Viết bởi một đệ tử Tây phương
[Minh Huệ] Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 2000, những quan tâm của tôi đều mang tính ích kỷ; để gia tăng sức khoẻ của mình, làm thế nào để bắt tôi phải tập các bài công pháp hàng ngày? Khi nhìn lại, tôi ước gì mình giác ngộ hơn để hoàn thành sứ mạng của mình như là một đệ tử Đại Pháp chân chính, và tự mình phải giác ngộ điều đó, nhưng tôi đã nhận được một “điều nhắc nhở” từ Sư phụ trong “Tu luyện Nghiêm chỉnh” để cảnh tỉnh chính tôi.
Vì tôi sống trong một vùng nông thôn xa xôi, không có nhiều hoạt động, và có kinh nghiệm trong viết bài, thì việc tham gia vào các hoạt động internet là một việc tự nhiên và nhanh nhất để gắn liền công tác Đại Pháp trong hằng ngày của tôi. Bây giờ, đã 4 năm trôi qua, tôi vẫn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để tôi có thời gian tập luyện công pháp hằng ngày — nhưng mặc dầu đôi khi tôi có những câu hỏi như thế, nó đến từ một góc cạnh khác, vì tôi tin rằng một số lớn của tảng ích kỷ của tôi đã bị trừ diệt, nhưng chưa hoàn toàn lắm.
Làm việc trong những trang internet của Đại Pháp không những giúp cho tôi trừ nhiều thái độ ích kỷ của tôi, nó cũng giúp tôi học được lòng nhẫn nhịn. Đọc về lòng nhẫn nhịn trong Chuyển Pháp Luân, hay đọc về lòng đại nhẫn mà các đệ tử tại Trung quốc đã biểu lộ trong thời Pháp nạn, tôi liên tưởng rất dễ dàng rằng chính tôi cũng đang học, luyện tập lòng đại nhẫn cho chính tôi, nhưng trong thực tế tôi chỉ mới đọc thôi hay ngưỡng mộ các đệ tử đã biểu hiện được điều đó. Điều đó cũng giống như sự suy nghĩ là tôi là một người cầu thủ bóng rổ tuyệt diệu chỉ vì tôi xem Micheal Jordan trên tivi. Khi trong thực tế, thực tập lòng đại nhẫn thì tôi gặp khó khăn. Dường như tôi luôn luôn không xác định được nhu cầu để luyện tập lòng đại nhẫn cho đến khi những cơ hội đều bị mất, và tôi biết là mình đã bỏ mất cơ hội và tôi chưa thành công được.
Trong bài “Nhẫn là gì” trong Tinh tấn Yếu chỉ, Sư phụ dạy rằng
“Nhẫn là chìa khoá nâng cao tâm tính. Chịu đựng với nước mắt, hay nóng giận, căm hờn là cái nhẫn của người thường vốn còn nhiều chấp trước. Chịu đựng mà không có nước mắt, nóng giận là cái nhẫn của người tu luyện”
Trong 4 năm qua, có một trường hợp, thậm chí lòng nhẫn nhục của người thường có thể còn hơn cái của tôi. Nhưng tôi có thể nói thật sự rằng qua việc tham gia vào nhóm dịch thuật — và quây quần với những công việc trong Đại Pháp và đôi khi tôi thấy rằng tôi vẫn còn tìm những việc dễ dàng để làm — tôi vẫn thấy tôi có tiến bộ đôi chút. Tôi không thể nói là tiến bộ bao nhiêu, vì tôi vẫn còn gặp khó khăn, nhưng tôi thấy thật sự là tôi nhẫn nhịn hơn nhiều, không phải chỉ có nói không thôi.
27-10-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/10/27/87734.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/7/54285.html.
Dịch và đăng ngày 10-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.