Theo một phóng viên ở Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
Tên: Phùng Liên Hà
Giới tính: Nữ
Tuổi: 50
Địa chỉ: Không rõ
Nghề nghiệp: Về hưu
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 2 năm 2004
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động (Cải tạo ma túy) nữ Thành phố Cáp Nhĩ Tân
Hình thức bức hại: Giam cầm, tống tiền, tẩy não, đánh đập, kềm hãm thân thể, lục soát nhà, cấm ngủ.
[MINH HUỆ 11-3-2010] Bà Phùng Liên Hà, một nhân viên về hưu từ Hãng cung cấp vật liệu Đại Khánh, bị 10 năm ngược đãi dưới sự bức hại.
Bị bắt hai lần vì đi Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công
Chế độ cộng sản bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công ngày 20 tháng 7 năm 1999. Bí thư Đảng tại công ty của bà Phùng cố buộc bà chỉ trích Pháp Luân Công. Viên chức cảnh sát Lý Văn Trung theo dõi và đi theo bà khắp nơi. Ông ta đi vào nhà bà một buổi chiều, ngay sau khi Bà Phùng trở về từ sở làm. Ông ấy tịch thu một bản Chuyển Pháp Luân, thẻ căn cước của bà và một bức hình của Sư Phụ.
Bà Phùng đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ngày 13 tháng 6 năm 2000, bà bị cảnh sát bắt tại Quảng trường Thiên An Môn và mang bà đến Sở cảnh sát Thiên An Môn. Họ giữ bà tại Khách sạn Sun Island, địa điểm của văn phòng liên lạc Văn phòng 610 Thành phố Đại Khánh tại Bắc Kinh. Nhân viên từ hãng của bà mang bà trở lại Đại Khánh, nơi đây cảnh sát viên Vương Hỉ Thành tống tiền bà 4,000 nhân dân tệ. Hai ngày sau, Vương Hỉ Thành và Đỗ Quốc Nguyên, hai người đặc biệt chỉ định để bức hại Pháp Luân Công tại hãng của bà Phùng, đi đến nhà bà và kéo lôi bà đi đến một nơi tẩy não tại Hãng Dụng cụ và Cung cấp Đại Khánh.
Bà Phùng lại đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện ngày 15 tháng 12 năm 2000. Bà bị bắt giữa đường đi và bị giữ bốn ngày. Lại một lần bị giam tiếp theo đó tại Khách sạn Sun Island, và lại một lần nhân viên từ sở làm của bà mang bà về. Một tháng bị giam tại Trung tâm giam giữ Đại Khánh tiếp theo đó, và 15 ngày giam, lần này tại Nhà tù Hồng Cương. Bà được thả ra sau khi các kẻ bắt bà tống tiền từ bà 5,000 nhân dân tệ.
Chiều ngày 27 tháng 9 năm 2001, các cảnh sát viên Địch Lực, Phùng Lập Dân, và một người họ Lưu xông vào nhà bà Phùng và cố buộc bà viết thư bảo đảm không đi Bắc Kinh thỉnh nguyện nữa. Bà từ chối và bị mang đến sở cảnh sát, gửi đi nhà tù Thành phố Đại Khánh, và bị giam nơi này trong một tháng. Bà sau đó bị gửi đi Nhà tù Hồng Cương, và sau này bị giữ tại Trung tâm giam giữ Quận Tát Nhĩ Đồ trong 15 ngày. Khi bà tập công, phó đội đánh bà rất mạnh trên đầu với giày của ông ta và đập vào vai và lưng của bà với một cây chổi, mạnh đến độ cán chổi bị xút ra bay lên. Bà được thả ra hai tháng sau.
Bà Phùng bị mang đến Sở cảnh sát Hồng Cương ngày 13 tháng 5 năm 2003, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới. Viên chức Lâm Thủy và một người khác thẩm vấn bà trong hai tiếng đồng hồ, kéo tóc bà và vã vào mặt bà. Họ sau đó chở bà đến Nhà tù Hồng Cương. Bà Phùng bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự bức hại. Bà bị hai năm lao động cưỡng bức, trong thời gian đó bà trở nên vô cùng yếu đuối vì sự tra tấn trong nhà tù. Bà được thả ra để đi trị bệnh.
Lại bị giữ tại Trung tâm giam giữ Thành phố Đại Khánh
Các chính quyền gọi điện thoại đến nhà bà Phùng nhiều lần trong tháng 11 năm 2003 để quấy nhiễu mọi người. Họ lừa bà Phùng đi khám sức khoẻ tại Sở cảnh sát Thành phố Đại Khánh và cố bắt bà. Để tránh sự quấy rối, bà Phùng đi đến nhà cà Cao Thục Cầm để dưỡng bệnh. Sở trưởng Sở cảnh sát Vùng Nhượng Hồ Lộ Tôn Thiệu Dân và các viên chức khác mang bà Cao Thục Cầm, bà Phùng, và bà Dương Ba đến sở cảnh sát. Các viên chức cảnh sát nơi này còng tay họ vào các ghế sắt trong nhiều giờ và sau đó gửi họ đi Trung tâm giam giữ Thành phố Đại Khánh chiều hôm đó.
Chiều hôm đó, vì bà Phùng từ chối nói cho cảnh sát biết tên và bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự bức hại, các lính canh ra lệnh cho các tù nhân đánh bà tàn bạo. Họ còng tay bà ra sau lưng, đánh vào mặt bà, kéo tóc bà, và đập vào mặt bà với khăn lông. Họ tra tấn bà như vậy trong hơn bốn giờ đồng hồ, đánh bầm tím mặt bà, và khiến cho bà bị đau khắp nơi. Bà bị giam nơi này trong gần một tháng và sau đó bị gửi đi Trại cải tạo (một trại lao động cưỡng bức) nữ Thành phố Cáp Nhĩ Tân, nơi đây các viên chức từ chối nhận bà vì sức khỏe yếu kém của bà. Bà bị mang trở lại nhà tù, nơi đây bà bị giữ hơn mười ngày, và sau đó được thả ra.
Bị ngược đãi và bị đối xử tệ tại Trại lao động cưỡng bức nữ Thành phố Cáp Nhĩ Tân
Chồng bà Phùng ly dị bà vào tháng 2 năm 2004, dưới áp lực từ các chủ công ty ông. Bà Phùng lại một lần nữa bị gửi đi Trại lao động cưỡng bức nữ Thành phố Cáp Nhĩ Tân. Khi vừa đến, bà hô lên, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo.” Một lính canh bịt miệng bà, còng tay bà ra sau lưng, và tát vào mặt bà với một tờ báo xếp.
Bị buộc chỉ trích đức tin của bà
Các kẻ bắt bà Phùng không cho bà ngủ. Bà bị buộc thức dậy lúc 3 giờ sáng để phạt bà đứng hoặc ngồi xổm trong thời gian lâu. Bà bị buộc xem một phim thâu hình nhục mạ, và bị bao vây bởi các lính canh mà ép bà viết ba tuyên bố, từ bỏ Pháp Luân Công. Trong khi bà bị tra tấn và run rẩy vì lạnh, họ quay phim bà và tuyên bố là bà hành động như vậy vì bà tập Pháp Luân Công. Sự tra tấn khiến bà trở nên mù mờ, và bà viết ‘hối thư’ trong tình trạng đó. Bà Phùng ở nơi đó trong hơn một năm và cuối cùng được thả ra nhờ các cố gắng cứu thoát của gia đình bà.
Các viên chức Lưu Vạn Dân, Lâm Thủy, và hơn mười cảnh sát viên khác đi đến nhà Bà Phùng tại Xưởng số 4 ngày 19 tháng 12 năm 2007. Họ mang bà Phùng và Dương Nghiệp 67 tuổi đến Sở cảnh sát Hồng Cương. Họ tịch thu các tài sản cá nhân của bà, gồm một cuốn sổ, ba cuốn Chuyển Pháp Luân, tài liệu Pháp Luân Công, ba máy MP3, một điện thoại di động, và hơn 1,000 nhân dân tệ tiền mặt. Họ giữ bà Phùng tại Trung tâm giam giữ Thành phố Đại Khánh trong hơn 20 ngày, sau đó mang bà đến Trại Lao động cưỡng bức nữ Cáp Nhĩ Tân, nơi đây các viên chức từ chối nhận bà vì áp huyết của bà cao. Các viên chức sau đó giữ bà tại Nhà tù Vùng Tát Nhĩ Đồ trong ba ngày và sau đó thả bà ra.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/11/219617.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/9/115986.html
Đăng ngày: 19-04-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.