[MINH HUỆ 13-1-2010] Trại lao động cưỡng bức nữ Tỉnh Hà Bắc nằm trên đường Thạch Đồng tại Thành phố Thạch Gia Trang. Các học viên Pháp Luân Công bị giữ nơi này đang chịu đựng nhiều hình thức bức hại.
Tẩy não
Hàng trăm nữ học viên đang bị giữ tại trại lao động này. Họ đầu tiên bị nhốt trong một phòng chứa đồ, nơi này họ bị ép buộc thoá mạ Pháp Luân Công và người sáng lập. Những ai từ chối sau đó phải chịu sự bạo lực.
Bà Phùng Tiểu Mai từ Thành phố Thạch Gia Trang đang bị giữ tại Khu số 1. Trưởng khu Lưu Tử Duy ra lệnh cho các tù nhân Chu Lệ Anh, Lưu Tông Trân và Tề Tiểu Lộ trói hai chân bà trong thế ngồi kiết già trong sáu tiếng đồng hồ. Bà Phùng khóc to vì cơn đau dữ tợn, nhưng nhiều lính canh ngồi gần cửa làm ngơ. Lính canh Cốc Hồng Diệp thậm chí nói với các tù nhân đóng chặt cửa lại. Hai chân bà Phùng bị sưng nặng nề sau sự tra tấn này. Các lính canh cũng buộc bà đứng suốt đêm và không cho phép bà dùng nhà vệ sinh. Bà không thể đi trong nhiều tháng và đại tiện ra máu. Các lính canh không cho phép bà dùng thuốc trị, cũng như cho gia đình bà thăm viếng. Các học viên mà kiên định trong đức tin của họ bị còng tay, ép đứng trong thời gian lâu, bị cấm ngủ và không cho dùng đồ ăn và nước uống. Một số học viên không còn chịu đựng được sự tàn bạo đã viết một tờ ‘bảo đảm’ dưới sự áp lực. Các lính canh sau đó buộc họ xem các băng và đọc những sách thoái mạ Pháp Luân Công, để ngăn họ thừa nhận sai lầm. Sự tẩy não suốt ngày đêm kéo dài trong nhiều ngày, hoặc thậm chí nhiều tháng. Các học viên mà từ bỏ đức tin của họ được chuyển đến Khu số 2 hoặc số 3 để lao động nặng, như vậy họ không có cơ hội thừa nhận sai lầm.
Lao động nặng
Các lính canh chia nhau các lợi tức từ sự lao động nặng nề của các học viên. Các trại lao động nhận được sự trợ cấp từ chế độ Cộng sản Trung Quốc dựa trên con số các người tù mà được sử dụng như là một lực lượng lao động miễn phí.
80% tù nhân bị giam trong trại lao động vào 2008 và đầu nữa năm 2009 là học viên Pháp Luân Công. Họ trồng hầu hết các rau cải tiêu dùng ở đó, để trại khỏi tốn tiền. Thịt rất hiếm khi được cung cấp, ngoại trừ khi có giám sát viên đến. Khẩu phần ăn thường là rau luộc với một ít dầu ăn.
Các tù nhân ăn sáng trong 15 phút vào lúc 7:00 giờ sáng và bắt đầu làm việc ngay sau đó. Ăn trưa vào lúc trưa, và đôi lúc họ được nghỉ ngơi một chút, rồi sau đó thường là trở lại làm việc ngay cho đến bữa cơm tối, sau đó càng có nhiều công việc hơn. Các tù nhân ở Khu số 2 và 3 thường làm việc cho đến 9 giờ tối, và có lúc cho đến sau nửa đêm. Các tù nhân trong Khu số 1 làm việc cho đến 3 giờ sáng vào mùa hè năm 2009, và có lúc nguyên đêm. Nếu họ không làm đủ số lượng, mọi người trong nhóm phải bị trừ điểm và sẽ bị phạt như là phải đứng trong thời gian lâu. Trưởng của Khu số 1 Vương Duy Vệ và Lưu Tử Duy ra lệnh cho các tù nhân tắt đèn lớn và chỉ dùng đèn nhỏ, lờ mờ vào 10 giờ đêm. Các tù nhân phải tiếp tục làm việc trong ánh đèn lờ mờ. Các tù nhân dương mắt họ lên để xếp túi. Nhiều người trong họ bị sưng vù mắt và mờ mắt mà càng suy sụp nhanh với thời gian.
Tra tấn
Các học viên chống lại cuộc bức hại và ngược đãi và từ chối lao động nặng bị nhốt trong phòng biệt giam, để họ không ảnh hưởng đến người khác cũng làm như họ. Hai hoặc ba tù nhân được ra lệnh tra tấn các học viên theo dõi họ.
Trưởng khu Lưu Tử Duy và Vương Duy Vệ ra lệnh cho các tên trộm cướp Chu Lệ Anh, Lưu Quyên, Lưu Tông Chân, Ngô Hải Hà và Lý Lệ Quyên lột trần bà Trương Diễm Xuân và đánh bà cho đến khi bà hai mắt bầm tím và thương tích đầy mình. Các vết bầm trên mắt bà vẫn còn khi bà xong thời hạn giam. Sau đó các viên chức kéo dài bản án bà thêm hai tháng để tránh cho bà nộp đơn khiếu nại, vì các vết thương của bà có thể dùng là chứng cớ. Chu Lệ Anh xúi tù nhân Tông Đông Vinh, chung phòng giam với bà Trương, đánh bà hằng ngày. Cô ta nói với Tông Đông Vinh, “Trưởng khu nói rằng đánh các học viên Pháp Luân Công là không có gì cả. Chúng ta phải dùng hết sức lực để ‘cải tạo’ họ.”
Trưởng khu Lưu Tử Duy cho tù nhân Chu Lệ Anh và các người khác cái quyền muốn làm gì thì làm đối với các học viên, trong khi ông ta bất chấp các vi phạm. Nếu có học viên nào báo cáo lại các vi phạm cho ông ta, Lưu Tử Duy sẽ chống lưng cho Chu Lệ Anh và gia tăng sự ngược đãi và tra tấn.
Học viên bà Trần Tú Mai từ Thành phố Bảo Định trông tràn trề sinh lực khi bà mới bị mang vào trại lao động. Trong khi bị giữ tại Khu số 1, tất cả các răng bà đều bị đánh rớt ra. Bà bị lột hết áo quần, kể cả đồ lót. Trại lao động bị thiếu áo ấm để phát cho tù nhân. Trưởng khu Vương Duy Vệ nói rằng các học viên mà từ chối làm việc thì không được lấy áo ấm. Bà Trần Tú Mai, khoảng 50 tuổi, bị lạnh run. Các lính canh sau đó lấy tất cả chăn mền của bà vì bà tập các bài công pháp của Pháp Luân Công, và bà bị ép ngủ trên tấm ván trơn trụi. Vì trời rất lạnh, bà đi vào phòng nơi mà đồ đạt của bà bị lấy đi để lấy lại chúng. Lính canh Vương Duy Vệ còng tay bà trong nhiều giờ và sau đó còng tay bà vào một chiếc giường trong nhiều ngày. Chu Lệ Anh được chỉ định để theo dõi bà. Người ta nghe tiếng bà Trần Tú Mai la khóc trong khi bị đánh vào suốt đêm trong thời gian đó. Chu Lệ Anh thức giấc, nhảy ra khỏi giường ngủ và đánh bà Trần tàn bạo nếu bà ta nghe âm thanh của cái còng. Khi bà Trần rên gì đau, Chu Lệ Anh nhét một cái khăn vào miệng bà. Chu Lệ Anh hành hung bà Trần một ngày kia, và bà Trần la lớn. Lính canh Đoán Vĩ nghe tiếng, nhìn xem, và quay lưng đi mất, như không có gì xảy ra. Chu Lệ Anh rốt cục được thưởng vì khủng bố các học viên Pháp Luân Công với bốn tháng thời hạn giam được giảm án.
Vào đầu năm 2009, lính canh Lưu Tử Duy cấm tất cả các học viên ăn rau hoặc cháo. Thay vào đó họ chỉ được cho một cái bánh bao hấp vào mỗi bữa ăn, và khi không có bánh bao hấp được chuẩn bị, họ phải ăn các bánh còn thừa. Các học viên bắt đầu bị bón nặng nề sau khi bị thiếu trầm trọng vitamin và chất xơ. Họ tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi, nhưng các lính canh Lưu Tử Duy và Vương Duy Vệ nói một cách vui mừng, “Tuyệt thực đi! Chúng tôi sẽ phạt 60 nhân dân tệ mỗi lần các người tuyệt thực, và chúng tôi sẽ xem tiền chư vị còn được bao nhiêu!” Tù nhân Chu Lệ Anh nói, “Bây giờ chúng ta sẽ có một ít tiền để tiêu.”
Các học viên bà Lưu Bỉnh Lan và bà Vương Lực Hà dấu thẻ rút tiền mà để cho các tù nhân mua đồ vật trong tiệm của trại. Chu Lệ Anh không tìm thấy chúng. Cô ta giận dữ và kêu Lưu Tông Chân và Lý Lệ Quyên đánh các học viên nặng nề và cấm không cho họ dùng nhà vệ sinh. Bà Lưu bị cấm dùng nhà cầu trong hai ngày và không thể đi tiểu khi bà cuối cùng được cho phép. Tù nhân Lý Lệ Quyên đá bà vào bụng, khiến đau nặng nề. Chu Lệ Anh cuối cùng tìm thấy thẻ rút tiền của bà Trần Tú Mai mà gia đình bà đã bỏ thêm vào 400 nhân dân tệ. Chu Lệ Anh và Lý Lệ Quyên lấy tấm thẻ và đi vào hai tiệm mua sắm, xài hết tiền trên tấm thẻ chỉ để lại 80 xu. Bà Trần Tú Mai không thể mua được cả giấy vệ sinh với tiền còn lại. Tù nhân Dương Tú Liên đưa cho bà Trần một cuộc giấy vệ sinh. Chu Lệ Anh nhìn thấy và đánh Dương Tú Liên vào ngực. Y thị báo cáo lại với các lính canh, mà gia tăng bản án bà Dương Tú Liên thêm hai tuần lễ vì thương xót các học viên Pháp Luân Công.
Chu Lệ Anh thường hối lộ các lính canh bằng tiền mà y thị lấy của các học viên và các tù nhân khác. Cô ta mua đồ ăn cho lính canh để chúng làm lơ các tội ác của cô ta. Có lúc các lính canh hỏi mua đồ ăn từ cô ta. Khi Chu Lệ Anh được thả ra, cô ta tuyên bố là chỉ một mình lính canh Lưu Tử Duy đã ăn đồ ăn của cô ta đáng giá 6,000 nhân dân tệ. Chu Lệ Anh và các lính canh hợp tác với nhau để hưởng lợi từ sự khủng bố Pháp Luân Công.
Sự khủng bố các học viên lớn tuổi và bệnh tật
Một số học viên bị giam nơi này là hơn 60 tuổi. Thể theo luật cải tạo lao động, họ được miễn lao động, nhưng vẫn bị buộc làm việc. Học viên bà Phùng Tiểu Mai từ Thành phố Thạch Gia Trang có bệnh ruột và máu trong phân. Mặc dù vậy, các lính canh chỉ định cho bà ta số lượng công việc của một người đàn ông mạnh khoẻ. Học viên bà Trương Quế Cần, 61, từ Thành phố Thạch Gia Trang, làm việc hằng ngày nơi tầng lầu thứ tư của Tòa nhà phía bắc và cũng làm việc quá giờ. Học viên bà Trương Thụy Hoa vào khoảng 60 tuổi và cũng phải làm việc mặc dù bị bệnh tim và cao áp huyết. Các viên chức từ chối thả bà ra để chữa trị vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Bà làm việc chung với các tù nhân khác. Học viên cô An Kim Đình, khoảng 40 tuổi, bị bệnh đường trong máu thấp. Cô thường có những triệu chứng vào giữa đêm. Tình trạng của cô được mọi người biết trong Khu số 1. Nhưng Lưu Tử Duy chỉ định cho cô ta một số lượng công tác trọn vẹn. Cả các tù nhân cũng nói rằng các lính canh là hoàn toàn vô lương tâm. Một học viên khoảng 50 tuổi được phát hiện có áp huyết hơn 300 vào năm 2008 và trong tình trạng sức khoẻ nguy hiểm. Khi bà nói, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!,” các lính canh Lưu Tử Duy, Sư Giang Hà, Vương Duy Vệ và các người khác lôi bà vào một phòng nhỏ và đánh bà. Họ giật tóc bà và nó rơi khắp nơi trên mặt đất.
Gạt gẫm
Trại lao động cưỡng bức nữ Tỉnh Hà Bắc đã được dùng như một nơi khủng bố từ khi nó được thành lập. Một số trường hợp đã được báo cáo lại, nhưng sự khủng bố vẫn tiếp tục. Trại lao động nhận cái danh hiệu là “Đơn vị làm việc tân tiến cấp tỉnh,” cũng như một loạt các bảng khen thưởng khác.
Khi trại lao động nhận được giấy báo sắp có giám sát, thì một màn làm sạch và dàn cảnh rốt ráo sau đó bắt đầu. Đồ ăn trong phòng ăn được gia tăng đặc biệt, và cả kể có thịt gà và cá. Các viên chức sẽ an bài cho các tù nhân tạo một ‘hình ảnh hạnh phúc’ trong ngày giám sát, như vậy các giám sát viên có thể chụp hình để báo cáo lại với cấp trên của họ. Các giám sát viên cũng quá vui mừng đóng tuồng chung. Sau khi được đãi một bữa tiệc, các giám sát viên rời đi mà không cố tìm ra sự thật sau bức màn.
Sự khủng bố nơi trại lao động là điển hình điều gì xảy ra trong các hệ thống nhà tù và trại lao động trên toàn Trung Quốc. Càng nhiều sự khủng bố và vi phạm sẽ được phơi bày khi càng nhiều người có lương tâm bước ra.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.cc/mh/articles/2010/1/13/216205.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/26/114144.html
Đăng ngày 21-03-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản