Bài viết của Minh Nguyệt

[MINH HUỆ 12-03-2011] Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, là người nước Lỗ thời đại Xuân Thu. Ông từng làm quan ở nước Lỗ, nhưng chủ yếu là chịu trách nhiệm về việc giáo dục. Ông đi đến nhiều nước để tuyên giảng lý niệm làm người, trong đó bao gồm những luân lý khái niệm, giáo dục tư tưởng, chủ trương chính trị, tu dưỡng phẩm đức v.v.

Người ta nói rằng tiêu chuẩn làm người cao nhất của Khổng Tử là “nhân”. Người học trò khiến Khổng Tử vừa lòng là Tăng Sâm cho rằng, đạo lý Khổng Phu Tử giảng ra có thể dùng hai chữ “trung thứ” để quán xuyến hết thảy. Rất nhiều người đều biết trong tư tưởng Khổng Tử chú trọng nhấn mạnh đạo “trung dung”. Đó là thượng thiên quy định cho con người tiêu chuẩn làm người thuần chính, vậy nó bao gồm những điều gì? Là tiêu chuẩn như thế nào? Trong bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu một chút về cách làm người cùng lời nói và hành vi của Khổng Tử, và lấy đó làm tham khảo cho bản thân mình.

Trong sách “Luận Ngữ” có ghi chép lại câu chuyện như sau.

Có một hôm, chuồng ngựa bị thiêu cháy. Khổng Tử vào thiết triều xong ra về, điều đầu tiên ông hỏi là: “Có người nào bị thương không?” Ông không hề hỏi về tình trạng của bầy ngựa.

Vào thời Xuân Thu, ngựa là tài sản vô cùng quan trọng không chỉ về tiêu chí và thân phận, mà còn là phương tiện giao thông và công cụ tham gia chiến trận rất trọng yếu. Tuy nhiên, giữa người và ngựa, điều Khổng Tử xem trọng là người, chứ không phải là vật. Câu chuyện này phản ánh chữ “nhân” trong lý niệm làm người của Khổng Tử. Vì sao lại nói như vậy? Xem xét sâu hơn về vấn đề này, trước tiên chúng ta không thể bỏ qua hai chữ “nhân văn”.

Từ “nhân văn” trong tiếng Hoa xuất hiện sớm nhất trong “Kinh Dịch”: “Cương nhu giao thác, thiên văn dã. Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã. Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến; quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ.” Tương truyền “Chu Dịch” là do Chu Văn Vương tạo ra. Chu Văn Vương sống vào giữa những năm 1152 TCN cho đến 1056 TCN. Cũng nói rằng là ít nhất vào thời đó vùng đất Trung thổ đã tồn tại khái niệm “nhân văn”.

Liên quan đến từ “nhân văn” cũng có rất nhiều chú giải. Trình Di thời Tống từng giải thích trong cuốn “Y Xuyên Dịch Truyện”: “Thiên văn, thiên chi lý dã; nhân văn, nhân chi đạo dã.” Nói một cách đơn giản, “thiên văn” chính là quy luật vận hành thiên thể, bao gồm trình tự sắp xếp và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, sự thay đổi luân phiên của âm dương và thời tiết; “nhân văn” chính là đạo lý làm người, bao gồm luân thường đạo lý, lễ nhạc giáo hóa, tu dưỡng đạo đức nhân loại. Đương nhiên, người hiện đại có cách lý giải về nhân văn không giống nhau, khoa học nhân văn chỉ là những thứ như triết học, văn học, nghệ thuật, lịch sử, ngôn ngữ v.v. Nhưng cho dù đó là gì thì sự tập trung của nhân văn thể hiện ở việc coi trọng, tôn trọng, quan tâm và bảo hộ đối với nhân loại. Về điểm này, từ trong câu chuyện kể bên trên về Khổng Tử ở thời đại Xuân Thu, chúng ta có thể thấy được sự triển hiện sinh động về nhân văn.

Ngoài đó ra, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng rất nhấn mạnh về việc xem trọng con người. Ví như trong cuốn sách giáo khoa “Tam Tự Kinh” thời nhà Tống đã giới thiệu cho học sinh về khái niệm “tam tài giả, thiên địa nhân”. Kỳ thực “tam tài” được giảng ở đây cũng xuất hiện sớm nhất từ trong “Chu Dịch”.

“Thiên địa chi gian nhân vi đại” (giữa trời và đất, con người là lớn) không phải ý nói là con người muốn làm gì thì làm nấy. Nếu như lừa dối trời đất, báng bổ Thần linh, bất kính với trời đất, mặc sức hủy hoại tự nhiên thì chỉ có thể mang đến cho nhân loại tai họa to lớn. “Thiên địa chi gian nhân vi đại” là chỉ ở nơi khoáng đạt giữa trời đất, vạn vật vì hoàn cảnh sinh sống chính thường của nhân loại mà tồn tại; không có nhân loại thì sự tồn tại của vạn vật mất đi ý nghĩa căn bản nhất. Tuy nhiên, bản thân nhân loại phải thấu hiểu đạo lý thiên nhân hợp nhất, sống dựa vào trời đất, thuận ứng và bảo hộ tự nhiên, bởi lẽ nếu không có trời đất và tự nhiên thì nhân loại cũng mất đi chỗ dựa để sinh tồn. Không có hoàn cảnh mà trời đất tạo ra thì nhân loại không có cách nào tự mình sinh tồn.

Ở đây còn có một tầng hàm nghĩa là, cùng với việc chúng ta quý tiếc tài vật thì chúng ta không thể điên đảo về người và vật. Việc gì cũng đều không thể đi đến cực đoan, tham dục vô độ, lãng phí kim tiền và tài vật; hoặc là xem tiền bạc, tài vật, động vật quan trọng hơn cả con người, quan trọng hơn cả nguyên tắc làm người, những thứ này đều không đúng. Ví như, Trung Cộng biên tạo ra câu chuyện “mấy chị em anh hùng thảo nguyên”, liên tục tuyên truyền con dê trong hợp tác xã còn quan trọng hơn cả nhân loại, quan trọng hơn cả tính mệnh của mấy chị em. Đó chính là trực tiếp xóa bỏ lý niệm nhân văn truyền thống của người Trung Quốc. Giáo dục hiện đại dùng vào việc truy cầu thi cử và điểm số, thay thế cho việc bồi dưỡng tư tưởng phẩm chất và giá trị quan niệm chính thống của học sinh, cũng là bóp nghẹt nhân tâm. Kỳ thực, sau khi Trung Cộng lấy những khái niệm “đảng”, “đảng tính”, “tập đoàn”, “tập thể” v.v. để khiến người ta không còn nhìn thấy rõ ràng và để khuếch đại ảnh hưởng của nó, người Trung Quốc bị cưỡng chế tẩy não trong hơn nửa thế kỷ đã đem tư tưởng và sinh mệnh của bản thân mình đặt dưới sự khống chế của những khái niệm như “đảng”, “đảng tính” v.v., đó cũng là vứt bỏ hoàn toàn những giá trị quan nhân văn của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Bất kể là giáo dục, gia đình, công tác, trị quốc, cho đến tu dưỡng cá nhân v.v. Trong tâm đều phải xoay quanh nhân loại và căn bản của việc làm người. Nếu không hiểu rõ về căn bản thì sẽ trôi nổi bất định, không nắm vững được trọng điểm. Nếu như tìm về căn bản thì nhân sinh chính là bài học quan trọng và cao thâm nhất.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2011/3/12/【神傳文化】以人為重-237473.html

Đăng ngày 05-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share