Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại thành phố Thượng Hải , Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-8-2018] Cô Thang Vy Dân 50 tuổi là con gái của ông Đường Chấn Đông, phó giám đốc Học viện vẽ tranh quốc gia Thượng Hải . Cô là nhân viên của Trung tâm nghệ thuật sân khấu Thượng Hải trước khi cuộc bức hại Pháp Luân Công diễn ra.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cô Đường tìm được một cuốn Chuyển Pháp Luân và đã đọc toàn bộ cuốn sách. Sau đó cô nhận ra rằng các báo cáo tuyên truyền vu khống hoàn toàn khác với điều dạy trong sách: một trong những nguyên lý của Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là học viên không được tự sát; chỉ những ai nghiêm túc tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn mới được coi là học viên chân chính.

Cô Đường chắc chắn rằng môn tu luyện này là điều cô đang tìm kiếm. Bất chấp cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc khi đó cực kỳ khốc liệt, cô vẫn không chần chừ bước vào tu luyện.

Pháp Luân Công đã khai mở thế giới quan của cô Đường. Là con gái út, cô rất được gia đình nuông chiều và luôn coi mình là trung tâm. Sau này cô đã biết hiểu người khác từ quan điểm của họ.

Các đồng nghiệp cũng nhận thấy sự thay đổi của cô. Cô không còn mù quáng theo các xu thế văn học và nghệ thuật hiện tại và trở nên sáng suốt và nguyên tắc. Cô hiểu được ý nghĩa của mục đích cao cả trong cuộc sống và muốn chia sẻ những điều cô tìm thấy cho mọi người và chứng thực sự thật về Pháp Luân Công.

Mười tám năm bị bức hại nghiêm trọng

Cô Đường lần đầu bị đưa tới trung tâm tẩy não năm 2000 sau khi Phòng 610 gây áp lực lên cơ quan cô. Cô bị buộc chuyển công việc khác, và gia đình cô cũng ép buộc cô từ bỏ đức tin của mình. Chồng cô sau đó cũng bị chính quyền đe dọa tới mức phải ly dị cô.

Sau khi được thả khỏi trung tâm tẩy não, cô Đường phải đi lang thang để tránh bức hại. Cô bị kiệt quệ về thể chất và tinh thần vì bức hại và không thể nhớ nhiều vấn đề công việc sau khi trở lại làm việc.

Cô Đường bị bắt và bị giam ở nhà tù Thượng Hải năm 2002. Cô sau đó bị tạm giam ở nhà tù quận Từ Hối tháng 10 năm 2007 trước khi bị chuyển tới trung tâm tảy não.

Cô bị bắt lần nữa và bị giam ở nhà tù quận Từ Hối tháng 2 năm 2008. Cô sau đó bị chuyển trở lại trung tâm tẩy não và bị giam ở đó 8 tháng nữa. Cô được thả tháng 11 năm 2008.

Cô Đường lại bị bắt vào 31 tháng 12 năm 2008, và sau đó bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức, ở đó cô bị buộc phải đứng trong thời gian dài sau đó bị buộc phải ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài- một kiểu tra tấn cực kỳ đau đớn. Cô bị bức thực và bị ép uống thuốc không rõ nguồn gốc.

Trước khi chuyển tới trại, cô Đường trông trẻ hơn 20 tuổi và cô minh mẫn, lạc quan, vui vẽ. Cô ban đầu dùng lý lẽ để khuyên giải các lính canh chuyển hóa cô.

Khi họ phát hiện ra cô Đường gây ảnh hưởng tích cực tới những học viên khác đã bị chuyển hóa, cô Đường bị đưa vào phòng biệt giam và bị giám sát bởi các tù nhân nghiện ngập. Họ đã bức hại cô và buộc cô phải xem video và đọc những lời lăng mạ Pháp Luân Công.

Cô bị ép không được ngủ và buộc phải viết “báo cáo tư tưởng.” Không biết chính xác những gì cô đã phải chịu đựng khi bị biệt giam. Chỉ vài tháng sau khi được thả, cô trở nên cực kỳ yếu đuối và mất phương hướng. Cô tiếp tục bị giám sát và bị mất việc.

Bức hại ở bệnh viện tâm thần

Cô Đường bị tố cáo với cảnh sát sau khi bị phát hiện nghe nhạc Pháp Luân Công trên xe buýt. Cô bị còng tay và đưa đến đồn cảnh sát. Cô sau đó bị giam ở nhà tù quận Trường Ninh trong một tháng, sau đó bị chuyển tới trại tâm thần huyện Từ Hối.

Cô Đường nói với giám đốc bệnh viện rằng cô là một học viên Pháp Luân Công và cô có thể tự chăm sóc được mình. Cô khẳng định rằng họ không thể buộc cô chống lại ý chí của cô. Giám đốc nói rằng lệnh giam cô ở đây đến từ cơ quan cấp cao.

Cô Đường nhiều lần giải thích cho bác sỹ rằng cô không nên bị giữ ở bệnh viện và bị ép uống thuốc tâm thần. Tuy nhiên, cô bị một nhóm người đè xuống, đút thìa vào miệng và buộc cô phải uống thuốc ba lần một ngày. Hàm răng cô bị lung lay vì bức thực.

Bác sỹ nói rằng cô có thể được thả sau 3 tháng. Tuy nhiên, Phòng 610 đã gây áp lực lên bệnh viện tiếp tục giữ cô và ép cô phải uống thuốc. Cô Đường bị tác dụng phụ bao gồm chứng ảo giác thính giác và suy giảm sức khỏe tổng thể. Cô nhỏ nhắn với mái tóc đen, nhưng giờ đây tóc cô gần như bạc trắng và bị phù.

Cô Đường bị giữ ở bệnh viện tâm thần gần 2 năm, và gia đình cô bị buộc cam kết với Phòng 610 và trả bệnh viện 8000 tệ trước khi được đưa cô về nhà.

Cô Đường vẫn bị giám sát chặt chẽ sau khi về nhà. Nhân viên từ chính quyền địa phương thường tới kiểm tra cô. Hàng xóm bên cạnh cũng được chỉ định để theo dõi cô. Cảnh sát cũng thường quấy rối người mẹ già 80 tuổi của cô.

Chưa đầy 6 tháng sau, cô Đường lại bị bắt ngày 7 tháng 8 năm 2018. Cảnh sát từ nhà tù quận Từ Hối đột nhập vào nhà cô và bắt cô tới trại tạm giam quận Từ Hối. Hiện chưa biết rõ tình trạng của cô

Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có thông tin về cô Thang Vy Dân tiết lộ chi tiết.

Những người liên quan đến bức hại cô Đường:

Lữ Diệu Đông (吕耀东), Trưởng đồn cảnh sát quận Từ Hối: +86-2164861337

Khâu Trọng Huy (邱仲辉), Trưởng Phòng 610 quận Từ Hối: +86-2164875589

Quách Lê Minh (郭黎明), Giám đốc nhà tù quận Từ Hối: +86-2154354692


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/24/372862.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/10/171846.html

Đăng ngày 22-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share