Theo một phóng viên Minh Huệ ở Tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 27-2-2010] Cảnh sát đã bắt bất hợp pháp học viên Pháp Luân Công ông Vu Hải Dương, từ Thành phố Hồ Lô Đảo, Tỉnh Liêu Ninh, và nộp một đơn kiện ông. Tòa án địa phương mở phiên tòa ngày 7 tháng 2 năm 2010, mà không thông báo cho gia đình ông. Luật sư của ông từ Bắc Kinh biện hộ cho ông vô tội.

Ông Vu Hải Dương 40 tuổi là một cư dân của Thị xã Tiểu Đức Doanh Tử, Huyện Kiến Xương, Thành phố Hồ Lô Đảo . Ông và vợ ông Lý Phong Thuần đi đến Cục an ninh nội địa của Đồn cảnh sát Quận Liên Sơn, và yêu cầu cục trưởng Trương Quân trả lại 4,800 nhân dân tệ tiền mặt, cùng với các đồ vật cá nhân mà các viên chức đã lấy đi trong khi lục soát nhà họ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Họ cũng muốn nộp một lá thư thỉnh nguyện. Trương Quân không chỉ từ chối yêu cầu của họ mà còn bắt Vu Hải Dương và gửi ông ta đến Trung tâm giam giữ Thành phố Hồ Lô Đảo. Vợ ông Vu Hải Dương trốn thoát được trong khi đến đó. Sở cảnh sát Thành phố Hồ Lô Đảo đã lên kế hoạch kiện ông. Đó là khi gia đình ông mướn các luật sư nhân quyền Bắc Kinh Lan Chí Học và Trương Truyền Lợi. Phiên tòa được bắt đầu ngày 11 tháng 12 năm 2009.

ĐCSTQ sợ dân chúng biết được sự thật

Các học viên Pháp Luân Công từ Thành phố Hồ Lô Đảo đưa ra các bức thư, mời dân chúng đi nghe các luật sư biện hộ cho Vu Hải Dương tại tòa thế nào. Cảnh sát Thành phố Hồ Lô Đảo phái các đặc vụ vào khuya ngày 8 tháng 12 năm 2009, và bắt tám học viên. Họ cũng đổi ngày xử án để tránh cho dân chúng đến dự.

Phiên tòa mở ra mà không báo trước gì cả ngày 7 tháng 2 năm 2010. Anh chị và hai người thân của Vu Hải Dương chạy đến tòa án khi họ biết vụ xét xử, họ bị cấm đi vào phòng xử vì họ không có giấy phép dự thính. Chỉ các viên chức từ Hội đồng Chính trị và Luật pháp, Phòng 610 và các cơ quan khác của chính phủ là có giấy phép dự thính. Trong khi đó, cảnh sát vũ trang và đặc vụ là đầy cả trong phòng và phạm vi của tòa án và tra vấn mỗi người qua lại. Khoảng 15 xe cảnh sát và hai xe chống nổi loạn với không ít hơn 100 nhân viên cảnh sát lập các hàng rào cản đường và điểm kiểm soát. Một luật sư địa phương, mà có một người phụ tá đi cùng, nói, “Tôi thật sự muốn nghe các luật sư Bắc Kinh biện hộ vô tội như thế nào, nhưng hiện tại tôi không dám ra mặt. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều các đặc vụ. Họ đều là mật thám.”

Sau khi phiên xử bắt đầu lúc 9:30 giờ sáng, luật sư biện hộ Trương Truyền Lợi đầu tiên hỏi Vu Hải Dương vì sao ông tập luyện Pháp Luân Công. Ông Vu nói, “Tôi gần bị tê liệt sau một tai nạn xe cộ, và sau khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, tôi hoàn toàn bình phục, và vì vậy tôi tiếp tục luyện tập.” Công tố viên ngắt lời ông và cấm luật sư hỏi ông Vu thêm các câu hỏi. Luật sư phản đối, “Công tố viên ngắt lời luật sư biện hộ và bị cáo, điều đó thành lập một vi phạm các thủ tục hợp pháp. Tôi yêu cầu quan tòa khiển trách công tố viên.” Quan tòa Lý Đức Hải phải nói, “Công tố viên, cẩn trọng!

Luật sư biện hộ nói, nhìn vào cái gọi là chứng cớ trình bày bởi Cục an ninh nội địa, “Qua suốt phiên xử chúng tôi không có thấy một chứng cớ gì vững chắc mà buộc tội Vu Hải Dương. Chúng tôi lên án các sự buộc tội ‘phá hoại luật pháp’ chống Vu Hải Dương là không đủ chứng cớ và không đi theo hành trình luật pháp đòi hỏi. Phần nhiều các chứng cớ trình bày là khó hiểu và nghịch nhau, và tòa án chúng ta sẽ nhất định là buộc tội sai lầm một người vô tội nếu quyết định dựa trên loại chứng cớ này.”

Nói về bản thỉnh nguyện của Vu Hải Dương đòi trả lại ông 4,800 nhân dân tệ mà bị đánh cắp bởi cảnh sát như thành lập một hành vi có tội, luật sư không thừa nhận, “Xin hãy dùng các điều khoản hợp pháp ở đây. Các viên chức Cục an ninh nội địa cần phải giáo huấn chính họ điều gì có thể trình nơi toà. Tại sao các ông diễn tả Vu Hải Dương như là ‘lén lút đi đến’ sở cảnh sát? Các ông nghĩ đây là Cách Mạng Văn hóa? Vu Hải Dương đang đòi lại 4,800 nhân dân tệ và các đồ vật cá nhân mà các viên chức đã đánh cắp. Tôi yêu cầu rằng công tố viên bây giờ đọc lên trọn vẹn và lớn tiếng bức thư thỉnh nguyện của Vu Hải Dương. Ông ta có tuyên dương Pháp Luân Công hay là ông ta đã nói lên các quyền hợp lý của ông ta? Thế nào là một cái tội khi đòi hỏi sự công bằng của ông ta? Lời trình bày của ông ta là một yêu cầu căn bản nhất, và có một câu đặc biệt là làm đau lòng người –‘4,800 nhân dân tệ là không bao nhiêu đối với năm viên chức an ninh, nhưng đó là số tiền cần thiết cho tôi và gia đình tôi sống sót. Tôi phải chăm sóc cho người mẹ 70 tuổi của tôi và một đứa con trai mới lớn, căn hộ của chúng tôi cần sửa chữa, và bây giờ chúng tôi phải dựa vào bạn bè và thân nhân để có các điều căn bản.’ Tuy nhiên, tuyên bố này là cơ sở để bắt và giam giữ nhiều lần Vu Hải Dương sau khi ông được thả do bảo lãnh để chờ ngày xét xử.

Bài biện hộ tuyệt hay của luật sư đã có hiệu quả tốt đẹp. Quan tòa đầu tiên muốn kêu một bản án tại tòa, nhưng sau khi hai luật sư biện hộ đã nêu ra những lý lẽ không thể phủ nhận, chánh án Lý Đức Hải đã tuyên bố rằng sẽ còn cần những cân nhắc hơn nữa sau phiên tòa.

Các học viên Pháp Luân Công theo Chân-Thiện- Nhẫn, mà sẽ chỉ có lợi cho xã hội. Xin hãy giang tay giúp đỡ để chấm dứt sự khủng bố, và giúp cho các học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù được đoàn tụ với gia đình họ. Sự can đảm và các hành động vì công lý sẽ mang đến cho các bạn một tương lai tốt đẹp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/27/218932.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/7/115195.html

Đăng ngày 23-03-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share