Bài viết của Tần Mộng Tô
[MINH HUỆ 12-02-2010] Những câu chuyện về Trương Quả Lão có lẽ đầu tiên được ghi chép trong Minh Hoàng Tạp Lục. Cả những phiên bản cũ và mới của Đường Thư đều ghi chép lại những cố sự về Trương Quả Lão. Vào triều đại nhà Thanh, Vô Cấu đạo nhân đã viết một cuốn sách “Bát Tiên toàn truyện”, trong đó ghi chép một cách đầy đủ về lai lịch của Trương Quả Lão, bao gồm cả sự kiên định tìm kiếm ý nghĩa chân thực của tu luyện và trải nghiệm đủ loại thống khổ qua một giai đoạn thời gian dài.
Trương Quả Lão nhất tâm cầu Đạo, không truy cầu vinh hoa phú quý ở thế gian. Các Hoàng đế Đường triều (Thái Tông và Cao Tông) thường triệu mời Trương Quả Lão vào triều, nhưng ông luôn từ chối những lời mời này. Một lần, khi được Võ Tắc Thiên đích thân triệu mời, ông không thể tìm nổi một lý do để từ chối. Ông đành giả chết trước cửa một ngôi đền. Đó là vào mùa hạ. Người ta thấy cơ thể ông bị phân huỷ, nhưng sau đó lại thấy ông vẫn sống và khoẻ mạnh, trên núi Hằng Sơn. Đường Huyền Tông triệu mời ông vào triều nhiều lần, cố gắng tìm hiểu bí quyết về sự bất tử. Khi thấy bộ dạng già nua của Trương Quả Lão, nhà vua hỏi, “Tiên sinh đã đắc Đạo, tại sao lại trông già nua thế, đầu bạc răng long?” Trương trả lời, “Không có đạo thuật nào chống lại được tuổi già, cho nên tôi trông già nua như vậy. Tôi cảm thấy xấu hổ về điều này. Tuy nhiên, nếu tôi nhổ hết chỗ răng và tóc còn lại, liệu răng và tóc mới sẽ mọc lên chăng?” Ông liền bứt tóc nhổ răng ra. Đường Huyền Tông cảm thấy rất ái ngại vì hành động của ông, nên nhà vua bèn bảo ông đi ra nghỉ. Ngay sau đó, Trương Quả Lão trở lại triều, và trông giống như hoàn toàn là một người mới, với mái tóc đen và hàm răng trắng. Do vậy, tất cả các quan, hoàng thân quốc thích đều mong được bái yết, cầu bí quyết phản lão hoàn đồng. Trương Quả Lão cự tuyệt tất cả những yêu cầu của họ. Ông đã chứng minh tiên gia là khác với phàm phu. Cầu Đạo không giống như cầu những kỹ năng của người thường.
Một lần, Đường Huyền Tông đi săn. Nhà vua nhắm một con hươu to, nó trông khác với một con hươu bình thường. Khi nhà vua chuẩn bị giết con hươu, Trương Quả Lão ngăn lại và nói, “Con hươu này là một con hươu thần, nó đã hơn 1000 tuổi. Có lần Hán Vũ Đế đi săn, và tôi đã đi theo ông ấy. Ông ấy đã bắt được cũng con hươu này, nhưng ông ấy đã thả nó đi.” Đường Huyền Tông hỏi, “Thế gian to lớn như thế. Làm sao ông có thể chắc rằng nó là cùng một con hươu chứ?” Trương Quảng Lão trả lời, “Khi Hán Vũ Đế thả nó ra, ông đã đeo một miếng đồng dưới sừng trái của nó.” Đường Huyền Tông liền bảo người kiểm tra, và quả nhiên, bên dưới sừng trái của nó, có một miếng đồng. Trương nói, “Miếng đồng có lịch sử 852 năm.” Đường Huyền Tông bèn bảo người kiểm tra liệu điều ông nói là đúng hay sai, và quả nhiên là đúng. Điều rút ra từ câu truyện này là Trương Quả Lão đã đắc Đạo. Các giác giả không tiết lộ thiên cơ, vì thế họ thông thường chỉ dạy một bài học và khuyến khích con người bóng gió xa xôi. Có lẽ ông đã muốn vận dụng vật chứng từ 800 năm trước để khuyến cáo Huyền Tông rằng người thường có thể vượt qua được sinh lão bệnh tử thay vì lãng phí thời gian của họ.
Người ta nói rằng Trương Quả Lão cưỡi một con lừa trắng ngược, và ngày đi vạn dặm. Con lừa của ông không ăn cỏ hay uống nước. Khi hoàng hôn, Trương vỗ vào con lừa của ông, và nó biến thành giấy. Sau đó Trương mang cất nó đi. Sáng hôm sau, ông lại lấy tờ giấy con lừa ra khỏi túi, thổi nó lên, và nó lại biến thành một con lừa sống.
Luôn có những ẩn ý và thiên cơ ảo diệu trong những mẩu chuyện về tu luyện của Trung Quốc cổ đại. Nếu người thường chỉ chú tâm vào những gì xảy tới trước họ, không chịu tìm kiếm hàm ý sâu hơn của cuộc sống, họ sẽ luôn bỏ lỡ những cơ hội kỳ diệu để biết về chân lý. Đồng thời, họ cũng sẽ bỏ mất tinh hoa của 5000 năm văn hoá thần truyền của Trung Quốc. Với câu chuyện về Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược, câu chuyện mà tác giả đã được nghe thời thơ ấu, mọi người có thể tự hỏi: “Tại sao Trương Quả Lão làm như vậy? Là một vị giác giả, ông hẳn là có một lý do. Nếu vậy, điều đó là gì?”
Trong bút ký của Khổng Tử (Luận Ngữ), có một câu chuyện như vậy. Một ngày, Tử Cống, một đệ tử của Khổng Tử, hỏi Khổng Tử: “Bần cùng không xu nịnh, phú quý chớ kiêu căng. Người nghĩ thế nào?” Khổng Tử nói: “Không tệ. Nhưng nó không thể so sánh với ‘Bần cùng ung dung tự tại, phú quý coi trọng lễ nghi.’ ”
Có lẽ trong thời Khổng Tử, con người đã không coi trọng bản chất thiện lương, tốt bụng và hành xử chu đáo. Ông thấy chiều hướng suy đồi của đạo đức, nên ông đề xướng “Khắc kỷ phục lễ”. Đồng thời, ông bảo các đệ tử của mình rằng trong các tầng lớp xã hội khác nhau, có sự khác nhau về chuẩn mực đạo đức. Ông thấy sự xuống cấp của đạo đức, nhưng ông đã cố ngăn chặn sự suy đồi dưới một ranh giới nhất định. Tuy nhiên, ở Trung Quốc hiện đại, lễ không còn tồn tại. Người ta đã từng sống một cuộc sống cần kiệm, nó là mỹ đức, nhưng giờ đây mọi người tiêu tiền không suy nghĩ. Người ta đã từng nghĩ rằng tham nhũng là tội ác, nhưng giờ đây người ta nghĩ nó là một kỹ năng. Người ta đã từng suy nghĩ dựa trên tiêu chuẩn đạo đức, nhưng giờ đây người ta có thể làm bất kỳ cái gì để kiếm tiền. Lừa đảo, dối trá, và bạo lực là phổ biến. Các chương trình TV đầy những bạo lực, tình dục và loạn luân. Các băng đảng xã hội đen gia hợp với Trung Cộng, thiện ác đảo lộn. Chuẩn mực đạo đức suy giảm đến mức độ không thể giảm hơn được nữa.
Hãy nghĩ về nó. Các giác giả đắc Đạo cầu chân hướng thiện. Nếu từ tận thời đó họ đã tiên đoán cái gì sẽ xảy đến ở xã hội hiện đại, thật không khó hiểu tại sao Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược. Nó là một cảnh báo cho chính ông và con người ngày nay. Trong Chuyển Pháp Luân, có hai đoạn đề cập về Trương Quả Lão.
“Ông thấy rằng tiến lên lại chính là thụt lùi, con người càng ngày càng rời xa đặc tính vũ trụ.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 9)
“Ông phát hiện rằng đi về trước lại chính là thụt lùi, nên ông quay trở lại cưỡi như thế.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 3)
Đó là sự thật. Con người ngày càng trượt xa khỏi Đạo và “Chân-Thiện-Nhẫn”, con người càng trở nên độc ác và xã hội càng trở nên tồi tệ. Thành-Trụ-Hoại-Diệt của vũ trụ là tồn tại và giờ đây nó đang trong giai đoạn cuối cùng. “Ngàn năm luân hồi có nguyên nhân”. Nó là sự kỳ vọng một cách chân thành rằng càng ngày càng có nhiều người có thể nhận ra điều mà các giác giả đã dự đoán và hiểu được hàm ý vĩ đại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/12/217982.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/27/114977.html
Đăng ngày: 15–04–2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.