Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-10-2009] Có một câu thơ trong bài “Thực tu” trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư Phụ:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu”

Tôi luôn có thể đọc thuộc nó, nhưng hiểu biết trước kia của tôi về câu này luôn luôn là so sánh bản thân tôi với các bạn đồng tu về việc học Pháp, tu luyện và xem khoảng cách giữa bản thân tôi và các học viên khác. Tuy nhiên, gần đây trong tu luyện tôi đã có một nhận thức khác.

Tôi đã gặp phải một số vấn đề. Tôi thường trở nên lo lắng với các học viên khác và cảm thấy họ sai nhưng trên thực tế họ chỉ khác với những quan niệm của tôi. Có lần một học viên khác và tôi đang làm việc cùng nhau ở một điểm du lịch để nói với du khách Trung Quốc về cuộc bức hại. Người học viên kia cầm một bảng trưng bày trong khi tôi phát những tờ báo. Có một chút thời gian nghỉ giữa những tuyến xe buýt du lịch, và người học viên kia đã tìm thấy một nơi mát mẻ gần đó trải tấm thảm cao su lớn ra và nằm xuống nghỉ (Cô ấy làm thế nhiều lần).

Tôi mỉm cười. Mặc dù tôi nghĩ nó không có vấn đề gì, nó không phải là việc gì to tát cả vì hầu hết mọi người tới đây là để nghỉ ngơi giữa những khung cảnh dễ chịu ở xung quanh.

Sau một lúc, một nhóm du khách khác đã đến. Bạn đồng tu của tôi vẫn không dậy, nên tôi đã dơ tấm bảng trưng bày lên và vẫn đồng thời phát báo. Lúc đầu tôi không để ý quá nhiều, nhưng sau một lúc tôi cảm thấy thật mệt nhọc vất vả. Nếu tôi chú ý nhiều tới việc giữ tốt tấm bảng, thì tôi không thể phát báo. Mặt khác, nêu tôi cố phát báo thì tôi không thể giữ thẳng tấm bảng.

Tôi trở nên tức giận và bắt đầu phàn nàn trong tâm: “Chẳng lẽ cô ấy không thể nhìn thấy tôi bận thế này sao? Cô ngủ ở đó mới thoải mái làm sao! Sao cô có thể không khẩn trương dậy giúp tôi? Sao cô có thể như vậy giống như một người tu luyện?” Tôi bắt đầu so sánh chúng tôi với nhau và cảm thấy rằng tôi là người duy nhất chịu đựng vất vả. Tôi nghĩ: “Cả hai chúng tôi đều là học viên và cả hai đều là đệ tử của Sư Phụ. Làm sao cô có thể không làm gì cả?” Tôi bắt đầu tức giận và cảm thấy bị đối xử không công bằng.

Nhưng khi tôi cảm thấy tức giận, tôi nhớ rằng tôi là một người tu. Sư Phụ đã nói với chúng ta rằng người tu không nên tức giận. Sư Phụ nói với chúng ta về “hướng nội”. Tôi lập tức nhìn vào bên trong và tức thì tìm thấy chấp trước so đo của tôi. Trong khi giảng rõ sự thật, tôi thường nhìn vào người khác, và cảm thấy không thoải mái nếu người khác không theo quan niệm của tôi, hoặc khi tôi làm nhiều hơn người khác một chút. Đó cũng có vẻ là chấp trước ganh tỵ tật đố. Tôi đã không đối chiếu tư tưởng ý niệm của bản thân với tiêu chuẩn của Pháp. Khi tôi nghĩ về những điều này, ngay lập tức tôi đã nhận ra rằng tôi còn lâu mới đạt tới tiêu chuẩn của Pháp, và tôi không hơn người khác để có thể tức giận. Những người khác không ngang bằng [tiêu chuẩn của] Pháp. Tôi được lợi gì khi so sánh mình với người khác? Chẳng phải điều này đang phơi bày ra chấp trước vào thăng tiến của tôi hay sao?

Tôi đã nghĩ về một số học viên không thích nhau, và một vài người thậm chí có những mâu thuẫn lớn. Phần lớn những trường hợp này là do so đo lẫn nhau. Ví dụ như một người có thể cảm thấy rằng mặc dù họ đều là đệ tử của Sư Phụ và đang cùng nhau làm một dự án, và người này đã làm tốt hơn người khác, anh ta đã chịu đựng gánh chịu nhiều hơn người khác, nhưng anh ta lại không nhận được những lời bình luận tốt khi làm theo Pháp, trong khi những người khác không làm theo Pháp lại nhận được những lời khen tốt. Sau khi so sánh, anh ta sẽ cảm thấy không công bằng, trở nên khó chịu, và thậm chí bí mật nói xấu các học viên khác.

Về “Tỉ học tỉ tu” ở bài “Thực tu” trong tập thơ Hông Ngâm, nhận thức của tôi bây giờ là Sư Phụ không có ý để chúng ta so sánh đối chiếu người này với người khác và cuối cùng cảm thấy bất công. Thay vào đó Sư Phụ muốn chúng ta đối chiếu bản thân mình với Pháp và bằng cách này chúng ta có thể đồng hoá và thăng tiến trong Pháp nhanh hơn và viên mãn sớm hơn.

Trên thực tế, ngay sau khi tôi nhận ra điều này, người học viên kia đã đi đến để giữ tấm bảng. Tôi mìm cười. Sau khi nhóm du khách đó rời đi, cô ấy bỗng nhiên nhận ra rằng tấm thảm mà cô ấy nằm lên đã biến đâu mất. Cô ấy đã tìm kiếm những không thể tìm thấy nó. Có ai đó đã mang nó đi. Tôi nói: “Cậu à, có lẽ cậu nên ngộ ra điều gì đó từ việc này. Tại sao tấm thảm lại biến mất?” Cô ấy nghĩ về nó một lúc và nói: “Sư Phụ đã điểm hoá tôi. Tôi quá lười nhác chểnh mảng và tôi phải bỏ chấp trước lười biếng này”. Cả hai chúng tôi đều cười to. Với sự bảo hộ và an bài của Sư Phụ, cả hai chúng tôi đều đã thăng tiến buổi tối hôm đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/21/210751.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/29/111918.html
Đăng ngày 18-11-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share