Bài viết của Tiêu Khám
[MINH HUỆ 04-9-2018] Trong lịch sử Trung Quốc, khái niệm luân hồi đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi người, hơn nữa lý luận rất đầy đủ. Mọi người rất tin luân hồi, dùng luân hồi để lý giải thế giới, dùng luân hồi để nhận thức thế giới, hình thành thế giới quan luân hồi. Ngay cả các hảo hán Lương Sơn khi bị chặt đầu đều tin tưởng rằng “Đầu rơi rồi, 20 năm sau lại là một hảo hán”. Đời này chết rồi, đời sau vẫn có thể luân hồi trở lại thế gian lại làm hảo hán.
Nhưng từ khi lý luận khoa học vào Trung Quốc, cho đến sau khi Trung Cộng thống trị Trung Quốc, đã nhất loạt phủ định văn hóa về tôn giáo, hữu Thần. Trong đầu não người Trung Quốc, hiểu biết về văn hóa truyền thống càng ngày càng ít. Đến hiện nay, những chứng cứ luân hồi cần chúng ta không ngừng tìm kiếm, chứng minh thật giả, từ đó có được kết luận khả tín. Tuy khoa học cần trải qua luận chứng mới chứng minh được nó chính xác, nhưng phương pháp và lý luận người xưa chứng minh luân hồi lại hoàn toàn khác với thời hiện đại.
Câu chuyện luân hồi của thi nhân Hoàng Đình Kiên đời Bắc Tống
Hoàng Đình Kiên, tự Sơn Cốc, là một thi nhân nổi tiếng thời Bắc Tống. Từ nhỏ ông đã là đại hiếu tử nổi tiếng, ông đã rửa bô cho mẹ. Sau này làm quan to, ông vẫn kiên trì tự mình rửa bô cho mẹ. Nết hiếu, đức tính tốt đẹp của ông đã cảm hóa cả một vùng, được người đời sau chọn là một trong Nhị thập tứ hiếu (một trong 24 tấm gương hiếu thảo). Ông đã viết bài thơ “Tự tăng hữu hữu, tự tục thoát trần. Tố mộng trung mộng, ngộ thân ngoại thân”, nghĩa là “Giống như tăng nhân lại có bạn bè, giống như tục nhân lại thoát tục. Mộng ở trong giấc mộng, ngộ thấy thân ở ngoài thân”, là viết về câu chuyện luân hồi của chính mình.
Năm 26 tuổi, Hoàng Đình Kiên thi đỗ tiến sỹ, được triều đình bổ nhiệm làm Tri châu Hoàng Châu (Vu Hồ). Một hôm ông ngủ trưa trong nha phủ, mộng thấy mình đi ra nha môn, đến một thôn làng. Từ rất xa đã nhìn thấy một cụ bà tóc bạc trắng xóa, đứng trước hương án bên ngoài cửa đang cầu nguyện, miệng nói một cái tên thân quen mà lại lạ lẫm. Sơn Cốc bước lại gần, thấy trên hương án là bát mỳ rau cần khí nóng hôi hổi bốc lên, hương thơm ngan ngát, bất giác bưng bát lên ăn, ăn xong, trở lại nha môn nghỉ. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, tỉnh dậy, mới biết là mộng. Nhưng cảnh trong mộng rất chân thật, trong miệng vẫn còn mùi vị rau cần. Nhưng ông cũng không để ý, cho rằng chỉ là giấc mộng mà thôi.
Hôm sau ngủ trưa, lại mộng như hôm trước, rau thơm thoang thoảng, cảnh mộng như đích thân trải qua. Hoàng Đình Kiên cảm thấy không thể nào hiểu nổi, liền đứng dậy bước ra khỏi nha môn, theo con đường trong mộng mà bước đi, muốn dò xem rốt cuộc là gì. Đi đến một thôn làng, cảnh vật thưa thớt, dường như trở lại cố hương. Ông đi thẳng đến một ngôi nhà, gõ cửa bước vào, thấy chính là bà lão ông thấy trong mộng, liền bước tới thi lễ, hỏi tại sao lại gọi người ăn mỳ ở ngoài cửa. Bà lão trả lời: “Hôm qua là ngày giỗ con gái ta, vì nó lúc sống thích ăn mì rau cần, do đó ta ở ngoài cửa gọi nó về ăn mỳ, năm nào ta cũng làm như thế này.”
Sơn Cốc cảm thấy kinh ngạc, hỏi: “Con gái cụ mất đã bao lâu rồi?” Cụ già đáp: “Đã 26 năm rồi.” Sơn Cốc đột nhiên nhớ đến bản thân ông năm nay vừa tròn 26 tuổi, hôm qua chính là ngày sinh nhật của ông. Ông liền hỏi tiếp tình hình con gái bà cụ khi còn sống, tình cảnh gia đình như thế nào. Bà lão nói: “Ta chỉ có một đứa con gái, nó khi còn sống rất thích đọc sách, tín Phật, ăn chay, rất hiếu thuận, nhưng không muốn lấy chồng. Đồng thời phát nguyện đời sao sẽ chuyển sinh thành nam giới, làm một nhà văn học gia. Đến năm 26 tuổi, con gái sinh bệnh rồi mất, khi chết, nó nói vẫn muốn quay lại thăm ta.” Sơn Cốc vô cùng kinh ngạc, vội hỏi: “Khuê phòng của cô ấy đâu ạ? Con có thể xem được không?” Bà cụ chỉ tay về căn phòng cũ nói: “Chính là căn phòng này. Cậu cứ vào mà xem đi.”
Sơn Cốc bước vào căn phòng, nhìn quanh bốn phía, giường, bàn ghế, cảm thấy rất thân thuộc. Chỉ thấy sát tường có một cái tủ lớn, vẫn đang khóa chặt. Sơn Cốc hỏi bà cụ: “Trong tủ có gì?” Bà lão vừa gặt nước mắt vừa trả lời: “Toàn là sách khi con gái ta còn sống đã xem.” “Con… có thể mở ra xem được không?” Sơn Cốc hỏi run run. Bà cụ nói: “Chìa khóa không biết con gái ta đề ở đâu rồi, ta cũng không cách nào mở được.”
Sơn Cốc trong lòng suy nghĩ một lát, bỗng nhiên nhớ ra vị trí để chìa khóa, bèn nói với bà lão, đến đó lấy chìa khóa. Mở tủ sách, phát hiện thấy bên trong có rất nhiều bản thảo. Xem kỹ, Sơn Cốc như rơi vào đám mây mù – thì ra những bài văn mỗi lần ông đi dự thi, lại đang nằm ở đây, hơn nữa lại không sai một chữ!
Sơn Cốc trầm tư rất lâu, bỗng nhiên tỉnh ngộ, biết mình đời trước là thân nữ nhi. Nơi này chính là nhà của ông đời trước, bà cụ chính là mẹ ông đời trước, giờ đây nhà này chỉ còn lại mỗi mình bà cụ. Thế là Sơn Cốc quỳ xuống đấy bái lạy, nằm bò xuống trước chân bà cụ, nước mắt lã chã gọi mẹ, nói mình chính là con gái bà chuyển sinh. Hai mẹ con cách đời gặp nhau, tự nhiên vui buồn đan xen khó tả.
Sơn Cốc sau khi trở về nha môn, lập tức đem người đến đón bà cụ đến ở cùng, thờ phụng chí hiếu, như là với mẹ đẻ, phụng dưỡng cả đời.
Tôi đọc câu chuyện này, vô cùng cảm khái, người xưa không ngu muội như chúng ta tưởng tượng. Việc gì cũng phải có chứng cứ mới có thể xác nhận, do đó Hoàng Đình Kiên đã theo ký ức tìm được nhà cô gái đó, tìm được người mẹ đời trước, mới hoàn toàn giải thích được những trải nghiệm của bản thân. Ngày nay, có người có những nhà khoa học tin vào hiện tượng siêu nhiên đã chứng minh luân hồi, cũng là dùng phương pháp này, đi khảo sát thực địa, lấy ký ức của người vãng sinh làm đầu mối, đã có thể nhớ được và miêu tả hoàn chỉnh về các chuyện đời trước, thì mới tính là trường hợp luân hồi hoàn chỉnh, từ đó rút ra kết luận luân hồi là có tồn tại chân thực.
Câu chuyện luân hồi của hòa thượng Phật Ấn và nhà văn học gia Tô Đông Pha đời Bắc Tống
Thời cổ đại, đã có người ghi chép hoàn chỉnh về mạch chính nhân quả và kết cục, đời trước đời sau của luân hồi, đã để lại những trường hợp thực tế cho đời sau tham khảo. Trong đó, câu chuyện luân hồi của hòa thượng Phật Ấn và Tô Đông Pha là một trong số trường hợp đó.
Tương truyền có hòa thượng Ngũ Giới, ông ta mù một mắt, và có người sư huynh tên gọi Minh Ngộ. Ngũ Giới chỉ vì sai một niệm, đã có chuyện bất chính với cô gái Hồng Liên, kết quả bị hòa thượng Minh Ngộ biết. Ngũ Giới tủi hổ không chịu nổi, liền tọa hóa đi đầu thai. Minh Ngộ đã dự kiến được đời sau Ngũ Giới có thể sẽ phỉ báng Phật phỉ báng tăng nhân, như thế này sẽ vĩnh viễn không có ngày thoát ra được. Thế là Minh Ngộ cũng tọa hóa, theo sát Ngũ Giới đi đầu thai. Đến đời này, Ngũ Giới đầu thai thành Tô Đông Pha, Minh Ngộ chính là hòa thượng Phật Ấn, bạn thân của Tô Đông Pha. Ban đầu Tô Đông Pha không tin Phật Pháp, lòng đắm say công danh, nhưng Phật Ấn một mực không rời xa, không buông bỏ luôn theo sát ông, khổ tâm khuyên bảo điểm ngộ cho ông. Tô Đông Pha bản thân tao ngộ, lại được Phật Ấn không ngừng điểm hóa khuyên bảo, nên cuối cùng cũng đã tỉnh ngộ, không những rất tin vào thuyết nhân quả luân hồi, mà còn sùng tín Phật pháp, chuyên tâm tu luyện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/4/372159.html
Đăng ngày 16-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.