Theo một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-03-2010]
Bệnh viện nhân dân số bốn thành phố Hoài Hóa (ở tỉnh Hồ Nam), cũng được biết là Bệnh viện tâm thần thành phố Hoài Hóa đã bắt giam bất hợp pháp và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một học viên, bà Trần Sở Quân đã qua đời vì bị bức hại tại Bệnh viện nhân dân số bốn thành phố Hoài Hóa.
Sau đây là những gì tôi đã trải qua và đã chứng kiến tại Bệnh viện tâm thần thành phố Hoài Hóa. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi tảng băng của việc bức hại tàn bạo xảy ra tại bệnh viện này.
Các học viên bị giam cùng với bệnh nhân tâm thần và bị tra tấn. Các phương pháp tra tấn bao gồm còng tay các học viên, bức thực, ép uống các loại thuốc không rõ, và bị tra tấn bằng dùi cui điện. Các bác sĩ còn nói rằng họ dùng dùi cui điện để kiểm tra nếu bệnh nhân “thực sự có vấn đề về tâm thần”.
1. ” Khu cách ly”
Vào một đêm, nhân viên của Phòng 610 đã đưa tôi đến Bệnh viện nhân dân số bốn thành phố Hoài Hóa. Tôi nhận thấy có nhiều phòng giam có ổ khóa đặc biệt và phát hiện rằng khi cánh cửa được đóng từ bên ngoài hoặc bên trong, nó chỉ có thể mở được với một chìa khóa. Khu đó được gọi là “khu cách ly”. Nếu ai đó không tuân theo các điều luật, bất kể họ thực sự là bệnh nhân tâm thần hay không, đều bị nhốt vào “ khu cách ly”.
Khu cách ly có hai phòng giam nhỏ, có diện tích ít hơn bốn mét vuông. Ở đó có một cửa sắt, một cửa sổ và một giường ngủ. Người bị giam bị trói ở trên giường, bị tra tấn, tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc và bị bức thực ở trong đó. Còn có một phòng khác mà không có giường ngủ, nơi các bệnh nhân tâm thần bị giam. Có nhiều giường ngủ được đặt ở bên ngoài các phòng cách ly. Đó là giành cho các bệnh nhân được cho là làm những gì họ đã nói. Chỉ có một phòng trực y tá và đối diện đó là phòng bác sĩ. Có nhiều bệnh nhân tâm thần ở bệnh viện, cũng như có nhiều người mà không bị bệnh tâm thần. Số người đó gồm những người phạm tội nhưng giả vở là có bệnh tâm thần, và những người bị bức hại bởi ĐCSTQ. Phần lớn người thuộc nhóm sau cùng là các học viên Pháp Luân Công.
2. Bị bức thực và ép dùng thuốc
Các học viên từ chối hợp tác với bức hại ở Bệnh viện tâm thần thành phố Hoài Hóa. Họ đã không lấy thuốc, bỏ qua các yêu cầu không hợp lý, và một số học viên còn tuyệt thực để phản đối việc bị giam bất hợp pháp. Các bác sĩ và y tá đã giam các học viên ở phòng cách li. Họ đã dùng băng cuộn dày từ hai đến ba mét và rộng hai ngón tay để trói các học viên làm cho họ không thể di chuyển được khi học viên bị tiêm thuốc hoặc bị bức thực.
Sau khi đến bệnh viện tâm thần, tôi đã bị khám xét, và các đồ dùng cá nhân của tôi, gồm tiền, thắt lưng da và đồng hồ đã bị lấy đi. Tôi bị nhốt trong phòng cách ly trong nhiều ngày, ngoại trừ lúc tôi đi vệ sinh. Tôi đã giải thích sự thật về Pháp Luân Công cho các bác sĩ và y ta, nói với họ rằng tôi đã bị bức hại và yêu cầu được tự do. Bác sĩ Vũ Hoa An lúc đầu đã nói rằng gia đình tôi có thể đến đưa tôi về, nhưng sau đó ông ta đã nói lại rằng việc thả các học viên phải được sự đồng ý của Phòng 610. Thêm vào đó, bệnh viện đã thường xuyên báo cáo “thái độ” của các học viên lên Phòng 610.
Vào buổi chiều hàng ngày, bác sĩ đưa bệnh nhân đến phòng hoạt động ở tầng trệt. Họ được phép chơi bóng bàn, chơi cờ, chơi bài hoặc xem TV, nhưng ngoại trừ các học viên Pháp Luân Công. Ở cuối các phòng là một nhà ăn có một TV. Vào các bữa ăn, mọi người đều phải uống thuốc. Có sự khác nhau về màu sắc của các viên thuốc. Các bác sĩ và y tá đã đẩy những người từ chối uống thuốc xuống đất, dùng tay hoặc đũa để cạy miệng họ, bóp mũi và ép họ uống thuốc. Vài loại thuốc gây tác dụng xấu đến con người, như là làm cho phản xạ của họ chậm đi, khiến họ bị chảy nước dãi, hoặc không thể nhìn rõ ràng. Phần lớn người bị ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều loại thuốc này là các học viên Pháp Luân Công, một dấu hiệu cho thấy là những viên thuốc này không được đưa cho các bệnh nhân bình thường.
Ngay sau khi đến bệnh viện, tôi đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Tôi yêu cầu được tự do, nhưng Phòng 610 đã không chấp nhận. Nhiều bác sĩ do sợ việc phản đối Phòng 610, nên họ đã bức thực tôi. Tôi đã bị trói vào một chiếc giường sắt trong cả ngày. Các y tá và bác sĩ đã nhét một cái ống từ mũi tôi tới dạ dày, và sau đó đổ sữa vào trong ống. Đôi khi vì họ không thể nhét ống, nên họ đã truyền nước cho tôi, hoặc dùng đũa để cạy miệng tôi, bóp mũi tôi khiến tôi không thở được, và sau đó bức thực tôi bằng nước muối. Lúc đó, tôi gần như nghẹt thở. Bác sĩ Vương đã trói hai tay tôi trong năm hay sáu tiếng, khiến cho tay tôi chuyển thành màu xanh, và trở nên đau đớn, và bị tê liệt, khiến cho tôi không còn cảm giác ở tay nữa. Tôi đã nhiều lần yêu cầu họ cởi trói cho tôi. Cuối cùng khi họ cởi trói cho tôi, hai tay tôi đã bị sưng tấy.
3. Tự do hạn chế
Các học viên không được phép tập các bài công Pháp và bị buộc phải uống nhiều loại thuốc không rõ. Các thiết bị giám sát được cài đặt ở nhiều hành lang. Bánh và mỳ ăn liền có thể mua, nhưng giá đã cao hơn so với bên ngoài.
Chi phí ở bệnh viện đã rất cao: giữa 4,000 và 5,000 nhân dân tệ một tháng. Đây là một khía cạnh khác của việc bức hại các học viên.
Thông tin liên lạc:
Khu nhà tù Hoàng Hóa: 86-745-2353868
Chánh ủy: 86-745-2351377, 86-745-2350980 (Văn phòng)
Bệnh viện nhân dân số 4: Đường Võ Quân, trưởng phòng điều trị: 86-137-87559755 (Di động)
Vũ Hoa An, trưởng phòng điều trị Vũ Hoa An
Vũ Liên Anh, y tá; tham gia bức thực
Đường Trường Canh, một người lớn tuổi; đối xử tàn nhẫn với các học viên.
Ngô Truyền Vinh, nam, phó chủ nhiệm. Lúc đầu là giám đốc bệnh viện tâm thần. Tham gia tích cực bức hại các học viên, khiến ông ta được khen thưởng bởi Bí thư Đảng.
Trần Thắng Tài, nam, giám đốc dịch vụ
Ngũ tiên Vũ, nữ, phó chủ nhiệm
Mã Tông Thục, nữ, phó chủ nhiệm
Hình Hiệp Cường, nam, phó chủ nhiệm
Tưởng Cải Tô, nữ, bác sĩ phụ trách
Đồng Tự Cẩn, nam, khoảng 40 tuổi, bác sĩ phụ trách.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/9/219492.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/21/115483.html
Đăng ngày 26-3-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản