Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-07-2018] Tu luyện Đại Pháp không phải là toàn dựa vào chịu khổ, mà đề cao tâm tính mới là chủ yếu nhất. Tuy nhiên, khi chúng ta học Pháp, luyện công, và phát chính niệm, thì có lẽ sức mạnh ý chí của hai cổ nhân dưới đây có lẽ sẽ giúp chúng ta tăng thêm động lực.
Tôn Kính
Câu chuyện về học giả Tôn Kính, “Đầu Huyền Lương” (Cột tóc lên xà nhà), có thể tìm thấy trong cuốn cổ thư “Thái Bình ngự lãm”, một bộ đại bách khoa toàn thư do triều đình Hoàng đế Thái Tông của triều đại Bắc Tống ghi chép và được biên soạn từ năm 977 đến năm 983 sau Công Nguyên.
Vào thời Đông Hán (từ năm 25 đến năm 220 sau Công Nguyên), có một người trẻ tuổi tên là Tôn Kính, rất chăm chỉ và hiếu học. Khi đọc sách đến tận nửa đêm canh ba, Tôn Kính rất dễ ngủ gật, vì không muốn ảnh hưởng tới học tập, ông đã nghĩ ra một biện pháp để giữ cho mình tỉnh táo. Ông đã dùng một sợi dây thừng, một đầu cột vào tóc của mình và đầu kia buộc lên xà nhà. Nếu ngủ gật, đầu ông sẽ gục xuống và sợi dây sẽ kéo tóc của ông lên khiến ông đau đớn. Như thế, ngay lập tức, ông sẽ tỉnh lại và có thể tiếp tục đọc sách. Về sau, ông đã trở thành một chính trị gia tiếng tăm lẫy lừng.
Tô Tần
“Trùy thứ cổ” (Dùi đâm đùi) là câu chuyện về chiến lược gia nổi tiếng của thời Chiến Quốc – Tô Tần. Câu chuyện được ghi chép trong cuốn “Chiến quốc sách – Tần sách 1”.
Lúc còn trẻ, học vấn của Tô Tần cũng không nhiều. Khi đi nhiều nơi, ông không được mọi người để ý, chí lớn của ông cũng không được trọng dụng. Vì vậy, ông đã tức khí quyết tâm nỗ lực đọc sách và trau dồi kiến thức. Hàng ngày, ông đều học tập rất chăm chỉ cho đến tận đêm khuya. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, ông sẽ dùng một cái dùi đâm một phát vào đùi. Cơn đau đột ngột sẽ khiến ông thanh tỉnh lên và có thể phấn chấn tinh thần tiếp tục đọc sách.
Tham khảo ý chí từ cổ nhân
Hai cổ nhân kể trên vì muốn thành tựu sự nghiệp của mình trong xã hội người thường mà dụng công đọc sách như vậy. Là đệ tử Đại Pháp của thời kỳ Chính Pháp, chẳng phải trong tu luyện và trợ Sư chính Pháp chúng ta cũng cần có ý chí tương tự sao?
Đương nhiên, tu luyện Đại Pháp không phải hoàn toàn nhờ chịu khổ, mà đề cao tâm tính mới là chủ yếu nhất. Nhưng trong khi học Pháp, luyện công, và phát chính niệm, lẽ nào chúng ta không thể tham khảo một chút tinh thần của những cổ nhân trên?
Một số đồng tu khi làm công việc của người thường thì rất hăng hái, nhưng khi cầm sách của Đại Pháp trên tay liền ngủ gật, lúc học Pháp tập thể, thậm chí buồn ngủ đến nỗi đánh rơi cả sách xuống đất. Còn có một số đồng tu khi phát chính niệm, tay liền đổ gục xuống. Ở không gian khác, lúc chúng ta phát chính niệm cũng chính là lúc diễn ra cuộc đại chiến giữa chính và tà, và chỉ có đệ tử Đại Pháp của thời kỳ Chính Pháp mới có vinh dự được tham gia. Do vậy, làm sao chúng ta có thể ngủ gật vào lúc này? Kỳ thực, đây thuần túy chỉ là vấn đề về ý chí. Nếu chúng ta còn đổ gục tay khi phát chính niệm và ngủ gật khi học Pháp, thì không chỉ cựu thế lực mà thậm chí các chính Thần cũng sẽ cười nhạo chúng ta. Chúng ta đã được giao phó trọng trách vĩ đại trợ Sư chính Pháp, chẳng lẽ chúng ta không thể có được sức mạnh ý chí của người thường như những cổ nhân xưa “cột tóc lên xà nhà” hay “lấy dùi đâm đùi” để thanh tỉnh đọc sách ư?
Chính Pháp đã đến giai đoạn cuối cùng. Những đồng tu đắc Pháp trước năm 1999 tính đến nay đã tu luyện được khoảng 20 năm. Trên lý thuyết, họ đều minh bạch thế nào là học Pháp và hướng nội. Nhưng trong thực tiễn cuộc sống, một bộ phận đồng tu đã gặp phải nghiệp bệnh, và một số đã mất đi nhục thân của mình. Học Pháp và phát chính niệm không phải là để hoàn thành nhiệm vụ, và tu luyện của chúng ta càng không thể sa vào hình thức.
Sư phụ đã sớm giảng cho chúng ta:
“Tôi từng giảng, cải biến bề mặt là để cho người khác xem, chư vị có thể đắc độ hay không là ở sự cải biến và thăng hoa của tự tâm, ở đó mà không biến đổi thì không đề cao được đâu, sẽ không đắc được gì cả.” (Đại Pháp không thể bị lợi dụng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Hiện tại, vấn đề nổi trội nhất chính là liệu chúng ta có thể tinh tấn tu luyện như thuở ban đầu hay không, hay càng ngày chúng ta lại càng trở nên buông lỏng ý chí và để cho tà ma can nhiễu.
Có đồng tu chia sẻ trong một bài tâm đắc thể hội rằng trong tu luyện có rất nhiều sự việc đòi hỏi chúng ta phải kiên trì. Vì vậy, đồng tu khuyên chúng ta mỗi ngày cần tự hỏi bản thân xem liệu chúng ta “đã luyện công đủ năm bài, phát chính niệm đủ bốn lần, và học Pháp nhập tâm trong vòng hai giờ đồng hồ hay không? Chúng ta có giải cứu đồng tu bằng chính niệm không? Chúng ta có kiên trì giảng chân tướng không? Chúng ta có hướng nội để trừ bỏ quan niệm người thường và tư tâm hay không? Chúng ta có bảo trì được trạng thái của người tu luyện không? Chúng ta có thể hiện được hình tượng đẹp của một đệ tử Đại Pháp hay không? Chúng ta có khắc chế được cảm xúc, ức chế được tư tâm và những tạp niệm xuất hiện trong đầu hay không? Chúng ta có phối hợp tốt chỉnh thể và tận dụng tốt nhất khả năng của bản thân không? Chúng ta có kiên trì ức chế các tâm truy cầu an nhàn như ham ăn, ham ngủ, ham chơi không? Chúng ta có thực tu trong công việc và hoàn thành tất cả các công việc được giao một cách tận tâm hay không?” Chúng ta cần tự hỏi bản thân xem liệu mình có thực sự làm được những điều này hay không.
Một số thứ trong văn hóa truyền thống đã đặt nền tảng cho tu luyện của chúng ta ngày hôm nay, trong đó có những thứ thật sự nhắc nhở chúng ta về những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Chúng ta là những người bảo vệ vũ trụ, sao lại không bằng người thường được chứ?
Đối với những đồng tu còn buông lơi trong tu luyện, chúng ta hãy bắt đầu cải biến chính mình, tìm về trạng thái tu luyện như thuở đầu, tinh tấn thực tu cho đến Viên mãn.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/19/371234.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/31/173076.html
Đăng ngày 07-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.