Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 21-9-2018] Rất nhiều học viên đều bàn luận về tu khẩu, nhưng có một số học viên chỉ nói như một câu cửa miệng. Đồng tu vừa nói đến tu khẩu, mọi người đều nói đúng vậy chúng ta phải tu khẩu. Thế nhưng trong thực tu, lúc thực sự cần tu khẩu thì lại quên mất. Có một số người thì chuyện gì cũng nói ra, còn thêm vào những phân tích, lý giải, suy đoán của bản thân; không quan tâm đến việc câu nói đó sẽ tạo ra hậu quả gì.
Kỳ thực, vấn đề tu khẩu nhất định phải coi trọng, phải thật sự làm được, việc này trọng yếu phi thường. Trong người thường vẫn nói ‘hoạ từ miệng mà ra’, phải cẩn trọng từ lời nói đến việc làm, không thể nói lung tung. Đặc biệt là trong hoàn cảnh bức hại này, có lẽ vừa tùy tiện nói ra một câu, liền trực tiếp dẫn đến đồng tu bị bức hại, tạo thành can nhiễu cực lớn cho chứng thực Pháp. Tội này quả thực rất lớn, tuyệt đối không có chuyện chỉ vì lời nói không cố ý mà coi như vô tội; cũng không thể vì là người tu luyện mà không cần chịu trách nhiệm về việc này. Pháp của vũ trụ là công bằng, cho nên chúng ta nhất định phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình, lời không nên nói, vô luận thế nào đều không được nói, thực sự làm được tu khẩu.
Có những học viên sợ đắc tội với người khác, học viên khác vừa hỏi gì liền trả lời, những gì không nên nói đều nói hết ra, còn nhấn mạnh điều mình nói là sự thật. Sau đó rất nhiều học viên đem điều được coi là sự thật đó lan truyền, mang đến phiền nhiễu cho những học viên khác. Có người lúc bị tà ác bức hại, vừa sợ lợi ích của mình bị ảnh hưởng, liền khai thật với tà ác, bán đứng đồng tu. Tưởng rằng chỉ cần nói đúng sự thật thì bản thân mình không cần phải chịu trách nhiệm. Họ quên mất rằng “Chân” trong yêu cầu của Đại Pháp là “Chân” dựa trên Thiện và Nhẫn, không phải là bất thiện, tự tư, hại người.
Có một cá nhân bán đứng đồng tu, học viên khác khuyên cô ấy không nên làm như vậy, cô lại nói mình là tu Chân-Thiện-Nhẫn, lời cô ấy nói là đều là lời chân thật. Lúc đó có học viên học Pháp không sâu còn nói: “Chẳng lẽ lời nói thật không thể nói ư?” Kỳ thực một lời chân thật của bạn có thể tạo thành tai họa lớn, lời nói thật này tạo ra tội nghiệp lớn thế nào, bạn đã nghĩ tới chưa? Bức hại học viên, can nhiễu học viên làm ba việc, can nhiễu chúng sinh đắc cứu, tội nghiệp lớn như vậy, lý do là lời bạn nói là chân thật là có thể trốn tránh được sao? Tôi biết có một người lúc bị tà ác bức hại, cô ấy liền khai với tà ác rất nhiều việc. Sau khi được thả ra từ hắc lao, cũng không biết hối cải, không lâu sau cô ấy cùng chồng đều chết, tuổi còn rất trẻ. Trong nhóm học viên bị tà ác bức hại, cô ấy bị bức hại nghiêm trọng nhất. Một học viên khác trong nhóm cũng bị tà ác bức hại, học viên này nói với tà ác rằng không biết gì cả. Kỳ thực, học viên này biết rất nhiều chuyện, nhưng không nói một lời nào. Hơn nữa trong mấy người bị tà ác bức hại, thì vị này bị bức hại nhẹ nhất. Về sau, học viên này mọi việc đều ổn.
Nhớ lại một bài viết trên Minh Huệ Net về một người vô tình chỉ tay một cái mà mang đến tai họa. Bài viết kể rằng một ngày trước khi học viên Vương Yến Hân bị tà ác bắt cóc, có một người đàn ông dáng thấp bé đến hỏi nhân viên bán hàng ai là Vương Yến Hân, người ấy liền thuận tay chỉ cho ông ấy. Kết quả ngày hôm sau Vương Yến Hân bị một nhóm cảnh sát đến bắt cóc. Trước đây người nhân viên đó là một tay bán hàng cừ khôi. Nhưng sau khi Vương Yến Hân bị bắt cóc, cửa hàng đó bảy ngày liên tiếp không bán được dù chỉ một món hàng, ông chủ liền nhờ người đi hỏi một Lạt ma Tây Tạng xem rốt cuộc là vì chuyện gì, Lạt ma trả lời: Trong cửa hàng của ông có một người bị bắt, đó là một vị tu luyện Phật Pháp, người bắt cô ấy thì một chân đã ở trong địa ngục rồi, người bán hàng của ông đã tố giác cũng đã một chân ở trong địa ngục, mặc dù cô ấy vô tình chỉ tay, nhưng cũng đã mất đi phúc phận tương lai của sinh mệnh. Nếu tiếp tục dùng cô ấy, thì việc làm ăn buốn bán của ông không thể tốt được. Về sau, người nhân viên bán hàng đó bị ông chủ sa thải, cô ấy đi làm bán bảo hiểm, nhưng làm gì cũng không thuận lợi. Nhân viên bán hàng đó chỉ là vô tình chỉ tay một cái, khiến vị học viên bị bức hại, bản thân người bán hàng đó thì mất đi phúc phận tương lai. Còn những vị mà nói rằng mình nói lời thật khiến đồng tu bị bức hại kia, các vị thử nghĩ tội của mình lớn cỡ nào?
Chúng ta đều nói muốn viên dung theo điều Sư phụ muốn. Hết thảy những việc vì lợi ích cho đề cao chỉnh thể, để chúng sinh được đắc cứu, có lợi cho các việc chứng thực Đại Pháp, đương nhiên là điều mà Sư phụ muốn, đây là điều mà chúng ta cần phải viên dung. Chúng ta nhất ngôn nhất hành đều để chỉnh thể đề cao, có lợi cho việc chúng sinh được đắc cứu, có lợi cho việc chứng thực Pháp, thì đều là thiện, từ bi. Ngược lại, nếu lời nói ra dù 100% là thật, nhưng lời của bạn khởi tác dụng ác, nguy hại cho người khác, can nhiễu việc chúng sinh được đắc cứu, can nhiễu Chính Pháp, thì những lời như thế tuyệt đối không được nói.
Sư phụ giảng:
“Vì một khi đã tạo thành tổn hại to lớn cho học viên, khiến những học viên ấy bị rớt xuống, thậm chí rơi vào lô bị đào thải, thì nợ nghiệp to lớn ấy hoàn trả thế nào đây?” (Đào sa – Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Vậy nên, chúng ta tu luyện cần phải dĩ Pháp vi Sư.
Đặc biệt, có một số học viên có chút ảnh hưởng nhất định, các bạn tiếp xúc với nhiều học viên, không nên chuyện gì cũng nói cũng hỏi. Có những học viên hiểu rằng có một số việc không nên nói, nhưng các bạn hỏi, họ sợ mất lòng các bạn, lo sau này không dễ làm việc, liền nói ra. Có người cho rằng những người này đều nói rồi, thì họ cũng liền nói, họ cũng biết hết thảy đều là bí mật công khai, trở thành thói quen. Ai không nói, thì cho rằng không nói là không đúng.
Có lần, một học viên không muốn nói, có rất nhiều học viên đều trách cứ học viên này ôm giữ tâm tự bảo vệ mình, tâm sợ hãi, thậm chí học viên có sức ảnh hưởng ở địa phương đó cũng có ý này. Trên thực tế những sự tình kia đều không được nói, nhưng mấy học viên kia không thể lý giải, học viên bị trách cứ kia lúc đó liền cảm giác thấy ở trường không gian khác có rất nhiều vật chất bất hảo đè xuống, trong một thời gian dài có trạng thái không tốt. Bởi vì mỗi học viên đều có năng lượng. Hơn nữa các bạn điều gì cũng nói, gây phiền nhiễu cho học viên khác, thì các bạn phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa ảnh hưởng càng lớn thì càng không an toàn.
Trong người thường hay nói quan tâm đến việc quốc gia, việc nhà, việc thiên hạ. Người tu luyện không như vậy, chúng ta luyện công đều cần tĩnh lại. Có những người tâm hiếu kỳ rất nặng, mọi việc điều nghe ngóng, nghe xong liền đi lan truyền. Hạng mục của mình, hạng mục của đồng tu, chuyện trong nhà, chuyện công tác, mọi phương diện đều muốn quản, nhiều chuyện như vậy để ở trong lòng. Trước tiên không nói đến việc nói lời sai tạo nghiệp, mà cả ngày trong lòng quan tâm đến nhiều chuyện như vậy, vừa nhập tĩnh, thì cái gì cũng nghĩ tới, bạn có thể thật sự tĩnh lại được không? Khiến người ta không thể nhập tĩnh đều là vì can nhiễu, đều ảnh hưởng đến tu luyện của bản thân. Vậy còn nghe ngóng những sự tình kia để làm gì? Người thường vì để tránh ác duyên, còn nói rằng chuyện lớn nói thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có gì. Các bạn thuận miệng nói một lời sự thật, tạo ra tai hoạ cho người khác, gia tăng biết bao nhiêu khổ nạn, vậy lời này có nên nói không? Tiêu chuẩn về thiện niệm hay thị phi của người tu luyện không thể không bằng người thường được.
Còn có học viên, có thói quen để ý đến động thái, hình thế của xã hội người thường, hơi có biến động nhỏ, liền cảm thấy dường như không còn nơi đâu để đi, dường như chỉ đợi tà ác đến bức hại, không làm được chân chính tín Sư tín Pháp. Tâm sợ hãi rất nặng, lúc này chỉ có thể phát chính niệm nhiều, hướng nội nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn, chân chính đề cao lên. Lại có học viên từ chối giao lưu, chia sẻ, ôm giữ những tu duy phụ diện, quan niệm bi quan, thất vọng nói với đồng tu khác, làm dao động chính niệm của đồng tu khác, khiến cho đồng tu khác cũng không dám làm gì, ảnh hưởng đến đồng tu chứng thực Đại Pháp. Tại các phương diện này chúng ta đều cần phải tu khẩu.
Kỳ thực chúng ta giao lưu chia sẻ, đối với đề cao chỉnh thể đều có lợi, điều gì ảnh hưởng đến đề cao chỉnh thể thì không được nói. Chúng ta đều có công năng, đối diện với bức hại của tà ác, chúng ta dùng công năng kiên quyết thanh trừ là được rồi. Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998]:
“Việc to lớn nhất to lớn nhất của chư vị chính là làm sao có thể cho học viên chúng ta một hoàn cảnh tu luyện ổn định không nhận can nhiễu, đó chính là trách nhiệm lớn nhất của chư vị. Với chư vị ngồi tại đây cũng như thế, hãy làm cho các trạm phụ đạo, điểm phụ đạo của chư vị không nhận can nhiễu, dẫn dắt mọi người tu luyện, đó chính là trách nhiệm lớn nhất của chư vị.”
Chúng ta phải tuân theo lời dạy của Sư phụ, không nói những lời can nhiễu đến việc mọi người làm ba việc, không nói những lời gây can nhiễu đến hoàn cảnh tu luyện ổn định của mọi người; không nói những lời gây ảnh hưởng đến đề cao chỉnh thể. Tại tất cả những phương diện đó, chúng ta đều cần tu khẩu.
Trên đây chỉ là chút thể ngộ cá nhân, còn phương diện nào chưa chính xác, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ. Hợp thập!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/21/374129.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/30/173051.html
Đăng ngày 06-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.