Bài của De Yuan

[MINH HUỆ 11-04-2010]Mới đây Google đã thông báo việc chuyển các công cụ tìm kiếm từ Trung Quốc đại lục về HongKong, và đồng thời đình chỉ việc kiểm soát nội dung theo yêu cầu của chính phủ cộng sản Trung Quốc.

Cục tuyên truyền trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã ban hành lệnh cấm các báo cáo tin tức liên quan đến Google: các “tin tức” của Trung Quốc lục địa chỉ có thể sử dụng nội dung của Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận chính thức của chế độ này. Tất cả các nguồn tin khác đều bị cấm. ĐCSTQ cũng ra lệnh tất cả cuộc phỏng vấn tin tức đều phải dựa vào các trang web truyền thông của chính phủ. Không có một diễn đàn hay blog nào được thành lập, và không được phép có một báo cáo điều tra nào. Tất cả các cuộc thảo luận về sự kiện Google phải được phê duyệt nội dung trước khi phát sóng. Các chương trình không được phép sẽ bị nghiêm cấm. Các bình luận trên các báo cáo tin tức đều phải được quản lý cẩn thận. Những biện pháp này đã cho thấy dấu hiệu chính phủ Trung Quốc xử lý sự kiện này một cách nghiêm túc đến mức độ nào.

Ngăn chặn thông tin tích cực về Pháp Luân Công là một phần quan trọng mà Google phải thực hiện để được vào thị trường Trung Quốc

Theo một nghiên cứu mới đây về việc ngăn chặn internet Trung Quốc của giáo sư luật John Palfrey, Trường Đại học Havard,  và theo điều tra tương tự của các phóng viên Epoch Times (Thời báo Đại Kỷ Nguyên), xác suất mà các trang web khiêu dâm bị ngăn chặn ở Trung Quốc là 10%. Khoảng 48% các trang web có chứa từ “sự kiện ngày 4 tháng 6” (cách người Trung Quốc đề cập đến vụ thảm sát ở Quảng Trường Thiên An Môn vào năm 1989) bị cấm. 60% các trang web thảo luận đến các tư tưởng chống Đảng bị cấm. Trong khi đó, Cửu Bình về Đảng Cộng sản bị cấm 90%, còn các trang web mà Pháp Luân Công được miêu tả một cách tích cực bị cấm 100%.

Dựa vào chức năng cơ bản của Google, khoảng 3% tìm kiếm về Pháp Luân Công sẽ dẫn đến những tuyên truyền tiêu cực của ĐCSTQ. Nhưng để ngăn cản các nội dung khác, chính quyền Trung Quốc đã thay thế chức năng này với một chức năng miêu tả “có các đặc tính Trung Hoa”. Làm như vậy, nó đã lọc tất cả những thông tin tích cực về Pháp Luân Công.

Sự ra đi của Google

Google đã tiến vào thị trường Trung Quốc vì những tiềm năng lợi nhuận khổng lồ mà họ thấy được. Tuy nhiên, khẩu hiệu của Google là “Không làm điều ác”, cho nên ngay từ đầu, bằng cách đồng ý kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm, Google đã phải thực hiện một thỏa hiệp về mặt đạo đức rất lớn để vào thị trường Trung Quốc.

Việc ra đi của Google không phải vì “lý do thuần túy kinh doanh” như chế độ cộng sản tuyên truyền. Thực tế, tăng trưởng của Google ở Trung Quốc rất thuận lợi. Theo báo cáo của một hãng tư vấn Trung Quốc, từ 2007 đến 2008, thu nhập của Google Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009, thu nhập của nó vẫn tăng trưởng trên 50%.

Vào tháng 12 năm ngoái, Google cho biết sẽ ngừng tự kiểm duyệt ở Trung Quốc, một phần như là phản ứng lại cái mà họ miêu tả là cuộc tấn công điện tử nhằm mục đích ăn cắp thông tin của những người bất đồng chính kiến Trung Quốc. Cuộc tấn công này, tất nhiên, đều được xác định có nguồn gốc từ ĐCSTQ. Một cuộc tấn công khác cũng “vô cùng phức tạp nhằm vào hệ thống nội bộ của Google” cũng diễn trong cùng một tháng. Dù cuộc tấn công này đã bị hạ gục bởi Google, nó dường như là một cuộc tấn công đến từ Trung Quốc nhằm vào việc “ăn cắp tài sản trí tuệ” của Google.

Tại sao ĐCSTQ thực hiện động thái chống lại Google

Thỏa hiệp của Google về cơ bản vi phạm điều lệ của công ty. Mục tiêu cuối cùng của ĐCSTQ, tuy vậy, vượt xa cả việc làm Google thỏa hiệp nguyên tắc của mình. Rõ ràng là nó đã có thiết kế trên dữ liệu của Google và sở hữu trí tuệ của công ty này.

Nói từ một góc nhìn khác, vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, nguy cơ là cao hơn bao giờ hết cho một người tìm kiếm sự thật về Pháp Luân Công, cũng như bị ngu muội vì tuyên truyền của ĐCSTQ. Động thái của ĐCSTQ đều là biểu hiện sự tuyệt vọng và biểu hiện tầm nghiêm trọng mà nó đặt vào vấn đề này.

Khi ra đi khỏi Trung Quốc, đồng sáng lập viên của Google là Serge Brin nói, càng ngày càng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đang thực hiện những hành vi đàn áp tương tự như những gì ông chứng kiến tại quê hương mình, Liên Xô cũ. Chính điều này, ông nói, đã định hướng ông quyết định đưa Google rời khỏi Trung Quốc. Brin rời Liên Xô với cha mẹ mình khi lên 6. Ông nói, ký ức về khoảng thời gian ấy, khi cảnh sát đến cửa nhà, và cha ông phải đối mặt với một chính quyền – được tài trợ để chống Do thái. Chính những kí ức này đã thuyết phục ông rời bỏ chính sách thỏa hiệp với chế độ cộng sản Trung Quốc.

Chớ trêu thay, khi Google chuyển đến HongKong và dỡ bỏ phong tỏa của nó, thống kê lưu lượng truy cập máy tìm kiếm (search engine) ở Trung Quốc ngày 23 tháng Ba đã cho thấy, số lượng người truy cập trang web Google đã vượt Baidu trong lần đầu tiên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/28/220581.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/11/116032.html
Đăng ngày 26-04-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share