Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-9-2018] Ngày 12 tháng 9, Báo The Globe and Mail, một trong những tờ báo chính của Canada, đã báo cáo về phiên xét xử đối với bà Tôn Thiến, một công dân Canada, vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.
Bài viết có tiêu đề “‘Tôi không làm gì phi pháp’: Học viên Pháp Luân Công Canada phủ nhận hành vi sai trái trong phiên xử một ngày.”
Là tờ báo phát hành vào các ngày thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần được đón đọc nhiều nhất ở Canada, tờ The Globe and Mail có trụ sở tại Toronto được biết đến là một “trang báo lớn và uy tín” của Canada. Trước đây, tờ báo đã từng báo cáo về việc bắt giữ bà Tôn Thiến. Báo cáo gần đây nhất viết:
“Một học viên Pháp Luân Công người Canada nói rằng bà đã bị chính quyền Trung Quốc tra tấn sau khi bị chồng mình vu khống, người đã dùng đức tin của bà để hại bà trong khi đang có quan hệ với một phụ nữ trẻ.
“Tôi không làm, tôi không làm và sẽ không làm bất kỳ điều gì phi pháp,” bà Tôn Thiến nói tại Toà án Ôn Du Hà ở Bắc Kinh vào ngày thứ Tư, nơi bà phải hầu toà sau khi bị giam 18 tháng kể từ lần bắt giữ đầu tiên.
Toà án Ôn Du Hà đã hứa hẹn một phiên xử mở, nhưng nó đã ngăn không cho phóng viên của Báo The Globe and Mail và đại diện của các đại sứ quán châu Âu vào dự. Chỉ có ba nhà ngoại giao Canada và cha mẹ, anh trai và chị của bà Tôn được vào dự phiên xử.
Chrystia Freeland, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, từng bày tỏ sự quan tâm đối với hoàn cảnh của bà Tôn. Bà nói: “Theo quan điểm của tôi, một công dân Canada đơn độc bị giam ở nước ngoài một cách phi pháp là một vụ việc quá đáng, và việc này là bổn phận của tất cả các chính phủ. Tôi hết sức nghiêm túc về trách nhiệm của mình.”
Tờ báo cũng nhận được lời khai của bà Tôn từ luật sư, mẹ và anh trai của bà.
Bị tra tấn trong khi giam giữ
Bà Tôn, 52 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học Peking và là đồng sáng lập một công ty hoá sinh với chồng. Bà trở thành công dân Canada năm 2007.
Bà Tôn khai trước toà rằng bà không được cung cấp đồ ăn thức uống trong khi bị giam lần đầu. Một công tố viên đã phủ nhận việc bà Tôn bị ngược đãi, nhưng anh ta không thể cung cấp đoạn phim giám sát chứng minh lời nói của mình.
Luật sư của bà Tôn, Lý Kính Tùng, nói rằng công tố viên chỉ là không dám đưa đoạn phim ra trước toà.
Bà Tôn cũng làm chứng chống lại các lính canh tại Trại tạm giam số 1 ở Bắc Kinh, nơi bà vẫn bị giam cho đến hiện tại. Bà nói bà bị đẩy xuống đất và bị xịt nước tiêu vào tháng 5 năm 2017.
Tờ báo cũng viết rằng bà Tôn đã gọi “tất cả các yếu tố và quy trình đối với vụ án của bà là phi pháp” và tin rằng “tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp và hợp lý.”
Toà án không muốn đưa ra phán quyết sớm. 18 tháng giam giữ bà Tôn đã mang đến đau khổ to lớn cho gia đình bà. Tờ báo viết vể mẹ bà rằng: “Nhìn con gái bị giam và phải chịu khổ đã khiến tôi thật sự rất buồn. Sống trong một đất nước không có tự do hay nhân quyền như thế này, tôi cảm thấy tiếc cho nó. Tôi cảm thấy đau lòng.”
Bị chồng vu khống
Bà Tôn đã cáo buộc chồng bà, ông Thẩm Quảng Thiên, tội làm giả chữ ký của bà và chuyển giao bất hợp pháp cổ phần của bà cho ông ta trong khi bà bị giam. Bà cũng nói rằng ông Thẩm đã hợp tác với một người bạn là công an để bắt giữ bà.
Ông Thẩm đã không phản hồi với những yêu cầu liên tiếp từ tờ báo.
Toà án đã từ chối yêu cầu của luật sư của bà Tôn cho phép đối chất với ông Thẩm và người hầu của gia đình ông ta. Bà Tôn là người duy nhất làm chứng tại toà. Luật sư của bà chỉ ra rằng có lỗi trong hồ sơ. Ví dụ, lệnh bắt giữ bà là ngày sau khi bà bị giam. Ông nói: “Rõ ràng là họ đã làm giả.”
Chính quyền cố gắng hạn chế tầm ảnh hưởng của vụ án
Vì là quốc tịch Canada, trường hợp của bà Tôn ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý rộng rãi cả trong và ngoài Trung Quốc.
Hoàng Hán Trung, một trong những luật sư bị ép phải từ bỏ biện hộ cho bà Tôn dưới áp lực của chính quyền, nhận xét rằng trường hợp của bà Tôn “không phải là đặc biệt,” vì rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị truy tố vì giữ vững đức tin của họ.
Ông chỉ trích chính quyền vì vi phạm pháp luật. Ví dụ, phiên xử bà Tôn được xem là phiên toà công khai.
Nhưng một nhân viên toà án cho biết không còn chỗ ngồi khi nhân viên báo The Globe and Mail và các nhà ngoại giao châu Âu đến phòng xử.
Bà Tôn Tán, em gái bà Tôn, đã bác bỏ lời của nhân viên toà án. Khi bà đến phòng xử vào ngày 23 tháng 4 năm 2018 để dự phiên điều trần trước phiên toà, có ba hàng ghế ngồi. Còn lần này, chỉ có hai hàng ghế, hầu hết là bị công an và những người bà chưa từng gặp mặt ngồi. Bà nói: “Chính quyền đã sắp xếp họ ngồi để lấp đầy phòng.” Bà nói tiếp: “Tôi nghĩ là họ muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của vụ án”
Bài liên quan:
Nỗ lực gửi đơn kiện những kẻ bức hại con gái người Canada của một người mẹ bị từ chối ba lần
Thời báo Globe and Mail: Một công dân Canada bị giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc vì đức tin của mình
Các nghị sỹ Canada tìm cách hối thúc Trung Quốc phóng thích học viên Pháp Luân Công người Canada
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/13/373761.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/14/171893.html
Đăng ngày 22-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.