[Minh Huệ] Những học giả về Trung Quốc, sinh viên và các đệ tử Pháp Luân Công tại Đức đang cùng nhau làm việc với các chuyên gia Trung Quốc của người Đức và các phương tiện truyền thông tại Châu Âu để tổ chức các buổi hội thảo sâu sắc về đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và sự tạo dựng văn hoá và xã hội hiện tại của Trung Quốc. Bài sau đây là bản tường trình của phóng viên Tian Yi của đài phát thanh Á châu Tự do.
Từ khi Giang Trạch Dân từ chức chủ tịch Trung Quốc và Hồ cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm chính quyền, lãnh tụ Đảng và chính phủ, thì chính sách khủng bố Pháp Luân Công và các nhà vận động dân chủ khác của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Vì thế, trong một số bài bình luận mới đây, nhất là “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” được đăng tải trên toà báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times), những học giả Trung Quốc, sinh viên và các cơ quan ngôn luận Hán văn tại Châu Âu bắt đầu những buổi thảo luận sâu sắc về hoàn cảnh xã hội Trung Quốc hiện tại, và vấn đề tôn giáo, văn hoá. Chuyên gia về Trung Quốc Cô Zheng Zhihong của đại học Zhejiang, tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997. Phóng viên mời cô ta phát biểu ý kiến.
Về vấn đề trái ngược giữa Pháp Luân Công và đảng Cộng sản Trung Quốc, về văn hoá xã hội và tín ngưỡng, cô Zheng nói rằng chính sách khủng bố đã không chấm dứt sau khi Giang Trạch Dân từ chức, và vì thế, chúng ta có thể thấy rằng đảng Cộng sản Trung Quốc không chấp nhận những ai tin tưởng vào Chân Thiện Nhẫn. Và điều này thuyết minh rằng, trong chính sách khủng bố này, đảng Cộng sản Trung Quốc chọn lựa Giang Trạch Dân như là một đại diện của họ, và Giang Trạch Dân lại dùng guồng máy cai trị độc tài của đảng Cộng sản, để thi hành chính sách khủng bố.
Cô Zheng nói tiếp rằng Pháp Luân Công dạy con người sống theo Chân Thiện Nhẫn, trong khi đó đảng Cộng sản Trung Quốc dạy con người “lừa mị, tà ác và bạo động”, vì thế hai bên đếu trái ngược với nhau. Điểm thứ hai là, niềm tin làm cho con người không sợ hãi, trong khi đó, đảng Cộng sản Trung Quốc thì dùng bức hại, tra tấn để giữ quyền hành. Từ khi nắm chính quyền, đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động rất nhiều chiến dịch để giữ vững chính sách độc tài của họ.
Cô ta nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc không chấp nhận sự dạy đạo đức làm người cao cả của Pháp Luân Công. Từ khi Pháp Luân Công được giới thiệu trước công chúng, hầu hết các đệ tử Pháp Luân Công đều sống theo chân lý Chân Thiện Nhẫn.
Cô Zheng cũng nói rằng Pháp Luân Công không phải là đảng phái chính trị, không có tổ chức rỏ rệt, mọi người muốn tham gia tu luyện hay không là tùy từng cá nhân. Điều này cũng đối ngược với đảng Cộng sản Trung Quốc. Cô ta nói rằng điều quan trọng nhất là các đệ tử Pháp Luân Công tin rằng có một cái gì đó cao hơn con người, và họ không tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho mọi thứ. Còn về vấn đề văn hoá, xã hội và tín ngưỡng, các đệ tử Pháp Luân Công tại Đức hợp tác với các nhà học giả Trung Quốc nổi tiếng, các chuyên gia về Trung Quốc và các nhóm khác để tổ chức nhiều buổi hội thảo. Cô ta nói rằng, bất luận là mọi người có đồng ý với quan điểm của các đệ tử Pháp Luân Công hay không, ít ra những đề tài, vấn đề này nên được mổ xẻ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/12/4/90670.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/12/7/55343.html.
Dịch ngày 9-12-2004, đăng ngày 11-12-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.