Một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-3-2010]

Khi mùa Xuân sắp đến, mọi người đều cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa và một mùa gặt được sung túc. Nhưng tại Trung Quốc, một trận hạn hán ghê gớm đang lan tràn.

Báo chí Trung Hoa lục địa báo cáo gần đây, “Tại Tây Nam, Nam, và một số tỉnh miền Bắc, hạn hán đang lan tràn. Hạn hán nặng nhất là tại Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây và Tứ Xuyên và Thành phố Trùng Khánh. Hiện nay 15 triệu người đang gặp khó khăn tìm nước uống. Hơn 26,3 triệu dân tại Vân Nam, Quý Châu, và Cam Túc đang bị ảnh hưởng trầm trọng. Ưu tiên số một là bảo đảm được nước uống cho dân thị thành và các làng.”

Theo Cục quản lý nhân sự tỉnh Vân Nam, tính đến ngày 25 tháng 2, 13,8 triệu dân đang bị nạn hạn hán ở những mức độ khác nhau. Khoảng 6 triệu dân và 3,6 triệu gia súc lớn thiếu nước uống, và 3.3 triệu người cần sự giúp đỡ của chính phủ đế sống còn.

Tại các tỉnh Quí Châu và Cam Túc, đến ngày 1 tháng 3, 12,6 triệu người bị nạn hạn hán và 3.5 triệu người thiếu nước uống.

Tại sao một nạn hạn hán lớn như vậy xảy ra tại Trung Quốc? Đó là một thiên tai, hoặc quả báo cho các tội ác chống nhân loại? Chúng ta hãy xem xét về một nạn hạn hán khác, năm 1800 sau công nguyên.

Vào mùa xuân 5 năm 1800, một trận hạn hán lớn đã xảy ra tại nhiều nơi Trung Quốc. Hoàng đế Gia Khánh đích thân cầu nguyện với trời cho mưa xuống, nhưng có rất ít mưa. Ông rất kính cẩn đối với Trời Thần. Ông tự xét mình và hiểu rằng ông đã đối xử sai với một viên chức mà không sợ dâng lời khuyên chân chính. Viên chức này đầu tiên bị cầm tù và sau đó bị đày đi tỉnh Tân Cương. Hoàng đế Gia Khánh tự hỏi có phải vì chính hành động của ông đã tạo nên nạn hạn hán rộng lớn này không. Ông rút lại lệnh đày và tuyên bố vị viên chức đó vô tội. Khi ông vừa viết xuống nét cuối cùng của lệnh mới, nước mắt ông chảy dài xuống má. Khi nước mắt chạm đến tờ giấy, một tiếng sấm lớn chạm đất, và có một trận mưa đổ trút xuống. Sự nhận xét và hối hận đúng lúc của Hoàng đế Gia Khánh đã được các thiên thần chấp thuận, và mưa lại bắt đầu đổ xuống.

Vào thời xưa, người Trung Quốc luôn tôn kính Trời Thần. Họ tin rằng nếu các điều không đúng xảy ra trên thế giới, thì những hiện tượng lạ thường và thiên tai sẽ xảy ra. Các điều này là dấu hiệu cho các hoàng đế rằng họ cần sửa chữa các lỗi lầm của họ. Trên thế giới ngày nay, có nhiều người vô tội đã bị đối xử bất công, mà đã tạo nên các tai nạn xảy ra hiện nay.

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, nó đã tạo những tội ác vô lương tâm, đáng hổ thẹn, và tà ác nhất đối với các học viên Pháp Luân Công. Các học viên đã bị lăng mạ, bắt bớ, hãm hiếp, tra tấn, giết chết, và nội tạng của họ bị cướp lấy. Cho đến ngày nay, hơn 3,000 học viên Pháp Luân Công đã bị chết vì sự khủng bố. Trong khi bị cầm tù, Ngụy Tinh Diễm bị hãm hiếp, mặt của Cao Dung Dung bị tiêu hủy bằng dùi cui điện, và Vương Bân bị đánh đến chết. Những điều này điều này chỉ là một vài ví dụ. Một nền văn hóa cổ truyền đã trở thành địa ngục trần gian. Những người có đức tin đã trở thành tù nhân của ĐCSTQ. Phải chăng đây là sự đối xử bất công nhất? Phải chăng nó không bị Trời phạt? Sự độc tài và tàn bạo của ĐCSTQ giải thích vì sao Trung Quốc đã bị quá nhiều nạn trong những năm gần đây. Ngay cả một hoàng đế với quyền năng vô hạn còn có thể nhìn nhận và sửa chữa các lỗi lầm của mình. Tuy nhiên ĐCSTQ, trước các nạn lớn, không chỉ không tỏ ra hối hận mà còn tiếp tục tra tấn các học viên Pháp Luân Công hiền lành.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/9/219479.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/21/115482.html
Đăng ngày 20-04-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share