Viết bởi Andrea Hayley and Matthew Little
Ngày 11 tháng 12 năm 2004
CANADA — Hơn 120 nạn nhân của chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Canada kêu gọi Bộ trưởng Tư pháp Canada là Irin Cotler phải buộc tội cựu chủ tịch Trung Quốc là Giang Trạch Dân. Những nạn nhân, bị bắt giam, tra tấn vì chính sách khủng bố Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động, đang cố gắng đòi công lý dưới Điều luật Chống Tra tấn và Tội ác Chiến tranh tại Canada. Đây là một trường hợp đầu tiên tại Canada.
Luật sư của nhóm này, David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng thế giới và Joe Arvay, tuyên bố lời yêu cầu tại Vancouver vào tháng trước. Để cho vụ này tiếp diễn, Irwin Cotler phải đồng ý để chính phủ được áp dụng điều luật này.
Để làm tròn trách nhiệm của Canada vào Điều luật ký tại La mã về Tội ác Hình sự Quốc tế, Quốc hội Canada phải thông qua Điều luật về Chống lại Nhân chủng và Tội ác Chiến tranh vào năm 2000. Đây là sự dọn đường để các tên lạm dụng quyền hành, bức hại, chà đạp nhân quyền bị buộc tội hay kết án.
Cho đến nay, điều luật này chưa bao giờ được dùng để buộc tội những người chà đạp nhân quyền hay diệt chủng, như David Matas nói rằng Canada có thể buộc tội những tên chà đạp nhân quyền khi công dân Canada bị bức hại đàn áp ở hải ngoại.
Matas nói rằng giảng sư đại học Kunlun Zhang, là công dân Canada, bị giam tù bốn lần, bị tra tấn, và bức hại, tước đoạt quyền tự do căn bản chỉ vì ông ta tu luyện Pháp Luân Công.
Dư luận Canada báo cáo về trường hợp giải cứu giảng sư Zhang vào năm 2001, với sự giúp đỡ của chính phủ và quốc hội Canada.
Giảng sư Zhang, 64 tuổi, là tâm điểm của ba điều mới được áp dụng trong hệ thống pháp lý tại Canada. Ông ta nhớ lại khi ông ta bị đe doạ với sự tra tấn bằng ba tông điện vào trong miệng ông ta nếu ông ta dám mở miệng “Tôi thậm chí không được mở miệng để khóc”
Lý do cho việc kiện ra toà những tên tra tấn tại Canada là “Để chấm dứt những gì đã xảy ra cho tôi, không nên xảy ra cho bất cứ ai khác nữa”
Đầu năm này Zhang đệ đơn yêu cầu Irwin Cotler cho phép buộc tội những tên tra tấn dưới luật Tội Hình sự tại Canada. Ông ta cũng là một trong những người đã đệ đơn kiện tại Toà thượng thầm Ontario cho vụ kiện bồi thường 20 triệu đồng.
Matas nói vào ngày thứ Sáu rằng các đệ tử Pháp Luân Công tại Canada sẽ làm bất cứ điều kiện gì về luật phát để đưa vụ này ra công lý. Một trang internet của các đệ tử Pháp Luân Công xác nhận rằng những hành động về pháp lý đã được vạch ra rõ ràng và đã đệ lên toà án tại trên 22 quốc gia khác trên thế giới để buộc tội, kết án các nhân viên cao cấp trong chính phủ Trung Quốc về tội tra tấn, diệt chủng của họ. “Đây là nổi lực của toàn thế giới, và Canada nắm một phần trong đó”. Ông Matas nói.
Clive Ansley, một cựu giảng sư về luật Trung Quốc và luật kiện tại Trung Quốc trong 14 năm cũng hiện diện trong buổi họp báo tại Vancouver vào ngày thứ Sáu. “Công lý được tôn trọng tại đâu cho những trường hợp như vậy được xét xử?” ông ta nói “Tại Trung Quốc, toà án chỉ là công cụ của chính quyền Cộng sản Trung Quốc sử dụng nhằm bức hại, khủng bố nhân dân Trung Quốc hơn là công lý cho dân Trung Quốc”.
Joe Arvay, là người lập hồ sơ vụ kiện, viết rằng “Không bao giờ có sự công bằng hay xét xử thật sự tại Trung Quốc…vì Trung Quốc không thi hành và công chứng những Điều luật La mã, mà cũng sẽ không có toà án xét xử những nhân viên cao cấp vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, vì thế, Canada có được cơ hội này”.
Arvay nói rằng một sự liên kết chặt chẻ của dân Canada làm điều này dễ dàng hơn. Trong số 120 nạn nhân sinh sống tại Canada được đại diện để ông làm đơn kiện trong vụ này, còn có nhiều người Canada bị giam giữ, tra tấn… Những thường trú dân Canada bị bức hại trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công hay những người tỵ nạn sẽ trở thành thường trú dân cũng đã bị bức hại. Một số dân Canada có thân nhân, hay ngay cả chính họ đã bị cầm tù, giam giữ, tra tấn trong các trại giam tại Trung Quốc.
14-12-2004
Source: https://english.epochtimes.com/news/4-12-11/24745.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/12/14/55564.html.
Dịch ngày 19-12-2004, đăng ngày 27-12-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.