Bài viết của Anh Tử và Chương Vận, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 11-9-2018] Theo gia đình bà Tôn Thiến, một học viên Pháp Luân Công người Canada gốc Hoa, bà Tôn sẽ phải ra hầu tòa vào 9 giờ sáng ngày 12 tháng 9 năm 2018. Học viên Pháp Luân Công trên khắp Canada đã mít tinh trước Đại sứ quán, Lãnh sự quán Trung Quốc tại địa phương để kêu gọi thả bà Tôn vô điều kiện và ngay lập tức.

Các học viên tại Ottawa và Toronto đã tổ chức mít tinh và họp báo vào ngày 10 tháng 9.

0dea3cd6016f0339be5f152b43e210db.jpg

Các học viên kêu gọi thả bà Tôn Thiến trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa

eaf9f7de3bb517793d267832b7563daa.jpg

472b412126387d0cd48018aa62ff2e8c.jpg

Các học viên tổ chức một cuộc họp báo trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto

Ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, và ông Alex Neve, Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Canada có các bài phát biểu lên án cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốc và sự vi phạm các quyền của bà Tôn. Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh phụ trách Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu tại buổi mít tinh tổ chức tại Ottawa kêu gọi thả bà Tôn Thiến ngay lập tức.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói việc cầm tù bà Tôn Thiến là “Định tội hình sự cho người vô tội”

Ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada và luật sư nhân quyền quốc tế nổi tiếng, là luật sư của bà Tôn tại Canada, đã có bài phát biểu vào ngày 10 tháng 9. Ông nói rằng việc cầm tù bà Tôn là “một trường hợp điển hình về tình trạng định tội hình sự cho người vô tội – bức hại và truy tố một phụ nữ vô tội, không phải vì bà ấy đã làm, mà chỉ vì bà ấy có đức tin vào Chân – Thiện – Nhẫn.” Ông kêu gọi thả bà Tôn vô điều kiện.

Trong bài phát biểu của mình, ông đã liệt kê 10 phương diện vi phạm quyền của bà Tôn, bao gồm: Định tội hình sự đối với quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng của bà; vi phạm trắng trợn quyền cơ bản của bà về tự do ngôn luận, hội họp và tham gia hiệp hội; bắt giữ tùy tiện và phi pháp; giam giữ kéo dài và phi pháp; tra tấn trong khi giam giữ gây nguy hiểm cho cả thể chất lẫn tinh thần của bà; hủy bỏ các căn cứ vô tội, tước quyền tư vấn luật sư; sách nhiễu, đe dọa, gây áp lực và bắt giữ hơn 11 luật sư đã có ý định tiếp nhận vụ án của bà v.v.

03653caa00b7f864015ef0a1a6e0d779.jpg

Bài phát biểu của ông Irwin Cotler, cựu bộ trưởng Bộ Tư pháp

Cựu Quốc vụ khanh phụ trách Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phơi bày “Quy trình tố tụng” của chính quyền cộng sản Trung Quốc

Cựu bộ trưởng nội các David Kilgour phát biểu tại buổi mít tinh tổ chức tại Ottawa. Ông nói: “Rõ ràng là các luật sư của bà Tôn đã bị gây sức ép để không được bảo vệ cho bà ấy. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các luật sư bảo vệ Pháp Luân Công thường bị bức hại.”

86432fb38b4040a40d571eeb775d6513.jpg

Ông David Kilgour phát biểu trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa nhằm kêu gọi thả bà Tôn Thiến

Ông nhấn mạnh: “Những điều xảy ra đã vi phạm mọi nguyên tắc pháp quyền của các quốc gia dù ở bất cứ đâu. Ông kêu gọi thả bà Tôn ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời kêu gọi chính phủ Canada nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng bà Tôn được trả tự do.”

Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Canada lưu ý rằng cuộc bức hại đã lan rộng ở Trung Quốc và gây ra nỗi đau cho cả người dân Canada

Ông Alex Neve, tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Canada, phát biểu rằng chiến dịch bức hại 19 năm đối với học viên Pháp Luân Công “đã gây ra nỗi thống khổ chưa từng có và lan rộng sự vi phạm nhân quyền khắp Trung Quốc. Đáng chú ý là việc bắt giữ tùy ý, cầm tù phi pháp, các vụ xét xử hết sức bất công, tra tấn và ngược đãi đến chết, điều kiện nhà tù khắc nghiệt, và cái chết của vô số tù nhân. Tình trạng vi phạm này xảy ra với hàng loạt trường hợp.”

Ông Neve nói rằng quy trình tố tụng đối với bà Tôn “chắc chắn là còn xa mới đáp ứng đúng các yêu cầu của một phiên tòa công tâm, đảm bảo tuân theo pháp luật quốc tế.”

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thả vô điều kiện bà Tôn Thiến và tất cả các học viên Pháp Luân Công khác đang bị giam giữ bất hợp pháp tại quốc gia này. Đã đến lúc công lý lên ngôi.”

9edf1861c8ffa63b17456bf2d41d22a5.jpg

Bài phát biểu của ông Alex Neve, Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Canada

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp: Cuộc bức hại khiến Canada càng thấy rõ bản chất của chính quyền cộng sản Trung Quốc

Theo ông Lý Tấn, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, các cuộc kháng nghị đang diễn ra trên khắp Canada, bao gồm Ottawa, Vancouver, Toronto, Calgary, Edmonton, và những thành phố khác.

Ông phát biểu rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công, đặc biệt là việc bắt bớ, giam giữ, tra tấn, và tẩy não bà Tôn Thiến, một công dân Canada, khiến người dân Canada càng thấy rõ bản chất của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Bà Alice, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Toronto, đọc lời tuyên bố của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada tại cuộc họp báo. Bà nói: “Hôm nay, chúng tôi kêu gọi thả bà Tôn ngay lập tức và vô điều kiện, bởi vì tu luyện Pháp Luân Công không phải có tội. Việc nói cho mọi người rằng Pháp Luân Công hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn, rằng các học viên Pháp Luân Công là người tốt, rằng Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại tàn bạo, không phải là tội.”

Bài phát biểu lưu ý rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Trung Quốc đã ký, mà còn vi phạm luật pháp của chính quốc gia này. Các học viên tại Canada kêu gọi chấm dứt việc tước các quyền và tự do cơ bản của bà Tôn Thiến, và thả bà ngay lập tức.

Bối cảnh

Bà Tôn Thiến, 52 tuổi, có một sự nghiệp thành đạt ở cương vị nhà sáng lập của Công ty TNHH Sinh hóa Leadman Bắc Kinh. Bà đã hai lần được Tạp chí Hồ Nhuận của Trung Quốc vinh danh là doanh nhân giàu có tiêu biểu. Để có được thành công đó, bà đã phải đánh đổi sức khỏe của mình và không có biện pháp nào có thể chữa khỏi bệnh tim đập nhanh, các vấn đề về gan, và bệnh trầm cảm của bà.

Các triệu chứng bệnh tật của bà đều biến mất ngay sau khi bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2014. Tuy nhiên, vì đức tin của bà mà bà bị giam giữ. Bà Tôn bị bắt tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 2 năm 2017. Kể từ đó, bà đã bị giam tại Trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh.

Trong quá trình bà bị giam giữ, gia đình bà đã thuê 13 luật sư, nhưng trong đó, 11 luật sư đã rút khỏi vụ việc do áp lực và sự đe dọa của chính quyền Trung Quốc. Hai vị luật sư mới được thuê cũng đang bị gây sức ép.

Khi luật sư của bà Tôn tới thăm bà vào ngày 27 tháng 5 năm 2017, ông nhận thấy những vết bầm và vết rách rất rõ trên cổ tay bà do bị còng. Sau lần thăm này, bà bị bốn nam cai trại đẩy ngã xuống đất và xịt hơi cay vào mặt bà, theo lời bà Tôn Khen, chị gái bà Tôn Thiến, cho hay.

Bà Tôn đã bị tra tấn dưới nhiều hình thức. Tháng 5 năm ngoái, bà bị còng tay và cùm chân suốt ngày đêm, kể cả khi ngủ và đi vệ sinh gần hai tuần. Bà còn bị trói vào chiếc ghế kim loại và xịt hạt tiêu, sau đó bà không được thay quần áo trong 10 ngày. Trước khi bị tống giam, bà Tôn định kỳ bị biệt giam trong một buồng giam nhỏ.

Trong 18 tháng qua, các hình thức ngược đãi mà bà Tôn trải qua đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của người dân Canada, các chính trị gia, và giới truyền thông cũng như cộng đồng quốc tế.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/11/373660.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/12/171871.html

Đăng ngày 16-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share