nhìn và nói: “Con chẳng thấy ai hết.” Sư phụ cười mà không trả lời. Về sau Lão Thụy mới biết đó là 500 vị Thần hộ Pháp ở không gian khác.
Lão Thụy tiếp tục đi lên với Sư phụ, theo sau là lão Đới và lão Lưu. Không biết là từ lúc nào lão Thụy nhìn thấy một cô gái khoảng 15,16 tuổi đang đi theo, trên tay cô cầm một cái giỏ với những chai nước suối bên trong (nhưng lão Đới lại nhìn thấy đó là một phụ nữ trung niên hơn 40 tuổi). Lão Thụy không muốn cho cô ấy đi cùng, Sư phụ nói: “Hãy để cô ấy đi cùng.” Cô không nói gì cả. Chúng tôi hỏi cô ấy “Có phải bán nước không?!” Cô ấy nói “không phải.” Người khác muốn giúp cô mang nước, cô nói không cần mọi người giúp. Khi Sư phụ lên và xuống núi đã uống hai chai nước suối của cô, lão Thụy trả tiền. Cứ cùng đi như thế suốt chặng đường, sau khi xuống núi thì người đó biến mất lúc nào không ai hay biết. Sư phụ nói với mọi người: “Đó là Thần Thổ địa của vùng đất này.”
Có một tảng đá lớn trong hang động trên núi (có thể là đá Lãng Công, mà cũng có thể là giường Khả Công, trong động không có tượng Phật nào hết), Sư phụ ngồi trên đó đả đại thủ ấn, lão Thụy ở hướng Đông, tiểu Lý tử ở phía Tây, lão Đới, chị Lưu và mọi người quỳ ở bên dưới.
Phía Tây bên cạnh Thiên Phật điện có một tòa tháp được xây dựng vào năm Thiên Bảo thứ 12 (năm 753 sau CN) tên là tháp Tích Chi. Ngọn tháp này là kiến trúc mang tính tiêu biểu tại chùa Linh Nham, nên lão Thụy đã thỉnh cầu Sư phụ cùng chụp ảnh lưu niệm với các đệ tử tại đây, và chụp một tấm riêng với lão Thụy. Lúc này đã muộn và cũng đến giờ ăn tối, Sư phụ đến một nhà hàng dưới chân núi. Khi gọi món, có người gọi món “tay Phật chiên”. Nét mặt Sư phụ không hài lòng và nói: “Mọi người ăn đi, Sư phụ không ăn.” Thế là không gọi món đó nữa, Sư phụ nói người làm món này là bất kính với Phật. Sau đó tại lần “Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996]” (Tháng 11 năm 1996), Sư phụ đã giảng:
“Người trong quá khứ nói đến Phật sẽ sinh khởi tâm kính ngưỡng vô hạn, ở trong trạng thái vô cùng thù thắng mà nói về Phật, Bồ Tát, La Hán. Nhưng con người ngày nay nói đến Phật thì là thuận miệng mà nói, vô cùng tùy tiện, như thể rất bình thường, đó là do nhân loại đã phát triển đến [giai đoạn] không tin có Thần mà tạo thành. Bởi vì Phật không phải là tùy tiện để cho con người nói đến, đây là vấn đề có [tôn] kính đối với Phật hay không. Nhưng con người hiện nay, tùy tiện mang Phật ra để đùa giỡn, thậm chí khi ăn cũng [phỉ] báng Phật, có rất nhiều món ăn đều là [phỉ] báng Phật, nào là “La Hán trai”, “Phật nhảy tường” những danh từ này đều đã xuất hiện rồi, đều là đang [nhục] mạ Phật, [phỉ] báng Phật, thậm chí những quán ăn chay này có cái là do cư sĩ, hòa thượng mở ra. Họ dường như đã không biết rằng họ đang [nhục] mạ Phật.”
Ở phía Tây của chùa Linh Nham có 167 tháp mộ của các sư trụ trì từ đời Đường đến đời Thanh, hôm ấy là ngày 23, vì đã muộn nên chúng tôi không kịp thời gian để xem. Sáng sớm ngày 24, lão Thụy hỏi Sư phụ liệu có muốn đến xem khu tháp lâm không, và Sư phụ đồng ý. (Tháp lâm là quần thể mộ hình tháp). Khi lão Thụy đưa tờ vé vào cổng ngày 23 ra thì người nhân viên không chịu, bảo phải mua vé mới. Sư phụ nói: “Để Sư phụ nói.” Sư phụ nói với người nhân viên mấy câu, anh ấy liền rất vui vẻ chào hỏi và mời mọi người vào! Lão Thụy nói với Sư phụ: “Con mặc quân phục công an mà không được như Sư phụ.” Sư phụ cười mà không nói. Rốt cuộc không ai có thể biết được Sư phụ đã nói những gì với người nhân viên ấy.
Vào đến tháp lâm, Sư phụ lần lượt đi qua trước mỗi tháp mộ, có tháp mộ thì Sư phụ đơn thủ lập chưởng, có tháp mộ thì Sư phụ đứng lại một chút. Sư phụ nói: “Trên mỗi tháp mộ đều có hình ảnh ban đầu của cá nhân đó. Tất cả họ đều đang nói chuyện và chào hỏi Sư phụ.”
Sau khi rời khỏi chùa Linh Nham, lão Thụy hỏi Sư phụ liệu có đi một chuyến đến núi Thiên Phật ở Tế Nam không? Sư phụ đồng ý. Có một bức tượng Phật rất lớn trên sườn núi, khoảng lưng chừng của núi Thiên Phật, du khách tấp nập, lão Đới và một số người đều đến thắp hương khấu đầu, vì lão Thụy đang mặc cảnh phục nên cảm thấy lúng túng khi đi qua. Sư phụ nói: “Con thắp hương đi rồi Sư phụ cắm vào cho.” Lão Thụy lắng nghe, thắp hương rồi đưa cho Sư phụ, Sư phụ tự tay cắm nén hương ấy vào trong lư ở trước tượng Phật lớn.
Chúng tôi đi đến Hưng Quốc thiền tự, có một vị đạo nhân khoảng 60 tuổi mời Sư phụ vào một gian phòng khách, và pha một bình trà mời Sư phụ, Sư phụ không uống, nói vài câu rồi cáo từ.
Lúc xuống dưới núi Thiên Phật, khi Sư phụ đến đường Thuấn Tỉnh, lão Thụy muốn nhờ Sư phụ giúp mình mua vài cuốn sách khí công, nhưng Sư phụ đã ngăn không cho ông ấy mua. Sau đó lão Thụy đã tự mua một cuốn sách khí công giả ở Liêu Thành, và gặp một học viên trên xe buýt, người học viên đó vừa xem qua cuốn sách liền đau đầu, có thể thấy rằng khí công giả hại người thật độc ác ra sao.
Sau bữa trưa, mọi người muốn tiễn Sư phụ trở về Bắc Kinh. Lúc đến nhà ga Tây Tế Nam thì tất cả vé về Bắc Kinh vào buổi chiều đã bán hết, lão Thụy muốn mua vé hạng cao mà mãi không mua được, khiến ông lo lắng sốt ruột đến toát cả mồ hôi đầu cũng chẳng nghĩ được hướng giải quyết. Lúc ấy Sư phụ bảo: “Con chỉ cần mua cho mỗi người một vé ga cơ bản (vé đứng, loại vé cho phép lên tàu nhưng không đảm bảo chỗ ngồi) là được rồi.”
Sau khi từ biệt Sư phụ, trong tâm của lão Thụy cảm thấy rất khó chịu vì không mua được vé ngồi cho Sư phụ. Đến tối thì chị Lưu điện thoại nói rằng: “Toa xe mà Sư phụ lên không có người trong ấy, trong khi các toa khác thì chật kín, Sư phụ và mọi người đều ngủ hết cả đoạn đường.” Lão Thụy nghe xong cảm thấy nhẹ nhõm và thần kỳ làm sao.
Sau khi về Bắc Kinh, Sư phụ luôn quan tâm đến các đệ tử ở huyện Quan. Tết Nguyên đán năm 1993, Sư phụ đã gửi thư chúc Tết đến các đệ tử ở huyện Quan. Phần đầu của bức thư viết như sau: Chúc mừng năm mới các đệ tử ở quê nhà. Huyện Quan, Trung Quốc đệ nhất huyện.
(Còn tiếp)
Chú thích:
[1] Long Khánh Tân Chính là thời kỳ mà Minh Mục Tông cải cách chính trị, đưa nhà Minh hùng mạnh lên một thời gian. Thiền Uyên Chi Minh: năm 1004, 20 vạn đại quân Khiết Đan nam hạ đánh bại quân Tống, tiến sát kinh đô Biện Lương. Vua Tống Chân Tông nhờ tể tướng Khấu Chuẩn cùng các tướng tài và quân lính hết lòng chiến đấu mà đánh bại quân Liêu, hai nước ký kết hòa ước Thiền Uyên. Sau hòa ước này hai bên bước vào thời kỳ hòa bình gần 100 năm.
[2] Tham chính Vương Khâm Nhược, tể tướng Tất Sĩ An thuộc phe cầu hòa. Trong đó Xu Mật Sứ Trần Nghiêu Tẩu còn bàn với vua là nên rời bỏ Kinh đô Biện Kinh về đóng ở Ích Châu.
[3] Câu thơ “Áo giáp chiếu hàn quang” lấy từ bài Mộc Lan Từ thời Đường, trong đoạn sau: “Vạn lý phó nhung cơ, Quan sơn độ nhược phi, Sóc khí truyền kim thác, Hàn quang chiếu thiết y” (Dịch thơ: Muôn dặm theo quân vụ Vun vút vượt quan san Giáo sắt truyền hơi rét Áo giáp chiếu hàn quang Trích Mộc Lan từ).
[4] Thần đạo bi (Bia thần đạo) thường được dựng phía Đông Nam lăng mộ của các bậc đế vương, hoàng tộc, đại thần, do những tay bút nổi tiếng đương thời soạn thảo. Do đó, văn chương và chữ nghĩa trên bia mang tính mẫu mực, tính thẩm mỹ cao, sử liệu phong phú.
[5] Tây Môn Báo là huyện lệnh ấp Nghiệp thời Ngụy Văn Hầu. Dân xứ đó có tục bắt con gái nhà lành hiến tế cho Hà bá, tục gọi là “Hà bá lấy vợ”. Tây Môn Báo đến xứ đó ra tay trừ dứt nạn đó, lại lệnh đào kênh thông thương làm cho cả vùng giàu mạnh, đến trăm năm sau dân vẫn còn cảm ân đức ấy. Truyện trên được chép trong Sử ký Tư Mã Thiên. Nên người dịch dịch chữ Tiểu Dẫn Hà là con sông đào vì đây nhất định là con sông trong số 12 con sông mà Tây Môn Báo đã ra lệnh đào giúp dân.
[6] Ngụy Bác quân Tiết độ sứ tên là Hà Tiến Thao là sứ quân cai trị phiên trấn Ngụy Bác thời Đường mạt, ông cai trị xứ này 11 năm rất được lòng dân.
[7] Hán bách là những cây bách nghìn năm ở phía Đông Nam của Thiên Phật điện chùa Linh Nham, tương truyền Hán Văn Đế từng đến thăm nơi đây vào ban đêm và thấy cây bách này. Ngoài ra còn có Đường Hòe tức cây hòe đời Đường. Ma đính tùng là cây tùng phía sau Đại Hùng bảo điện chùa Linh Nham, tương truyền là cây tùng nơi Đường Tăng trước khi lên đường thỉnh kinh đã từng vỗ vỗ vào cây đã nói: “Ta sẽ lên đường sang Tây Trúc thỉnh chân kinh, vì vậy con hãy luôn hướng về phía tây mà sinh trưởng. Khi ta lấy được chân kinh quay trở về, con hãy quay đầu và hướng về phía đông, để các đệ tử của ta biết rằng ta đang trên đường trở về.” Sau khi Đường Tăng lên đường, cành cây Tùng đã theo đúng hướng tây mà sinh trưởng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Rồi một năm kia, cành Tùng đột nhiên quay về phía đông, các đệ tử của Đường Tăng vui mừng reo “Sư phụ sắp trở về”. Các đệ tử vội lên đường để đi đón Đường Tăng. Nhà sư đã thực sự trở về từ Phật quốc, mang về theo chân kinh mong chờ. Người đời sau gọi cành cây Tùng này là Ma đính tùng. Đá Lãng Công nằm trên núi Đông, là hòn đá kỳ lạ có hình dạng một nhà sư già mặc áo cà sa tay cầm gậy. Giường Khả Công là một tảng đá bằng phẳng tựa như chiếc giường, tương truyền là vị sư trụ trì chùa thời Minh hay nghỉ ngơi trên đó. Nhất tuyến thiên là khe đá hẹp dẫn lên đỉnh núi. Ngũ bộ Tam tuyền là danh thắng bên vách núi đá phía Đông Nam của Thiên Phật điện chùa Linh Nham. Trong đó có ba dòng suối tên là Trác Tích tuyền, Song Hạc tuyền và Bạch Hạc tuyền. Gọi Ngũ bộ tam tuyền vì ba dòng suối này rất gần nhau trong tầm năm bước chân. Cảnh đẹp này đứng đầu trong tám cảnh đẹp của chùa Linh Nham, tục gọi là Linh Nham bát cảnh Phương sơn tích thúy là một cái đài ngắm toàn cảnh núi Phương, trên đó có phương đình nhỏ gọi là Sào hạc đình. Kính trì xuân hiểu là bình minh vào mùa xuân nơi mặt hồ trong vắt như kính, đây là một cái hồ nhỏ trước Thiên Phật điện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/2/23/149467.html
Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/3/27/83952.html
Đăng ngày 19-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.