Bài viết của Cổ Kim

[MINH HUỆ 02-02-2020] Vào ngày 25 tháng 10 năm 2013, phim điện ảnh “Đại Minh Kiếp” có buổi công chiếu đầu tiên ở Trung Quốc và Bắc Mỹ. Vào ngày 3 tháng 11 năm 2013, bộ phim giành được giải phim xuất sắc nhất tại Lễ trao giải điện ảnh Trung Mỹ lần thứ 9. Bộ phim kể về câu chuyện lịch sử như sau: Vào những năm cuối thời Minh, ôn dịch hoành hành, quân Minh mất đi sức lực chiến đấu, tướng quân Tôn Truyền Đình lâm nguy, trong lúc khởi binh có tuyển mộ thầy thuốc dân gian là Ngô Hữu Tính (tự là Hựu Khả); Ngô Hựu Khả trị bệnh trong chốn dân gian và trong quân đội, ông giúp đỡ mọi người giải trừ ôn dịch.

Bộ phim này trông có vẻ giống với đại ôn dịch thời điểm hiện nay. Bên dưới tác giả xin chia sẻ mối tương quan với dịch bệnh hiện giờ.

Câu chuyện lịch sử trong phim là có thật, Ngô Hựu Khả cũng là nhân vật có thật. Trong trận đại ôn dịch xảy ra vào năm 1642 cuối thời Minh, số người bị bệnh truyền nhiễm ở vùng Sơn Đông, Hà Bắc và Chiết Giang vô cùng nhiều, thậm chí tình trạng trở nên vô cùng hỗn loạn, trong mười nhà thì hết chín nhà bị bỏ hoang. Những người sống sót qua được cũng mất đi rất nhiều người thân. Ngô Hựu Khả chữa bệnh cứu người, ông đề ra lý thuyết chữa bệnh “lệ khí”, về sau còn viết thành sách “Ôn Dịch Luận”. Cách trị liệu của ông vô cùng hữu hiệu (cách ly người bệnh và dùng thuốc trung y “đạt nguyên ẩm” do chính ông bốc thuốc). Dịch SARS vào năm 2003, có người từng dùng “đạt nguyên ẩm” bổ trợ cho việc trị liệu và cũng thu được hiệu quả trị liệu nhất định.

“Đại Minh Kiếp” lưu lại cho chúng ta những khai thị vô cùng sâu xa đáng để suy ngẫm.

1. Vì sao trận đại ôn dịch cuối thời Minh chỉ nhắm đến Đại Minh và lánh xa quân Thanh?

Giai đoạn lịch sử này khiến người ta vô cùng bối rối, trận đại ôn dịch cuối thời Minh giống như đã có ước hẹn với quân Thanh là nó chỉ lây lan cho người nhà Minh, khiến cho binh lực và sức chiến đấu của quân Minh suy giảm trầm trọng. Nghĩa quân Lý Tự Thành cũng nhiễm bệnh nhưng không đáng kể. Quân Thanh hoàn toàn không bị lây nhiễm. Quân Thanh còn có quân Hán trong Bát Kì Binh cũng vô sự; ngoại trừ kỵ binh còn có bộ binh cũng vô sự; bộ phận quân Minh đầu hàng quân Thanh cũng vô sự; quân Thanh và quân Hán của Ngô Tam Quế tiến đánh về phương nam cũng vô sự. Ngô Hựu Khả làm sao chữa trị ôn dịch triệt để như vậy? Hoặc là, bệnh dịch tự nó biến mất hoàn toàn? Hoặc là, thời vận của quân Thanh lại tốt như vậy?

2. “Đạt nguyên ẩm” thật sự có hiệu quả thần kỳ như vậy sao? Nó thật sự đã phát huy tác dụng trong dịch SARS sao?

“Đạt nguyên ẩm” có hiệu quả trị liệu nhất định nhưng khoa học phát triển cho đến hôm nay, kỳ thực thế gian con người không hề có loại thuốc đặc hiệu gì để chữa trị bệnh độc, đến cả thuốc đặc hiệu trị bệnh cảm mạo cũng không hề có — virus gây chết người ở bên ngoài thì dễ chữa, nhưng nếu như virus gây chết người từ bên trong cơ thể thì nó sẽ giết chết hết thảy tế bào cơ thể đang sống. Các loại thuốc nhắm thẳng vào virus đều là thuốc phổ thông, chỉ dựa vào việc điều tiết khả năng miễn dịch và sức đề kháng của con người. Vì sao sau khi uống thuốc cảm mạo, chúng ta cảm thấy buồn ngủ? Loại thuốc đó khiến người ta buồn ngủ, ngủ nhiều hơn để tăng cường khả năng miễn dịch. Khả năng miễn dịch cao bằng lực sống của virus trên thân thể thì người ta sẽ hồi phục sức khỏe.

“Đạt nguyên ẩm” là thuốc Trung y, ngoại trừ việc điều tiết khả năng miễn dịch thì nó còn có tác dụng như lưu thông tạng phủ v.v, vậy nên so với các loại thuốc Tây y đơn thuần để tăng lực đề kháng thì nó tốt hơn. Tuy nhiên, đối với ôn dịch giết người thì nó cũng không có tác dụng gì cả.

Vậy vì sao Ngô Hựu Khả có thể nhanh chóng chữa khỏi ôn dịch nhỉ?

3. Tuyệt chiêu chữa khỏi ôn dịch không nằm ở thuốc, mà nằm ở “khẩu quyết”

Tuyệt chiêu mà Ngô Hựu Khả chữa khỏi ôn dịch nằm ở “thuốc dẫn” của ông ta, còn thuốc thang chỉ dùng để bổ trợ. “Thuốc dẫn” và “đạt nguyên ẩm” kết hợp với nhau có thể trở thành loại thuốc đặc hiệu thần kì để chữa khỏi ôn dịch. Nếu như không có “thuốc dẫn” thì “đạt nguyên ẩm” cũng chỉ là một loại thuốc phổ thông bình thường mà thôi. Nhưng từ nào đến giờ người ta thường hay lấy “thuốc dẫn” để làm bổ trợ. Tuyệt kĩ cổ truyền thời Trung Quốc cổ đại đều giảng “khẩu truyền tâm thụ, không lưu thành văn tự”, bởi vì nguyên nhân như vậy nên Ngô Hựu Khả đã không ghi chép “thuốc dẫn” khi ông viết cuốn “Ôn Dịch Luận”.

Nếu như chúng ta có thể gặp được bậc cao nhân trong chốn dân gian, một vị thế ngoại cao nhân hay là những người tu luyện đến một cảnh giới nhất định và hỏi họ về loại “thuốc dẫn” đó, họ sẽ nói với chúng ta rằng: Ngô Hựu Khả là một người tu hành trong môn phái Đạo gia, hành nghề y chính là việc tu hành của ông ấy, “thuốc dẫn” chính là một câu khẩu quyết trong pháp môn đó của ông, cũng có thể nói nó là “chân ngôn” (lời nói chân thật). Chỉ cần thành tâm niệm khẩu quyết, sau đó uống thuốc thì Thần hộ pháp của pháp môn đó sẽ bảo hộ và thụ kí cho người này. Thụ kí này là một vị Đạo thần, như vậy ôn dịch sẽ tránh xa người đó, đối với người bệnh nặng thì vị Đạo thần sẽ lấy bệnh độc ra khỏi thân thể người đó. Người đó sẽ dần dần hồi phục.

Kì thực vào lúc gặp phải đại ôn dịch, tín đồ Cơ Đốc giáo đã từng ra đường truyền phúc âm đến những người mắc bệnh. Người bệnh nghe được chân tướng từ tín đồ Cơ Đốc giáo, từ trong tâm họ phá trừ những lời dối trá phỉ báng Cơ Đốc giáo do chính quyền La Mã nhồi nhét, họ chân thành đón nhận phúc âm thì được chư Thần trong môn đó thụ kí. Có được thụ kí này thì dù cho ôn dịch trầm trọng đến đâu cũng sẽ mau khỏi. Con người đều rất hiện thực, những người La Mã cổ đại từng là giáo đồ của dị giáo không có được những triển hiện thần tích chữa khỏi bệnh này, họ làm sao có thể buông bỏ hết thảy những điều tín phụng thâm căn cố đế và chuyển sang quy y Cơ Đốc giáo?

2020-2-1-mh-roman-epidemic-04.jpg
Phù hiệu Chi-Rho của quân đội Constantine Đại Đế – cảm hứng cho tên gọi của hệ thống Windows XP bắt nguồn từ phù hiệu này (Ảnh: Public domain)

Có một ví dụ sinh động về “thụ ký”. Phù hiệu Chi-Rho trong bức ảnh trên chính là một vị Thần của Cơ Đốc giáo đã thụ kí cho quân đội của Constantine Đại Đế. Quân đội của Constantine Đại Đế đã lấy nó làm biểu tượng của Thần nên đánh đâu thắng đó, binh lực ít nhưng chiến thắng vang dội, cuối cùng thống nhất các nước tiểu bang lập nên đế quốc La Mã rộng lớn. Vậy vì sao Thần lại trao nó cho Constantine Đại Đế? Chính vì ông ta có sứ mệnh bình phản cho Cơ Đốc giáo.

Có người sẽ hỏi rằng: Khẩu quyết của Ngô Hựu Khả là gì? Công khai khẩu quyết ra, rồi thêm vào “đạt nguyên ẩm” nữa thì chẳng phải bệnh dịch Vũ Hán sẽ có thuốc chữa trị đặc hiệu sao? Thật ra không phải như vậy.

Thụ kí vốn có một khi đã rời xa khỏi người và sự việc đặc định vào thời đại đó thì đều không còn dùng được nữa. Những vùng khác nhau nơi thế gian con người là do chư Thần luân phiên tiếp quản, người nào chịu trách nhiệm, thụ kí của người nào mới có hiệu lực. Thời đại đã qua, cảnh vật đổi dời thì thụ kí đó đều mất đi. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là đại nạn thời mạt kiếp mạt pháp. Vào thời mạt kiếp mạt pháp, bất kì tôn giáo nào cũng đều bó tay bất lực, dù cho cầu cứu Thần Phật trong quá khứ cũng không có tác dụng gì. Hết thảy hi vọng đều quy về vị Sáng Thế Chủ được nhắc đến trong truyền thuyết của các dân tộc khác nhau trên thế giới hằng mong chờ — văn hóa Trung Quốc gọi Ngài là Thánh nhân.

Trong dự ngôn “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng từng viết: “Chủng hoạn cứu nạn, thị vi Thánh nhân.”

Thánh nhân cứu khổ cứu nạn thời mạt kiếp cũng ứng nghiệm với giai đoạn hiện nay. Người như thế nào mới được lưu lại? Lịch sử đã sớm đặt định câu trả lời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/2/《大明劫》中的大疫之劫-400609.html

Đăng ngày 06-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share