[MINH HUỆ 10-02-2010]

Ngày 31 tháng 1 năm 2010, Tờ Sonntagzeitung, tuần báo lớn thứ hai của Thụy Sỹ đã đăng cuộc phỏng vấn với một nữ học viên Pháp Luân Công ở Đức. Cô đã nói về những gì cô đã chứng kiến ở trại cưỡng bức lao động và về tội ác mổ cắp nội tạng của học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tiêu đề của bài viết là ‘Tôi đã chết, tôi đã chết, tôi đã chết rồi…’

2010-2-9-media_swiss--ss.jpg

Bài phỏng vấn trên báo Sonntagszeitung

“Cô có mắc bệnh di truyền trong gia đình không?” Khi bác sĩ trong nhà tù hỏi cô câu này, cô không bao giờ có thể tưởng tượng rằng chính câu trả lời sẽ quyết định việc cô được sống hay phải chết.

Bài báo viết: “Sau đó, nhiều sự việc cho thấy rằng cô Lưu Nguy đã suýt chút nữa trở thành nạn nhân bị mổ cắp nội tạng sống. Đúng như cựu Ngoại trưởng phụ trách Châu Á – Thái Bình Dương của Canada, ông David Kilgour đã mô tả trong Mổ cắp đẫm máu, cuốn sách xuất bán năm 2009, khẳng định rằng chế độ Cộng sản Trung Quốc đã giết một số lượng lớn tù nhân trong những năm gần đây và lấy đi tim, phổi và thận của họ. Việc cắp tạng này đã bù đắp vào chỗ chênh lệch giữa cầu nội tạng và khả năng cung ứng thực tế.”

“Cô Lưu Nguy đã bị giam 16 tháng ở các nhà tù và trại cưỡng bức lao động khác nhau. Trong những ngày ấy, cô bị ngược đãi và tra tấn nghiêm trọng và bị ép phải dệt áo chui đầu thủ công 15 giờ đồng hồ một ngày. Và cô cũng bị cấm ngủ. Lý do cô bị bức hại là vì cô tập Pháp Luân Công, môn tập đã bị chế độ Cộng sản Trung Quốc cấm kể từ năm 1999. Do bí mật sao chép và lưu truyền tờ rơi giảng chân tượng mà cô Lưu bị bắt.”

Cô Lưu nhớ lại “ Ở trong tù, không ai quan tâm đến sức khỏe của tôi cả. Nhưng tôi phải tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe 5 lần’ Cô bị lấy máu và bác sĩ đã kiểm tra tim và thận của cô bằng cách siêu âm.”

“Giờ đây cô Lưu tin rằng kết quả xét nghiệm có lẽ đã cứu sống cô. Cô nói ‘Thật may là nội tạng của tôi không đạt tiêu chuẩn cao’ Cô được thả vào năm 2003 và sang Đức một năm sau đó.

“Ông David Kilgour tin rằng có hai lý do khiến chế độ Cộng sản chọn học viên Pháp Luân Công làm nguồn tạng. Thứ nhất, họ tập thiền nên rất khỏe. Họ không uống rượu hay hút thuốc. Họ thường xuyên tập công. Môn tập đã phổ biến vào thập kỷ 90 đến mức mà chế độ Cộng sản cảm thấy sợ nên đã lừa dối và gán cho Pháp Luân Công cái nhãn “tà giáo”.

“Nhờ viết cuốn Mổ cắp đẫm máu, ông Kilgour đã được trao giải thưởng Nhân quyền của Tổ chức Nhân quyền Thế giới ở Bern, Thụy Sỹ. Trong cuốn sách, ông Kilgour đã sử dụng báo cáo của những người tù đã bị giam giữ và các chứng cứ khác để hỗ trợ cho lập luận của mình.

“Các nhà điều tra nói tiếng Trung Quốc cũng đã gọi điện về các bệnh viện ở Trung Quốc. Giả vờ làm người cần tạng, nhà điều tra đã hỏi về các thông tin liên quan đến tạng của các học viên Pháp Luân Công. Câu trả lời của các bác sĩ thật ghê rợn.

Việc lấy tạng bất tự nguyện từ các học viên Pháp Luân Công đang bị giam vẫn tiếp diễn tại các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Khi một nhà điều tra gọi đến một bệnh viện liên kết của Đại học Tây An để hỏi tin, ông đã nhận được một câu trả lời dứt khoát từ một bác sĩ. Bác sĩ đó nói: ‘Chúng tôi chỉ quan tâm tới chất lượng tạng chứ không quan tâm tới nguồn tạng

“Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc thật khó tin’ Ông Franz Immer, Chủ tịch Hội hiến ghép tạng Thụy Sỹ nói:” Học viên Pháp Luân Công trở thành một ngân hàng tạng sống và được xếp loại dưới tiêu đề cụ thể. Ngân hàng này có hàng nghìn hồ sơ. Và có lẽ mỗi hồ sơ ngụ ý rằng đó là một người đã chết.

“Cô Lưu thật may mắn là hãy còn sống. Người phụ nữ 37 tuổi này nhận lời mời của Hiệp hội Nhân quyền Thế giới và Hội ghép tạng Thụy Sỹ tới Bern để kể về trải nghiệm của mình. Giờ đây, cô đang ngồi trong một quán cà phê. Nhìn cảnh mùa đông của Bern qua cửa sổ, cô nói “ Thật tốt là tôi có thể ở đây. Thật tốt là tôi có thể gặp ông Immer!”

“Rất có khả năng là những bác sĩ đó thấy tạng của cô có vấn đề. Có lẽ đó là lý do khiến cô còn sống sót. Khi bị giam, tình trạng thế chất của cô Lưu rất tồi tệ. Cô đã liên tục bị bắt phải đứng hoặc ngồi im. Nếu cô chỉ cử động một chút, cô sẽ bị đánh hoặc đá. Cô đã gần như bất tỉnh. Cô nói: ‘Một lần tôi có cảm giác tôi đã chết, đã chết, đã chết thật rồi…’

“Năm 2007, chế độ Cộng sản Trung Quốc công bố luật mới về ghép tạng. Theo luật này, những tù nhân chịu án tử hình có thể quyết định về việc có hiến tạng của mình hay không. Đối với Daniele Gosteli Hauser, chuyên gia nhân quyền của Tổ chức Ân xá quốc tế, điều này nghe cực kỳ nực cười. Điều này có nghĩa là những người chịu án tử hình không có quyền biểu đạt nguyện vọng của họ”

Trong phần cuối, bài phỏng vấn nói: “Mặc dù ở đó có phòng vệ sinh sạch sẽ – thậm chí cả thư viện và phòng máy tính – người tù không được phép sử dụng chúng, bởi vì những thứ đó là để cho người ngoài thấy, để cho họ thấy rằng Trung Quốc đang trở nên văn minh như thế nào.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/10/217886.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/20/114818.html
Đăng ngày 21-2-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share