Phóng viên Minh Huệ – Lý Tuệ Dung

[MINH HUỆ 28-01-2010]
Tất cả bảy buổi trình diễn của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đã bị hủy bỏ tại Hồng Kông. Đơn xin cấp thị thực của sáu chuyên gia kỹ thuật của đoàn đã bị từ chối chỉ vài ngày trước khi họ lên kế hoạch tới Hồng Kông. Phòng Nhập cảnh nói rằng Thần Vận nên thuê nhân công địa phương để thay thế sáu kỹ thuật viên này. Vào thứ hai, 25 tháng 01 năm 2010, các công dân đã đến Phòng nhập cảnh để kháng nghị việc chế độ ĐCSTQ đã can thiệp vào vấn đề này.

2010-1-26-hkprotest1-01.jpg

Dân chúng Hồng Kông kháng nghị trước Phòng Nhập cảnh

Hàng chục người đã mua vé của các buổi diễn đã đến Phòng Nhập cảnh vào trưa thứ Hai. Nhiều người họ đến từ nước ngoài. Chị Lý Quyên từ New York bay tới Hồng Kông vào ngày 25 tháng 01 chỉ để thấy rằng các chương trình đã bị hủy bỏ. Chị nói rằng sau khi xem buổi biểu diễn ở Mỹ, chị rất ấn tượng và đã mời họ hàng của mình ở Trung Quốc đến xem buổi trình diễn trực tiếp tại Hồng Kông.

Chị không mong đợi rằng chính phủ Hồng Kông lại tham gia vào vụ việc này. Chị phát biểu “Hồng Kông là một nơi tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng. Chính phủ nên mở rộng vòng tay để chào đón một chương trình hàng đầu thế giới như vậy. Không có lý do gì để làm một điều như vậy dù dưới bất kỳ áp lực nào. Thật đáng xấu hổ”.

2010-1-26-hkprotest1-02.jpg 2010-1-26-hkprotest1-03.jpg
Người dân Hồng Kông kháng nghị trước phòng Nhập cảnh.

Chị Lý đề xuất rằng công ty biểu diễn Thần Vận nên yêu cầu chính phủ Hồng Kông bồi thường thiệt hại “cho chi phí vé máy bay của các nghệ sỹ, chi phí khách sạn, và cả sự lãng phí thời gian. Nó cũng gây ra tổn thất lớn về tài chính cho đoàn Thần Vận. Nhiều người đã mua vé và di chuyển tới Hồng Kông bằng nhiều cách cũng phải được bồi thường. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc không tiếp quản Hồng Kông, thì những điều như thế này không bao giở xảy ra cả

Ông Chu Vĩ Đông, cựu thành viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông, đã xem một chương trình biểu diễn ở Đài Loan năm ngoái và đã mua bốn vé cho vợ mình và họ hàng đi xem chương trình năm nay. Ông lên án rằng chính phủ Hồng Kông đã bỏ qua mong muốn của người dân. “Chương trình thể hiện văn hóa truyền thống và hướng người dân sống thiện.” Ông Chu cho rằng lý do từ chối cấp thị thực không có ý nghĩa. Ông phát biểu “Đó là sự can thiệp của chế độ cộng sản Trung Quốc. Từ khi Hồng Kông bị trả về Trung Quốc, nhiều điều đã thay đổi. Hệ thống quyền tự do và cai trị theo pháp luật đã đổ vỡ. Thật là tồi tệ.

Trong quá khứ, ông Chu đã mời rất nhiều nhóm nghệ thuật tới trình diễn ở Hồng Kông, và ông chưa hề gặp một trở ngại nào cả. “Trước khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, nhiều nhóm nghệ thuật khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, gồm cả Trung Quốc, đã tới đây biểu diễn. Vụ việc này là một minh chứng của sự can thiệp chính trị vào một biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các chương trình biểu diễn của Thần Vận là về văn hóa truyền thống và đã có những ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của người dân.

Ông Chu lên án các quan chức phòng Nhập cảnh là những kẻ đồng lõa với ĐCSTQ “Tôi biết các quan chức có những áp lực của họ. Nhưng có nhiều luật lệ và nhiều cách để thực hiện lẽ phải.” Ông hy vọng phòng Nhập cảnh sẽ sớm cấp thị thực cho sáu nhân viên sản xuất cốt lõi này để mọi người lại có thể xem các chương trình biểu diễn. Ông nói điều này sẽ tốt cho kinh tế Hồng Kông và sự trao đổi văn hóa

Cô Hồng đã mua hơn 30 vé cho gia đình, họ hàng và các đối tác kinh doanh. Cô khó có thể tin là Hồng Kông lại nghe theo ĐCSTQ để một nhóm nghệ thuật có thể hay không thể biểu diễn. Cô rất thất vọng rằng cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ” nay đã không còn tồn tại nữa.

Bà Trần cũng mua hơn 20 vé cho gia đình và bạn bè từ Anh, Thái Lan và Trung Quốc. Giờ bà không biết phải nói gì với họ. Bà cũng không tin là chính phủ Hồng Kông lại chịu luồn cúi trước ĐCSTQ. Gia đình bà tại Thái Lan đã mua vé máy bay và sẽ vẫn đến Hồng Kông vào ngày 27 tháng 01 để yêu cầu một lời giải thích từ chính phủ.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/27/217022.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/28/114199.html
Đăng ngày 03-02-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share