Một dấu hiệu nữa cho thấy đặc khu đang cúi đầu trước chính phủ Trung Quốc.

Ngày 1 tháng 2 năm 2010

[MINH HUỆ 10-02-2010] Tại New York, tháng trước để quảng bá cho khu Văn hóa phát triển Tây Kowloon, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Henry Tang tuyên bố rằng đặc khu đã sẵn sàng trở thành “Trung tâm văn hóa của Châu Á”. Đầu tuần này, người Hồng Kông đã được nếm hương vị của “văn hóa” mà họ mong đợi.

Lẽ ra chủ nhật đã là buổi biểu diễn thành công cuối cùng trong chuyến lưu diễn Hồng Kông 7 ngày đã bán hết sạch vé của công ty biểu diễn có trụ sở ở New York – Thần Vận (Shen Yun). Thay vào đó, tấm màn sân khấu tại Nhà hát Lyric vẫn khép. Chỉ hai ngày trước khi công ty chuẩn bị lên đường, sáu “nhân viên sản xuất chính” đã bị từ chối visa, trong đó có một người chỉ đạo sân khấu và một kĩ sư ánh sáng.

Phòng Nhập cảnh Hồng Kông vẫn giữ im lặng về vấn đề này, chỉ nói rằng họ không bình luận về các trường hợp riêng lẻ. Nhưng theo đại diện của Thần Vận, nhà chức trách đã cho rằng các thành viên trong đoàn này có thể được thay thế bằng nhân công địa phương. Chính sách ủng hộ cạnh tranh này thật quá lố. Thần Vận ngay lập tức đã từ chối lời đề nghị, và hủy tour diễn để thể hiện tinh thần đoàn kết.

Kể từ đó, Thần Vận và những nhà đồng tổ chức ở Hồng Kông đã tổ chức các cuộc phản đối và họp báo, và thậm chí còn đang cân nhắc đến một vụ kiện. Họ nói rằng vấn đề cấp visa chỉ là “ một lí do” – ngụ ý là quyết định được đưa ra từ Bắc Kinh, với động cơ phản đối chương trình nghệ thuật Thần Vận, một chương trình không chỉ có những màn mô tả các câu chuyện truyền thống của Trung Quốc mà còn có những “sự kiện đương thời ở Trung Quốc như câu chuyện về Pháp Luân Công

Thực tế, “câu chuyện về Pháp Luân Công” là sứ mệnh chủ chốt của Thần Vận. Có trụ sở tại New York, công ty có cùng địa điểm với Học viện nghệ thuật Phi Thiên, một trường cấp ba dựa trên “những nguyên lý hướng dẫn của Pháp Luân Đại Pháp” – một tên gọi khác của Pháp Luân Công. Hơn 70% các nghệ sĩ có tên trên trang web của Thần Vận đều tốt nghiệp tại Phi Thiên.

Đoàn biểu diễn thường xuyên tại Mỹ và Canada, và đã lưu diễn vòng quanh thế giới, trong đó có các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng chưa bao giờ biểu diễn ở Hồng Kông. Đây là lần đầu tiên công ty có cơ hội được biểu diễn tại ngưỡng cửa của Trung Quốc, và điều đó làm cho chính phủ Trung Quốc lo ngại. Cô Vina Lee biên đạo múa và là người quản lý công ty thắc mắc: “Buổi biểu diễn của chúng ta có thực sự khiến ai đó phải lo sợ không?”

Nhưng vấn đề ở đây không phải là về một chương trình ca múa. Và không cần phải là fan hâm mộ của Thần Vận hay người ủng hộ Pháp Luân Công thì cũng thấy đây là một điều đáng lo ngại. Tham vọng trở thành một trung tâm văn hóa của Hồng Kông là đáng tuyên dương, nhưng một trong những yếu tố quyết định đối với một cộng đồng nghệ thuật sôi nổi là quyền tự do thể hiện sự sáng tạo của mình, ngay cả khi có nguy cơ kích động những vấn đề nhạy cảm của các chính trị gia trong thành phần khán giả. Trường hợp của Thần Vận cho thấy rằng Hồng Kông vẫn thiếu khả năng chống chịu trước những áp lực chính trị từ Bắc Kinh. Và màn kịch này có lẽ mới chỉ là màn khởi đầu.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/10/114550.html
Đăng ngày 23-2-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share