Theo Đức Nguyên
[MINH HUỆ 24-3-2010] Nghị quyết 605 được thông qua với 412 phiếu thuận và 1 phiếu chống tại Hạ viện Mỹ ngày 16 tháng 3 năm 2010. Với nghị quyết này, các nghị sỹ đã thể hiện sự thương cảm của họ với các học viên Pháp Luân Công và những người thân đã bị bức hại không ngừng bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc trong thập kỷ qua, chỉ vì họ kiên trì giữ vững đức tin của mình. Nghị quyết kêu gọi chấm dứt ngay tức thời chiến dịch bức hại, đe dọa, cầm tù, và tra tấn các học viên Pháp Luân Công của chế độ, và trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù.
Nghị sỹ Florida Ileana Ros-Lehtinen, thành viên cấp cao của Ủy ban Ngoại vụ của Hạ viện là tác giả và là người giới thiệu Nghị quyết 605 của Hạ viện. Nghị quyết này kêu gọi giải tán tức thời một bộ máy an ninh ngoài luật pháp gọi là Phòng 610 mà Giang Trạch Dân đã ra lệnh thành lập, và được ủy nhiệm ‘tiêu diệt’ Pháp Luân Công. Bản Nghị quyết cũng kêu gọi ngay lập tức trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công ở các nhà tù và trại lao động cưỡng bức mà đã bị giam cầm chỉ đơn thuần vì đức tin của họ, trong đó có những học viên mà thân nhân là công dân Mỹ và công dân thường trú.
Nhân dịp sắp đến dịp đánh dấu 11 năm chiến dịch bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, đoạn cuối bản nghị quyết thúc giục Tổng thống Mỹ Obama và các Nghị sĩ Thượng viện công khai thể hiện tình đoàn kết với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại chỉ vì đức tin của họ.
Nghị quyết Hạ viện 605 đã vượt lên các vấn đề chính trị đảng phái trong việc kêu gọi chấm dứt sự bức hại, và phản ảnh sự ủng hộ gần như tuyệt đối đối với Pháp Luân Công.
Sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với Pháp Luân Công có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng lương tâm đã vượt lên trên chính trị. Nghị quyết 605 không chỉ là một động thái chính trị, mà là một phản ứng không thể nào tránh được một khi đạo đức và lương tâm con người đã hiểu được sự thật về Pháp Luân Công.
Sau đây là một ví dụ rõ rệt : Nghị sĩ Rush Holt từ New Jersey đã có lời phát biểu trước khi Hạ viện bỏ phiếu, “Là công dân Mỹ và thành viên của cộng đồng quốc tế, chúng ta có trách nhiệm lên tiếng chống lại sự bức hại và đứng lên ủng hộ cho chân lý và các quyền lợi thiết yếu mà chúng ta trân trọng. Các học viên Pháp Luân Công, và tất cả những người mong cầu quyền phổ quát được tự do thực hành tôn giáo mà họ lựa chọn của họ và thể hiện đức tin của họ một cách công khai, rất đáng được các nhà lãnh đạo Mỹ lên tiếng nhân danh của họ. Tôi rất vui mừng được bỏ phiếu cho nghị quyết này, và lên tiếng cho tất cả những ai đang phải chịu đau khổ một cách không cần thiết và không thể nói lên cho chính họ.”
Đại biểu Chris Smith từ New Jersey tuyên bố, “Tôi đứng lên mạnh mẽ ủng hộ Nghị quyết Hạ viện 605, bênh vực cho nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công, bị bức hại dã man bởi chính phủ Trung Quốc, và cám ơn người bạn tốt của tôi bà Ros Lehtinenfor đã giới thiệu bản nghị quyết này.”
“Trong lễ kỷ niệm năm thứ mười việc phản đối im lặng đầy ý nghĩa tại Trung Nam Hải của Pháp Luân Công, nhiều người vẫn không hiểu được sự dã man của chiến dịch kiểu Mao mà Đảng Cộng sản đã phát động năm 1999. Câu chuyện về một vụ bắt giữ điển hình một học viên Pháp Luân Công là rất ghê sợ: đầu tiên chính phủ đánh đập họ, sau đó tra tấn họ, giầy vò họ và có lúc hãm hiếp phụ nữ, gửi họ đi các trại lao động cưỡng bức và sau đó tẩy não họ, tất cả các điều đó diễn ra đồng thời với một chiến dịch thông tin lan tràn đồng bôi nhọ họ và làm nhục họ. Tối thiểu 3 000 học viên Pháp Luân Công được ghi nhận là đã bị giết chết. …Các học viên Pháp Luân Công là nhân chứng lớn lao cho lòng can đảm và hòa bình. Tôi một lần nữa cám ơn bà Ros-Lehtinen đã giới thiệu nghị quyết này.”
Nghị sĩ Frank Wolf từ Virginia tuyên bố trong bài nói của ông trước khi bỏ phiếu tại Hạ viện, “Trung Quốc đã trở nên càng ngày càng trâng tráo trong việc vi phạm nhân quyền. Trước sự đàn áp này, Mỹ có trách nhiệm xác nhận không ngừng rằng chúng ta đứng về phía những người mà không được bảo vệ — những người đã bị tước đoạt tiếng nói. …Quốc hội này và cơ quan hành chính này phải kiên định ủng hộ cho tất cả những người bị bức hại.”
Chính trị tại Trung Quốc trở thành một công cụ mà chế độ cộng sản dùng trong sự bức hại các học viên Pháp Luân Công. Việc phơi bày bức hại bị chế độ vu khống là ‘làm chính trị’ để duy trì bức hại. Tại Mỹ, các chính trị gia dùng chính trị như một phương tiện để bày tỏ tình đoàn kết với các học viên Pháp Luân Công. NQ #605 có thể dẫn đến việc càng nhiều nhà chính trị trên thế giới cùng nhau nỗ lực để chấm dứt sự bức hại và ủng hộ Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/24/220379.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/31/115786.html
Đăng ngày 20-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản