Các học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 30-10-2000]

I. Bối cảnh của buổi họp báo

Ngày 28 tháng 10, 1999, nhiệt độ ở Bắc Kinh đột ngột giảm xuống còn -7 đến -8oC vào ban đêm. Thành phố Bắc Kinh cổ kính đã chứng kiến hai sự kiện vào hôm đó. Sự kiện thứ nhất đó là một bài báo dài đăng trên Thời báo Nhân dân, chính thức dán nhãn Pháp Luân Công là một “X (tà giáo) ”. Do thiếu lý lẽ chứng minh, nó buộc phải tuyên bố rằng chữ giáo “jiao” ở đây không mang nghĩa là “giáo phái” trong tôn giáo mà là “giáo” trong thuyết giáo. Sự kiện thứ hai là việc 30 học viên Đại Pháp vĩ đại, với đại trí và đại dũng do Đại Pháp ban cho và với tín tâm kiên định không gì sánh được vào Đại Pháp, đã tổ chức thành công một buổi họp báo ở ngoại ô Bắc Kinh trong khi một số đông các học viên Đại Pháp vẫn tiếp tục thỉnh nguyện hòa bình tại quảng trường Thiên An Môn. Buổi họp báo đã phơi bày những lời dối trá của Giang Trạch Dân, và lần đầu tiên tạo cơ hội cho truyền thông thế giới có được hiểu biết trực tiếp và tích cực về học viên Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục. Sau buổi học báo, truyền thông nước ngoài đã đưa tin rằng buổi họp báo của Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh là một cái tát mạnh vào mặt Giang Trạch Dân.

Bắt đầu từ ngày 22 tháng 7, 1999, thế lực tà ác bắt đầu cuộc bức hại quy mô lớn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ đã liên tục bắt giữ các học viên. Vậy nên, để bảo hộ chân lý, các học viên đã không hề do dự đi thỉnh nguyện. Do không còn một kênh nào khác để biểu đạt quan điểm của mình, họ phải đến tập công ở Quảng trường Thiên An Môn để hướng tới nhân dân toàn thế giới mà thỉnh nguyện sự giúp đỡ.

Ngày 30 tháng 9, nhiều nhà báo Tây phương, trong khi chuẩn bị đưa tin về ngày lễ Quốc khánh lần thứ 50 (ngày 1 tháng 10) lần đầu tiên đã chớp được những tấm ảnh hiếm hoi về những học viên Đại Pháp không chút lo sợ đứng tập công trên Quảng trường.

Vào giữa tháng 10, diễn ra phiên họp của Đại hội Nhân dân toàn quốc với nỗ lực dán nhãn Pháp Luân Công là một “XX giáo”. Tại thời điểm đó, toàn bộ học viên Đại Pháp đều chuyển hướng về Thiên An Môn để thỉnh nguyện. Hàng triệu học viên Đại Pháp ở khắp toàn quốc tụ hội ở Bắc Kinh, chuẩn bị sẵn sàng để thỉnh nguyện. Từ ngày 25 tháng 10, nhiều học viên đã tới tập công ở quảng trường Thiên An Môn hàng ngày, để tiếng nói của mình có thể vang tới Đại hội Nhân dân toàn quốc.

II. Báo cáo tư liệu về buổi họp báo
[Ngày 23 tháng 10]

Anh Tưởng Triêu Huy, một học viên Đại Pháp từ Phúc Châu, Phúc Kiến cùng với vài đồng tu đã quen biết nhau, tới Bắc Kinh để trao đổi về việc liên lạc với các nhà báo và tổ chức một buổi họp báo.

Vào những ngày này, vài đồng tu cố gắng thuyết phục Tưởng Triêu Huy tìm ra cách khác để bày tỏ được quan điểm của mình vì tổ chức một buổi họp báo là quá nguy hiểm. Cảnh sát có thể còn tới trước cả nhà báo. Anh vẫn nhất mực giữ nguyên kế hoạch. Nhiều học viên xung quanh cũng kiên quyết giảng chân tượng về Pháp Luân Đại Pháp cho toàn thế giới – rằng chúng tôi không phải là “XX giáo”, và rằng cách đối xử như vậy của Giang Trạch Dân với học viên Đại Pháp là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và là một sự chà đạp lên nhân quyền, và rằng chúng tôi mong tìm kiếm một phương thức hòa bình cho vấn đề này.

Việc chuẩn bị dồn dập, mau lẹ, và quy củ diễn ra trong vài ngày: chọn ra những trường hợp và học viên điển hình, chuẩn bị bài phát biểu, thuê địa điểm, làm biểu ngữ, tìm người phiên dịch… Nhiều học viên đã phải vất vả để kiếm sống vì phải kéo dài thời gian ở Bắc Kinh. Nhưng để bảo hộ sự uy nghiêm của Đại Pháp, tất cả đều cố mua cho mình quần áo sạch sẽ gọn gàng vì họ đại diện cho hàng chục triệu học viên Đại Pháp. Trong quá trình chuẩn bị, vài người đề xuất là người chụp ảnh nên làm nhòe những tấm ảnh chụp phía trước mặt. Tất cả những người tham dự bày tỏ quyết tâm dùng tên thật, họ thật, ảnh thật của mình, và sẽ lên tiếng vì Đại Pháp với danh dự và uy nghiêm.

Do đó, việc chuẩn bị cho buổi họp báo diễn ra suôn sẻ với sự giúp đỡ của nhiều đồng tu. Dưới đây là phần nhật ký mà người điều phối chính – anh Tưởng Triêu Huy còn lưu giữ. Những dòng chữ này đã ghi lại một cách sống động quá trình diễn ra buổi họp báo

[Ngày 25 tháng 10]

Tôi đã trao đổi vấn đề này với nhiều học viên Đại Pháp ở Bắc Kinh. Họ đều cảm thấy rằng nếu thành công, nó sẽ là một đóng góp đáng kể cho toàn bộ tình hình Đại Pháp.

Chúng tôi cũng tìm được một người công an là học viên Đại Pháp. Anh ấy đã cởi bỏ bộ quân phục, thôi việc và tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Có nhiều học viên xứng đáng được coi là thành phần ưu tú trong số các thành phần ưu tú của Đại Pháp ở Đại lục. Tôi đề nghị họ hoàn thành bài viết về những trải nghiệm của mình vào tối hôm sau và chuẩn bị những bài làm bài phát biểu. Tất nhiên, trong thời gian họp báo, tôi sẽ chỉ sắp xếp cho 5 người tập trung vào nhân quyền. Trong số họ, sẽ có những học viên đã bị tra tấn tàn bạo…Tôi đã quyết định theo như cân nhắc của mình, là tổng số học viên tham dự buổi họp báo sẽ là khoảng 20 người.

Bạn có thể nghĩ xem: Có gần 100 triệu học viên ở Trung Quốc mà họ có chút quyền được lên tiếng nào. Nếu chúng ta có thể tổ chức thành công sự kiện này, tôi không biết phải diễn tả thế nào về cảm xúc của chúng tôi. Mặc dù sẽ chỉ có khoảng 20 người chúng tôi tham dự, chúng tôi là đại diện cho tất cả các học viên đang chân chính tu luyện đặc biệt là một triệu học viên đang chờ đợi để thỉnh nguyện ở trong và xung quanh khu vực Bắc Kinh. Những điều này mang ý nghĩa thật quan trọng.

[Ngày 27 tháng 10]

Hôm qua tôi đã trao đổi với những người sẽ tham dự họp báo, và tất cả họ đều nói rằng họ muốn cung cấp tên thật cho các nhà báo bởi vì, họ nói “chúng ta đường đường chính chính, và những gì chúng ta nói là chân ngôn. Nếu chúng ta không tham dự buổi họp báo, chúng ta đã đi thỉnh nguyện.

Sáng sớm ngày 28 tháng 10

Tin về buổi họp báo do các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc tổ chức (tiếng Trung và tiếng Anh)
Thời gian: 12 giờ trưa, ngày 28 tháng 10, 1999

Ban biên tập đã cắt đi nội dung chi tiết của bản tin

[Chiều ngày 28 tháng 10]

Buổi họp báo của chúng tôi đã kết thúc tốt đẹp! Phóng viên từ Reuters, Associated Press, Thời báo New York, v.v đã tham dự buổi họp báo.

[Ngày 30 tháng 10]

Vào sáng ngày 28 tháng 10, khoảng 9:30 sáng, tôi nhờ một đồng tu lái xe đưa tôi đến chỗ họp báo. Từ khu vực đô thị Bắc Kinh đến chỗ họp báo, ở vùng ngoại ô mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Đã gần 11 giờ sáng khi tôi đến chỗ họp và hầu như tất cả các học viên đều đã ở đó, họ đang đọc sách hoặc đọc tài liệu. Tôi trao đổi vài điểm cần thiết với vài học viên dự định sẽ lên phát biểu. Theo kế hoạch ban đầu của tôi, tôi sẽ phát biểu khai mạc, tiếp theo sẽ là phần phát biểu của 5 học viên đại diện. Có khá nhiều người đề nghị thay đổi trình tự. Bởi vì các học viên không quen với tình hình ở bên ngoài địa phương mình, họ nghĩ là tốt hơn nên để cho mỗi học viên chỉ nói về trải nghiệm của bản thân mình. Hơn nữa, nếu phóng viên đặt câu hỏi, các học viên sẽ chuẩn bị trả lời họ theo cách đó. Sau đó, tôi cũng cảm thấy nên thay đổi lịch trình của buổi họp.

Tôi bảo vài học viên đặt phòng họp, và có lẽ họ đã cư xử hơi kỳ lạ một chút. Họ không cho người phục vụ vào phòng, và khăng khăng tự trang trí biểu ngữ. v..v… Vì lý do đó, người quản lý khách sạn nghi ngờ về nhóm chúng tôi. Một học viên điều phối việc thu xếp với khách sạn đến chỗ tôi và nói với tôi rằng nhân viên khách sạn muốn nói chuyện với người chủ trì buổi họp. Tôi nghĩ đó hẳn phải là một khảo nghiệm mà Sư Phụ an bài và tôi cùng với hai học viên khác đã tới gặp nhân viên khách sạn. Tôi xin lỗi họ, giải thích rằng chúng tôi đã chuẩn bị quá mức cẩn thận vì chúng tôi có vài vị khách ngoại quốc và người điều phối không quen với thông lệ của khách sạn. Tôi đảm bảo với họ rằng chúng tôi sẽ cố gắng kết thúc trong ít hơn 1 giờ đồng hồ và yêu cầu các nhân viên phục vụ chè và hoa quả trong thời gian chờ đợi.

Sau khi quay lại phòng họp và kể lại tình hình cho các bạn đồng tu, tất cả họ đều bình tĩnh và không hề sợ. Tôi nói “Chúng ta hãy cố gắng hết sức để không đi đi lại lại nữa. Hãy mở cửa và chờ người ta phục vụ chè và hoa quả. Có thể là cảnh sát sẽ đến, có thể là phóng viên sẽ đến.” Đến lúc này, người quản lý khách sạn và vài người phục vụ vào phòng họp và tôi đề nghị họ bật vài bản nhạc nhẹ.

Khoảng 11:30 sáng, học viên chịu trách nhiệm gặp các phóng viên gọi và nói rằng 3 phóng viên từ Reuters đã đến, và họ muốn đến phỏng vấn chúng tôi ngay lập tức thay vì ăn trưa trước. Tôi bảo một học viên đi đón họ tới đây. Vào khoảng 12:30 chiều, phó tổng biên tập Reuters, cùng một phóng viên và một phóng viên ảnh tới phòng họp báo. Ngay lập tức, tôi bảo các học viên treo biểu ngữ và lấy ra ảnh Sư Phụ và hai đồ hình Pháp Luân và một khung tranh “Luận Ngữ” (“Về Phật Pháp” của Ông Lý Hồng Chí). Ba phóng viên bắt đầu phóng vấn ngay lập tức. Một bé trai 11 tuổi họ Khúc, cầm ảnh Sư Phụ bằng cả hai tay, và phóng viên Reuters phỏng vấn em mà không đợi tôi tuyên bố khai mạc. Mẹ của bé trai, cầm một đồ hình Pháp Luân đứng cạnh em. Cha của em cũng có mặt. Trong chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, các phóng viên từ Associated Press và thời báo New York cùng với một thợ chụp ảnh cũng vội vã tới. Khi đó tôi chính thức khai mạc buổi họp báo và đọc bài phát biểu của tôi. Ngay lập tức, vài phóng viên hỏi tôi vài câu hỏi về cuộc bức hại tôi đã phải chịu đựng. Tôi trả lời họ ngắn gọn và sau đó nói với họ rằng tôi muốn dành thêm thời gian quý báu cho những học viên khác, những người đã phải chịu bức hại nặng nề hơn tôi.

Ba học viên chúng tôi mời tới họp báo đều rất trẻ. Một người là cố vấn giáo dục ở một trường đại học ở Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh). Một người là giáo viên tiếng Anh ở một trường đại học ở Vũ Hán (tỉnh Hà Bắc) người đã từng dịch Hồng Ngâm (Thơ của Sư Phụ). Một người khác là giáo viên tiếng Anh ở một trường đại học ở Bắc Kinh. Học viên phụ trách việc gặp gỡ các phóng viên cũng đã có bằng Thạc sĩ của khoa Anh ngữ ở một trường đại học. Tất cả họ, đều coi nhẹ an toàn của bản thân, vì sự kiện này mà tới Bắc Kinh và tụ hội ở khách sạn này.

Các phóng viên phỏng vấn chừng 10 học viên. Họ dành nhiều thời gian hơn để phỏng vấn một học viên đã từng là công an và hỏi chi tiết về trải nghiệm của anh này. Bởi vì cả ba người phóng viên ảnh đều là nữ, họ rất cảm thông với đòn tra tấn mà cô Đinh Yến đã phải chịu và chụp rất nhiều ảnh cô.

Sau khoảng một tiếng 15 phút, các nhà báo ngừng phỏng vấn mặc dù vẫn còn vài học viên muốn nói. Tôi hạ thấp giọng hỏi các phóng viên Reuter lý do. Anh ấy nói với tôi là chúng tôi nên kết thúc nhanh, nếu không có thể trở nên khá nguy hiểm. Sau đó, tôi bảo các học viên cùng nhau tập bài công Pháp số 3 “Quán thông lưỡng cực Pháp”. Chúng tôi chỉ tập một lần và rồi chúng tôi làm thế Hợp thập (chắp hai tay thể hiện lòng tôn kính) hướng về ảnh của Sư Phụ và đọc bài thơ “Tố Nhân” trong Hồng Ngâm (Tập thơ của Sư Phụ)

Sau khi tôi thu xếp một vài việc và sẵn sàng rời đi, vài phóng viên khác vội vã đến. Tôi bảo vài học viên dẫn các phóng viên đến nơi ở của họ để phỏng vấn. Ba phóng viên đã phỏng vấn xong sau đó rời đi cùng tôi và vài học viên khác. Tôi biết ba người họ vội vã ra về để ghi lại câu chuyện.

Tôi bảo các học viên tham dự buổi họp báo hãy nhanh chóng rời khỏi Bắc Kinh, nhưng tôi không biết liệu tất cả bọn họ đã đi chưa.

[Ngày 3 tháng 11]

Khi một học viên lái xe đưa tôi và ba nhà báo rời khách sạn, các phóng viên nói với tôi “Ông thật dũng cảm”. Tôi mỉm cười và hỏi họ điều gì sẽ xảy ra nếu bên công an biết họ đã tham dự buổi họp báo này. Họ nói “Trường hợp xấu nhất chỉ là chúng tôi sẽ không thể tiếp tục làm ký giả ở Trung Quốc nữa thôi. Chắc chắn là công an sẽ gọi chúng tôi đến để thẩm tra. Chúng tôi sẽ chỉ gặp chút rắc rối vậy thôi, nhưng ông thì sẽ gặp rắc rối lớn.”

Khi họ ra khỏi xe, tất cả họ đều nói tạm biệt và bắt tay tôi, dường như lưỡng lự không muốn chia tay.

Một điều tôi quên không nhắc tới: Chúng tôi bật nhạc bài “Pudu” (Phổ Độ) “Jishi” (Cứu thế) liên tục trong suốt thời gian họp báo.

Theo vài nguồn tin nội bộ từ Sở công an Mã Tam Gia, công an đã có được cuốn băng về buổi họp báo và đang dùng hết phương tiện họ có để xác định chỗ ở của Gu Linna và Đinh Yến.

III. Sau buổi họp báo

Vào ngày 28 tháng 10, bài báo của Associated Press và Reuters đã đưa tin lan rộng khắp thế giới. Ngày hôm sau, tờ Thời báo New York đưa ảnh và tin về buổi họp báo nay ở trang bìa. Vào lúc đó, các học viên ở Hoa Kỳ đang trình bày về tình hình Pháp Luân Công ở Trung Quốc cho quan chức chính phủ ở Washington D.C. Khi các quan chức này đọc các bài báo này, họ đều lên tiếng thán phục lòng dũng cảm của các học viên ở Trung Quốc.

Tờ South China Morning Post (SCMP), tờ báo tiếng Anh có ảnh hưởng nhất ở châu Á, đưa tin về buổi họp báo với những tấm ảnh lớn choán cả trang giấy. Nhiều tờ báo lớn ở châu Âu cũng đưa bài đặc biệt về tin này.

Buổi họp báo này là nguồn động lực to lớn cho các học viên và làm xúc động người dân trên toàn thế giới. Vào những ngày đen tối đó, đây chính là tiếng nói mạnh mẽ duy hộ sự thật không chút sợ hãi khi đối diện với tà ác. Kể từ đó, những việc làm tà ác của Giang Trạch Dân và đồng bọn hòng đảo lộn dòng lịch sử khi bức hại vô cớ những con người lương thiện bắt đầu bị cả thế giới biết đến. Sự kiên định và không chút lo sợ của các học viên ở Trung Quốc khi đối diện với lực lượng tàn bạo cũng như sự từ bi quảng đại và đức Nhẫn thể hiện một cách ôn hòa sự bất tuân phục của họ bắt đầu được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới.

Những học viên tham dự buổi họp báo sau đó lần lượt bị bắt. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu vắn tắt về trải nghiệm của một vài học viên.

Tưởng Triêu Huy, nam, 36 tuổi đến từ tỉnh Phúc Kiến. Anh là người chịu trách nhiệm tổ chức chính cho buổi họp báo cũng như Pháp Hội Quảng Châu vào tháng 11 năm 1999 sau đó. Anh thậm chí còn không phải là một phụ đạo viên mà chỉ là một học viên trong số hàng triệu học viên Đại Pháp. Khi các học viên Đại Pháp bắt đầu phải chịu bức hại dưới bàn tay của Giang Trạch Dân, Tưởng Triêu Huy đã liên hệ một cách tự phát với các đồng tu và thường xuyên gửi tin tức cho các website Đại Pháp ở hải ngoại. Những thông điệp này giúp cho thế giới biết được sự thật về Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Sau buổi họp báo, anh rời Bắc Kinh và tiếp tục duy hộ Đại Pháp. Một tháng sau, anh quy tụ được gần 100 đồng tu ở Quảng Châu và dự định tổ chức một Pháp hội. Vào ngày 25 tháng 11, anh bị bắt cùng với nhiều đồng tu khác. Khi công an phá cửa và xông vào phòng lúc nửa đêm, anh bình tĩnh nói với công an: “Tôi là Tưởng Triêu Huy. Họp báo là do tôi tổ chức.” Sau đó, anh nhận hết trách nhiệm về mình để giảm bớt áp lực cho các đồng tu. Anh bị kết án 5 năm tù giam và hiện đang bị giam tại Phúc Kiến.

Trong thời gian chuẩn bị cho Pháp hội Quảng Châu, anh Tưởng đã từng nói “Cho dù nếu ngày hôm nay tôi là một vị thần ở một tầng rất cao, tôi vẫn sẽ xuống thế giới này, không chút e sợ trở thành một người thường để duy hộ Pháp trước Sư Phụ” Có lẽ đó là lời thệ ước thiêng liêng ban đầu của anh và anh đã làm tròn lời thệ ước ấy bằng hành động của mình.

Cốc Lâm Na, nữ, 38 tuổi, giám đốc của chương trình kinh tế ở Đài phát thanh nhân dân Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Cô cũng là một phóng viên. Các bài báo và bản tin của cô thường xuyên đoạt giải. Cô là một trong 9 “Thanh niên tiêu biểu” ở Thạch Gia Trang. Cô bị đuổi việc vào ngày 23 tháng 4 năm 1999 vì đã phát đi một bản tin đặc biệt về Pháp Luân Công có tên là “Tâm người đã được tịnh hóa” Cô đã tới Trung Nam Hải để thỉnh nguyện với cấp lãnh đạo chính quyền Trung ương về vụ bắt các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân ngày 25 tháng Tư. Ngày 18 tháng sáu, cô và bốn học viên đại diện khác tới Bắc Kinh để đưa lá thư có chữ ký của 13.764 học viên Pháp Luân Công cho lãnh đạo chính quyền Trung ương. Vào ngày 20 tháng 7, sau khi phụ đạo viên Đại Pháp ở Thạch Gia Trang bị bắt và bị lục soát nhà, vào lúc 8 h sáng, cô đã tới gặp chính quyền tỉnh để thông báo về tình hình và đòi thả các phụ đạo viên. Cán bộ của Phòng Kháng cáo đã trả lời: “Đây là hành động của quốc gia, cô phải tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện.” Sau đó, vào buổi trưa cô đã tới Bắc Kinh.

Sau buổi họp báo, cô cũng tham gia vào việc tổ chức Pháp hội Quảng Châu tháng 11. Cô bị bắt ở Quảng Châu vào ngày 25 tháng 11 và vẫn kiên định tu luyện trong tù. Cô đã viết một lá thư trong tù, trong đó cô nói: “Giờ đây, thật sự cần có nhiều học viên hơn nữa bước ra và những ai đã bước ra cần phải làm nhiều việc hơn nữa. Khi bước ra để chứng thực Pháp, chúng ta cũng phải tu luyện bản thân vững vàng và tinh tấn. Là đệ tử Đại Pháp trong thế giới con người, chúng ta phải dốc hết tất cả những gì chúng ta có để chính Pháp trong thế giới này. Sư Phụ đã nói: “Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này. “ Đó là những gì mà Sư Phụ nói với các học viên chúng ta. Nhưng là đệ tử, chúng ta có đủ khả năng nói rằng “Nếu ai có thể động tới Sư Phụ hay vũ trụ, người ấy có thể động đến chúng ta không? Đó không phải là vấn đề về ngộ, cho dù bạn ở cảnh giới hay tầng thứ nào đi chăng nữa” Cô Cốc Lâm Na đã phải chịu án giam bốn năm tù.

Đình Yến, nữ, 31 tuổi, thợ cắt tóc ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Kể từ 25 tháng 4 và 20 tháng 7, là một trong số các học viên đã bước vào nơi hiểm nguy thực hiện việc duy hộ Pháp và công tác chính Pháp. Ngày 17 tháng 10 năm 1999, cô bị bắt khi cô đang tập công ở quảng trường Thiên An Môn và không bao giờ lùi bước trước đòn tra tấn khốc liệt. Cô là tâm điểm trong các bản tin truyền thông ở buổi họp báo. Một lần nữa, cô lại tham dự Pháp hội Quảng Châu vào tháng 11. Bài viết “Để sinh mệnh được huy hoàng trong Chính Pháp” của cô là nguồn động lực lớn lao đưa các học viên trên toàn thế giới nỗ lực bước ra duy hộ Pháp. Cô nói “Tôi cảm thấy tôi tu cao được đến đâu không còn quan trọng nữa. Mà chỉ vì được đồng hóa với Pháp, cuộc đời tôi mới trở nên có ý nghĩa …” Cô bị bắt vào ngày 25 tháng 11, cùng với anh Tưởng Triêu Huy và cô Cốc Lâm Na. Cô đã từng bị giam ở trại giam Giá Kiều Nhạc ở Thiên Bình và sau bị chuyển đến trại giam Thạch Gia Trang. Cô đã bị kết án ba năm tù giam.

Thái Minh Đào, nam, 27 tuổi, một trong những phiên dịch viên tại buổi họp báo, là giáo viên ở Viện Giáo dục Vũ Hán. Anh đắc Pháp năm 1994. Anh được tất cả mọi người công nhận là một giáo viên tốt, người thường xuyên dạy thay giáo viên vắng mặt mà không đòi thù lao. Khi anh biết rằng chính phủ sẽ đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh đã bay tới Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 7 để thỉnh nguyện. Cuối tháng 10, anh tham dự buổi họp báo ở Bắc Kinh và giữ vai trò phiên dịch viên. Sau buổi họp báo, anh với tấm lòng như một trẻ thơ đối với Đại Pháp, đã tới thỉnh nguyện tại cơ quan giải quyết thư tín. Anh bị đưa trở lại Vũ Hán và phải sống ở nhà dưới sự quản thúc. Cuối tháng 4 năm 2000, anh bị đưa đến lớp chuyển hóa “610” ở Thanh Lăng, Vũ Xương, nơi anh thường xuyên bị đánh, đá, bị còng tay và cùm chân. Tuy vậy, anh không bao giờ thay đổi niềm tin của mình, thay vào đó, anh đã nhiều lần công khai chỉ ra cho các cán bộ chuyển hoá rằng họ đang làm điều sai trái. Vào tháng 9 năm 2000, người thân đưa anh về nhà. Vào ngày 4 tháng 10, Thái Minh Đào quyết định lại tới Bắc Kinh để duy hộ Đại Pháp. Gia đình đã cố gắng hết sức ngăn cản anh và khóa anh trong phòng. Sáng sớm ngày 5 tháng 10, anh cố gắng ra ngoài qua đường ban công để tới Bắc Kinh. Không may, anh bị ngã và đã qua đời ngay lập tức. Anh đã trao cả cuộc đời tươi trẻ cho Đại Pháp.

Lôi Tiểu Đình, nữ, một trong những phiên dịch viên tại buổi họp báo, là sinh viên tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Bắc Kinh, giáo viên ở Trường Thương mại và Công nghiệp. Sau buổi họp báo, cô quyết tâm đối diện với chính quyền và cố gắng làm động tâm những người có thiện ý trên thế giới qua chính những gì cô phải gánh chịu. Vài ngày sau, cô bị công an ở chi nhánh số 7, Sở công an Bắc Kinh dùng vũ lực đưa đi khỏi phòng ký túc và từ đó hiếm khi nghe được tin về cô. Thỉnh thoảng, các học viên được trả từ do từ trại giam nói về cô “Cô ấy rất kiên định và không hề tiết lộ điều gì.” Đến tháng 4 năm 2000, cha mẹ cô biết được rằng cô đã bị kết án bí mật hai năm tù giam. Khi cha mẹ cô, những người coi cô là niềm tự hào và niềm vui của mình, đến thăm cô ở nhà tù, trước áp lực tình phụ tử, cô bình thản nói:“Nếu con muốn nói với họ thì con đã nói trước khi họ kết án rồi…Con sẽ không nói gì đâu.” Trường đại học đã yêu cầu mẹ cô thay đổi suy nghĩ của cô. Khi mẹ cô hỏi cô: “Con không sợ bị tù giam sao?” Cô trả lời “Con không sợ”. Cô không có nhiều lời dũng cảm nhưng cô đã lặng lẽ kiên định chính niệm và viên dung với Pháp.

Lưu Đông Mai, nữ, một trong những phiên dịch viên tại buổi họp báo, giáo viên của Viện Ngoại ngữ Đại Liên. Cô đã ở lại Bắc Kinh sau buổi họp báo, trao đổi kinh nghiệm tu luyện với các học viên ở khắp đất nước và giữ liên lạc với các phóng viên phương Tây. Khi một phóng viên hỏi cô vì sao cô tới Bắc Kinh, cô trả lời. “Cách đây đã lâu, Chúa Jesus biết khá rõ rằng Người sẽ bị đóng đinh lên thập tự giá, vậy mà Người vẫn đến Jerusalem đấy thôi” Sau đó, cô nhận ra rằng cô nên quay lại quê nhà để hỗ trợ các học viên ở đó, khôi phục lại việc học Pháp và luyện công. Các đồng tu không thể thuyết phục cô ở lại Bắc Kinh, biết rằng việc cô quay lại là rất nguy hiểm. Cô kiên quyết lên tầu về Đại Liên và kể từ đó không nghe được tin gì về cô. Có người nói rằng cô bị bắt ngày khi xuống tàu.

Vào lúc này, [thời điểm của bài viết này] hầu hết các học viên đã tham dự buổi họp báo đều kiên định tu luyện Đại Pháp trong tù. Trong những ngày đen tối nhất, trong thời khắc trọng yếu nhất của quá trình Chính Pháp, sự quả cảm và trí tuệ của họ đã thức tỉnh vô số đồng tu và người thường. Bài thơ mà họ viết trong thời gian diễn ra Pháp hội Quảng Châu phản ánh chính xác cảnh giới mà họ đạt đến trong tu luyện.

Gửi bạn đồng tu

Tạ ân Sư hôm qua hồng Pháp,
Giải bệnh hư thanh thể lọc thân,
Đề cao tâm tính đắc Chân Nhân,
Chăm học năng tu thành Chính Quả

Nhưng một hôm gió mây đột khởi,
Tốt xấu khó phân đổi hoán nhau.
Thường ngày ai tinh tấn học Pháp,
Nay chốn thi trường định vàng thau.

Chẳng phải Sư Tôn giảng từ đầu,
Vượt quan chẳng có gậy chống đâu!
Ngày hoà bình, nhất tề ca ngợi,
Lúc khó khăn biết rõ nông sâu

Đại Pháp nguy nan, ta ở đâu?
Có thành thần tiên, trốn ở nhà?
Tự thân tu chí, không màng Pháp
Vị trí chỗ nào? Chuyển sinh đâu?

Kỳ thật, nhân gian do thần tạo
Không Đại Pháp, không có chúng sinh
Trong mê người thường báng bổ Pháp,
Sao tâm minh bạch, ta lặng thinh?

Nếu cha bị nhục, con vắng mặt
Người ta mắng chửi, đồ bất nhân.
Đến ngày Pháp Chính Nhân Gian tới,
Diện kiến Sư Tôn? Đáng mặt sao?

Hôm nay khó bỏ “danh lợi tình
Ngày sau tay trắng, thật vô minh
Xã hội hủ nát càng duy hộ
Tà ma vui sướng, khổ thân mình.

Tu luyện chẳng có khuôn mẫu sẵn
Ngồi chơi, Phật quả chẳng thành đâu
Chân chính đề cao, triệt để xả,
Vô ngã vô tư, mới hoá Thần

Chỉ vì không muốn bỏ ai đi
Sư Tôn chịu đựng có ít gì.
Ngồi nhà, không một ngày tỉnh ngộ
Lao ngục, đồng môn chẳng hạn kỳ.

Tiến một bước suy tính hơn thiệt,
Lùi nửa nhịp, xuống cửa ngục ngay
Sợ hãi”, chấp trước ta phải bỏ
Trong tay cùng tiến, khắc phục dần.

Phía trước đã có nhiều đệ tử,
Hướng Bắc Kinh, thỉnh nguyện Pháp môn,
Ngủ đường, đói rét, ai kêu khổ?
Tra tấn ư? Họ có sợ gì!

Lấy Pháp làm thầy, tu vô lậu,
Minh bạch Pháp lý tầng tiếp tầng
Phóng hạ nhân tâm phò chính nghĩa,
Vô hạn từ bi, cảm hoá nhân.

Trước sửa sai, sau giúp đồng tu,
Nào hồng Pháp ta cùng hộ Pháp,
Rồi giảng thanh khắp nơi thiên hạ
Vũ trụ thanh tân, Hộ Pháp Thần.

Phật quang phổ chiếu, thiện đức còn
Nhiệt huyết tuôn trào, vĩnh hằng lưu
Tâm bất động, kiên tu Đại Pháp
Định càn khôn, thường chuyển Pháp Luân.

Học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Ngày 28 tháng 10 năm 2000

news_conference_1027--ss.jpg press_conf2--ss.jpg
Cuộc họp báo do các đệ tử Pháp Luân Công tổ chức gây chấn động thế giới

anniversary_cai--ss.JPG
Đệ tử Thái Minh Đào, người đã hy sinh mạng sống của mình cho Đại Pháp


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.cc/gb/0001/Oct/30/anniversary_1028_103000_shishi.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2000/11/8/6248.html
Đăng ngày 21-04-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share