Ban Biên tập Minh Huệ chỉnh lý
[MINH HUỆ 30-12-2000]
Từ trước tới nay vùng núi Himalaya vẫn luôn là vùng đất có nhiều người tu luyện, người dân ở đó có một cuộc sống chất phác, ai ai cũng giỏi múa hát, ngoài ra còn sùng bái Phật Pháp. Lúc bấy giờ có một người tu luyện tên là Milarepa. Chúng Phật Bồ Tát phải tu nhiều đời nhiều kiếp mới thành, nhưng Milarepa lại chỉ cần một đời là thành tựu được công đức tương đương với những Phật và Bồ Tát ấy, sau này trở thành thủy tổ của Bạch giáo Tạng Mật.
Tiếp theo Phần 9
“Khi đó, bá phụ ở quê nhà đã qua đời rồi. Sau khi ông chết, cô mẫu nảy sinh tâm sám hối chân thành, đem theo rất nhiều đồ đạc đến Bố Lâm tìm ta. Cô mẫu đem những đồ lớn không mang theo được gửi ở thôn trang, nhặt những thứ có thể mang được đều đem lên núi. Tỳ Đạt ở bên ngoài trông thấy cô đến, lập tức bảo với ta: ‘Anh à, cô mẫu đến rồi. Cô đã hại chúng ta bao đau khổ, chết em cũng không muốn gặp cô.’ Nói rồi, liền chạy đi, chạy đến bờ đá trước hang đá rồi kéo cầu treo lên.
Cô mẫu đến bên cầu gọi: ‘Cháu gái, xin đừng kéo cầu lên, là cô của các cháu đến đây.’
Tỳ Đạt nghe rồi nói: ‘Chính vì cô đến, nên cháu mới kéo cầu lên.’
Cô nói: ‘Cháu gái, cũng không trách gì cháu, cô bây giờ thực sự hối hận trước đây đã đối xử sai trái với các cháu. Do đó cô đến đây xin lỗi các cháu, mong muốn cháu và anh trai tương ngộ. Nếu cháu thực sự không muốn gặp cô, thì ít nhất xin cháu báo cho anh trai cháu là cô đã đến.’
Lúc này ta cũng đã đến bên bờ đá và ngồi xuống. Cô nhìn thấy ta, liền hành lễ, khẩn cầu mãi xin ta gặp cô. Ta thầm nghĩ: Nếu mình không gặp cô, thì chẳng phải là một người học Phật. Nhưng tốt nhất trước tiên hãy để cô sám hối, bèn nói với cô rằng: ‘Cháu đã đoạn tuyệt tất cả mọi quan hệ với cô rồi, đặc biệt đoạn tuyệt quan hệ với bá phụ và cô. Trước đây các người đã gây bao đau khổ cho chúng cháu, sau này cháu tu hành khất thực, các người cũng vẫn không tha, lại còn gây cho cháu bao đau khổ, cháu đã quyết định đoạn tuyệt quan hệ với các người rồi.’
Cô nghe xong khóc òa lên, đảnh lễ với ta mấy lần, nước mắt tuôn rơi nói: ‘Cháu trai, lời cháu nói không sai chút nào, xin cháu hãy khoan thứ cho cô. Hôm nay cô thật lòng thành ý đến xin sám hối. Trong lòng cô vô cùng buồn bã, không thể vứt bỏ được lòng yêu thương họ hàng thân thích, do đó mới đến gặp anh em cháu. Cho dù thế nào đi nữa cũng xin các cháu cho cô gặp, nếu không cô quyết định sẽ tự sát trước mặt các cháu.’
Ta không nỡ lòng, bèn bước lên để hạ cầu xuống. Nhưng Tỳ Đạt nói thầm vào tai ta rằng không được gặp cô, lại nói ra rất nhiều lý do không được gặp cô. Ta nói: ‘Thông thường cùng uống nước với người phá giới đều có chướng ngại, nhưng bây giờ việc này không có liên quan đến cái gọi là phá giới trong Phật Pháp. Anh là người tu hành, bất luận thế nào cũng phải gặp cô.’ Nói rồi, ta hạ cầu xuống, đợi cô qua cầu, thuyết pháp nhân quả cho cô.
Tâm của cô đã cải biến hoàn toàn, cô quy y Phật Pháp. Từ đó trở đi, cô tu hành theo giáo lý, trở thành một hành giả Yoga vô cùng tốt, đã đắc được giải thoát.”
Tôn giả Milarepa nói xong, Tịch Quang Nhã Ba (Shiwa O Repa) bèn nói với tôn giả rằng: “Bẩm tôn giả, khi ngài cầu pháp nương thầy, thành kính tin theo thượng sư như vậy, nhẫn nại chịu khổ, sau khi đắc Pháp, ở trong núi tu luyện tinh tấn như vậy, bất luận là ở phương diện gì đều là những điều chúng con không thể làm được. Chúng con đều không dám tu Pháp này nữa, nhưng không thể giải thoát khỏi phiền não luân hồi, vậy nên làm như thế nào mới được?” Nói rồi khóc òa lên.
Tôn giả nói: “Con không phải thất vọng, ta nói cho con biết, chỉ cần con thường xuyên nghĩ đến thống khổ của luân hồi và ba ác đạo (ba đạo chúng sinh là súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, thiếu năng lực phán đoán suy nghĩ trí huệ, thường bị khổ não bức bách, không có đường giải thoát, cho nên gọi là ba ác đạo). Như vậy cái tâm tinh tấn và tâm cầu pháp của con sẽ tự nhiên sinh ra. Hễ người có tâm, nghe pháp nhân quả thì sẽ tín, nhất định cũng làm được những điều như ta tu trì tinh tấn như thế này. Nếu đối với Phật Pháp mà không sinh ra tín ngưỡng rất sâu, chỉ hiểu một số nghĩa lý, thì cũng không có tác dụng. Bởi vì như thế này sẽ rất khó mà không bị Bát phong dẫn động, cho nên học Phật, yêu cầu đầu tiên là phải tin nhân quả, những người không tin nhân quả báo ứng, miệng tuy đàm luận những không tính tương hợp của Thánh lý nhị lượng (tức Thánh giáo lượng và Lý lượng, Thánh giáo lượng là huấn thị của Phật Đà, Lý lượng là kết luận suy ra theo lý tính), nhưng trên thực tế, cũng chỉ là nói thuyết suông mà thôi, không hề có giá trị chân thực gì. Vì không tính vô cùng huyền diệu, khó hiểu khó tin. Nếu đối với không tính có thể sinh ra tín giả quyết định, thế thì nhất định thể hội được không tính và không xa rời nhân quả, tức là nhân quả hiển không tính. Do vậy đối với chọn bỏ nhân quả và bỏ ác hành thiện, nhất định phải đặc biệt chú ý, đặc biệt cẩn thận hơn so với người thường, cho nên căn bản của hết thảy pháp đều là tin nhân quả, nỗ lực hành thiện bỏ ác, đây là việc quan trọng nhất của học Phật.
Ban đầu ta cũng không hề hiểu không tính, nhưng đối với nhân quả lại có tín tâm kiên định. Biết mình đã tạo đại ác nghiệp rồi, sẽ bị đọa ác thú, cho nên trong lòng sợ hãi. Vì vậy thành kính tín phục đối với thượng sư và tu hành khổ hạnh tinh tấn, đều tự nhiên mà làm được. Các con cũng nên giống như ta, một mình vào trong núi tu trì Chân ngôn thừa (tức Mật thừa hay Mật tông). Nếu có thể làm như thế này, ta bảo đảm các con nhất định có thể có thành tựu giải thoát.”
Thế là Nhạn Thuyết Nhã Ba (Repa of Ngandzong) liền khởi bẩm tôn giả rằng: “Bẩm thượng sư, ngài nhất định là hóa thân của Đại Kim Cang (Vajradhara), để độ chúng sinh hóa hiện nhân thế, hiện sự tích hiếm có này, nếu không, ít nhất cũng là một Đại Bồ Tát tu hành Phật đạo vô lượng kiếp, đã đăng được bất thoái chuyển địa. Ngài vì Pháp, không tiếc sinh mệnh mà tu hành, những gì đã làm, đâu đâu cũng biểu hiện ra ngài là một vị Bồ Tát phi phàm. Khổ hạnh và nhẫn nại như thế này của tôn giả, đối với các đệ tử phàm phu như chúng con, không cần nói là làm không nổi, ngay cả nghĩ cũng không dám nghĩ. Cho dù muốn học, thân thể cũng không chịu nổi. Do đó thượng sư, ngài nhất định là hóa thân của Phật, Bồ Tát, chúng con tuy không thể tu hành được như ngài, nhưng cũng là những chúng sinh đã có thể gặp được thượng sư, và được nghe Pháp, đều có thể giải thoát luân hồi, điều này nhất định không sai lệch. Xin ngài nói cho chúng con biết, ngài rốt cuộc là hóa thân của Phật, Bồ Tát nào?”
Tôn giả Milarepa nói: “Bản thân ta cũng không biết là hóa thân của ai, khả năng nhất có lẽ là hóa thân của ba ác đạo. Các con coi ta là Kim Cang, đương nhiên sẽ được gia trì, nhưng các con cho rằng ta là hóa thân, điều này cố nhiên là tịnh tín đối với ta. Nhưng đối với Pháp là trở thành đại tà kiến vô cùng. Điều này vì các con không hiểu rõ lợi ích quả vị vĩ đại của Phật Pháp. Ví như ta vốn trước đây chỉ là phàm phu phổ thông, hơn nữa nửa đời trước còn tạo ra đại ác nghiệp. Vì tin vào nghiệp báo nhân quả, quyết tâm vứt bỏ hết thảy đời này, một lòng tu hành, hiện nay cách giai đoạn thành Phật có thể nói là không xa nữa rồi. Nhất là gặp được một vị thượng sư đầy đủ các điều kiện, được ngài nhiếp thụ. Đắc được khẩu quyết tâm yếu của con đường tắt chân ngôn, và chỉ thị quán đỉnh không bị ngôn từ giải thích làm tiêm nhiễm, nhìn thấu bản lai diện mục, nương theo Pháp tu hành, cho nên đời này thành Phật là tuyệt đối không nghi ngờ. Nếu đời này chỉ là tạo nghiệp và ngũ vô gián tội, vậy thì sau khi hết mệnh, nhất định sẽ bị đọa vào địa ngục vô gián. Đây là kết quả của không tin nhân quả và không tu hành tinh tấn. Nếu trong sâu thẳm tâm hồn đối với đạo lý nhân quả nảy sinh tín tâm kiên quyết, sợ thống khổ của ác đạo và cầu mong Phật quả vô thượng, thế thì người người đều có thế giống như ta, tuyệt đối thành kính đối với thượng sư, khi tu hành sẽ có nỗ lực và giác chứng lớn nhất. Điều này người nào cũng có thể làm được. Điều con nói hóa thân của Phật, Bồ Tát gì đó, hoàn toàn là do chưa hiểu chính xác đối với Mật tông. Các con nên đọc nhiều truyện ký của các bậc đại đức xưa, suy nghĩ cái lý luân hồi, phải thường ghi nhớ thân người khó được, và thọ mệnh vô thường mà nỗ lực tu hành. Ta đã không để ý gì đến danh tiếng và ăn mặc, cố gắng dũng mãnh, nhẫn chịu những thống khổ lớn, một mình ở trong núi không có người để tu hành, do đó đạt được công đức giác thụ và chứng giải. Hy vọng các con cũng học như ta nỗ lực tu hành.”
Nhạ Quỳnh Ba nói: “Tôn giả, những sự nghiệp này của ngài, thực sự là hy hữu hiếm có, khiến người ta kinh ngạc thán phục. Nhưng ngài nói đều là những việc đáng buồn đáng khóc. Bây giờ xin ngài giảng những chuyện khiến cho người ta vui mừng có được không?”
Tôn giả nói: “Việc khiến người ta vui mừng à? Đó có lẽ là thành quả đắc được do tinh tiến, siêu độ hết thảy con người và phi nhân (không phải con người) (phi nhân ý nghĩa là tất cả các quỷ thần phi nhân loại. A Tu La và các quỷ thần khác đều được gọi chung là phi nhân), và sự tích hoằng dương Phật Pháp.”
Nhạ Quỳnh Ba hỏi: “Ngài siêu độ con người trước hay siêu độ phi nhân trước?”
Tôn Giả nói: “Ban đầu có rất nhiều phi nhân đến khiêu chiến với ta, ta liền hàng phục chúng, sau đó siêu độ chúng. Sau nữa lại siêu độ rất nhiều đồ đệ nhân loại. Cuối cùng nữ Thần Trường Thọ Vương (Tseringma) đến hiển thị Thần thông khiêu chiến với ta, ta lại siêu độ cho nữ Thần. Giáo pháp của ta cho phi nhân, nữ Thần Trường Thọ Vương sẽ là người kế thừa và hoằng dương. Còn giáo pháp trong nhân loại thì Ô Ba Đốn Ba (Tức đại sư Cương Ba Ba) sẽ là người hoằng dương.
Sắc Vấn Nhạ Ba (Repa of Seban) bèn hỏi sư tôn rằng: “Tôn giả, nơi ngài tu hành chủ yếu là hai nơi Na Kỳ Cống Tuyết Sơn (Lachi) và Khúc Ba (Chuwar), ngoài đó ra, ngài còn tu hành ở chỗ nào khác nữa không?”
Tôn giả nói: “Nơi ta tu hành có Ước Mạc Cống Nhạ (Mount Yolmo Gangra) và 6 hang núi nổi tiếng, 6 hang núi ẩn danh, và 6 hang núi bí mật ở Nê-pan, cùng với hai chỗ khác, tổng cộng là 20 hang núi. Ngoài ra còn có 4 hang núi nổi tiếng khác, có 4 hang núi không nổi tiếng, vẫn còn các hang động nhỏ khác có duyên ở trong núi các nơi. Kết quả tu hành ở những nơi này, ta đã chứng được cảnh giới ‘không có Pháp đáng tu, không có người có thể tu’. Hiện nay ta đã chẳng còn gì đáng tu nữa.”
Nhạ Quỳnh Ba nói: “Vô duyên đại bi pháp tính tận địa của Tôn giả khiến các đồ đệ chúng con đắc được chánh kiến không điên đảo và tín tâm kiên cố, chúng con vô cùng vui mừng, thực sự cảm ơn ngài. Hiện nay vì lợi ích cho chúng sinh tương lai, ngài có thể nói cho chúng con biết tên các thắng địa tu hành ở trong và ngoài đất Tạng không ạ?”
Tôn giả nói: “Hang núi nổi tiếng bên ngoài có 6 cái, đó là hang Hộ Mã Bạch Nhai (Dakar Taso Umadzong), Minh Tước Chi Mã (Minkyug Dibma), Ẩm Oa Trứ Mã (ingpa Dakmar Dzong), Nhạ Mã Bồ Đề (Ragma Jangchub Dzong), Tương Phan Lang Ca (Kyangphen Namkha Dzong), Trứ Giáp Đa Kết (Dagkya Dorje Dzong).
Hang núi bên trong không nổi tiếng có: Kết Ba Ni Mã (Chonglung Kyung), Khố Hư Vấn Ba (Kyipuh Nyima Dzong), Tạ Phổ Khứ Tân (Khujuk Enpa Dzong), Bạch Tắc Đa Diêm (Shelpuhk Chushing Dzong), Tắc Ba Cương Thế (Betse Doyon), Quỳnh Long Khánh Cấp (Tsikpa Kangthil Dzong).
Hang núi bí mật có 6 cái: Hang Giáp Chiếu Lang Ca (Gyadak Namkha Dzong), Đáo Bính Sinh Cấp (Takpuhk Senge Dzong), Bạch Phổ Ma Mẫu (Beypuhk Mamo Dzong), Lai Phổ Bạch Mã (Lapuhk Pema Dzong), Long Ca Lô Đa (Lango Ludu Dzong), Trước Giáp Đa Kết (Trogyel Dorje Dzong).
Hai chỗ khác là: Hang Kết Phổ Ni Mã (Kyipuhk Nyima Dzong), Bá Tha Lang Ca (Potho Namkha Dzong).
4 hang núi lớn nổi tiếng là: Trước Ba Phổ ở Nhã Long (Nyanang Dopa Puhk), Đa Đỗ ở Lai Hỷ (Lachi Dudal Puhk), Triết Tá Phổ ở Đình Bạch (Dringi Diche Puhk), Chân Xứ Phổ ở Đích Sắc (Tisi Dzutrul Puhk).
4 hang núi không nổi tiếng là: Hang Cương Sử (Tsai Kangtsuk Puhk) ở Cha Địa, Nga Tát ở Nhung Địa (Rongi Osey Puhk), Tắc Nga (Ralai Zaok Puhk) ở Nhạ Na, Bá Nhung (Kuthangi Puhkron Puhk) ở Cổ Thông.
Tu hành trong các hang núi nói trên, có thể được gia trì thuận duyên và truyền thừa. Các con nên đến những nơi đó tu hành.”
Tôn giả kể xong câu chuyện của ngài, mọi người tham gia Pháp hội đều khởi sinh lòng tín ngưỡng đối với Phật Pháp và tâm yếm thế xuất ly và từ bi, mọi người đều chán Bát pháp thế gian, thành kính hâm mộ vui thích Chính Pháp.
Các đại đệ tử của tôn giả đều hướng về tôn giả phát nguyện: Nguyện đoạn xả thế dục, cả đời tín tâm tu Pháp, thành tựu sự nghiệp lợi ích chúng sinh. Các đệ tử Thiên Thần cũng phát nguyện duy hộ Phật Pháp. Trong các thính chúng thế tục, có rất nhiều có có thượng căn, đều quy y tôn giả làm đệ tử, tu hành theo Pháp, cuối cùng trở thành hành giả Yoga đắc được cảnh giới chứng thực tướng. Người có trung căn, cũng quyết tâm cả đời không làm việc ác, thường làm việc thiện. Đại chúng tham dự nghe Pháp đều đắc được lợi ích cứu cánh.
Trên đây là truyện ký ghi chép lại lời tự thuật của tôn giả, do các đệ tử của ngài ghi chép. Sự tích cả cuộc đời của tôn giả, nếu kể ra chi tiết, có thể chia làm ba loại lớn: Thứ nhất là sự tích quỷ thần phi nhân khiêu khích tôn giả và tôn giả hàng phục siêu độ họ. Thứ hai là sự tích hóa độ và thành công đối với các đệ tử đại căn thiện. Thứ ba là sự tích thuyết pháp phổ thông đối với các đệ tử bình thường và ứng hóa của họ.
Thứ nhất, về sự tích hóa độ cho phi nhân, đại thể rằng: Tôn giả hàng phục ma vương Tất Nan Nha A ở Hông Nhai Cốc (Demon King Binayaka), mà thuyết Pháp thượng sư 6 loại ức niệm. Sau đó tôn giả theo lời dặn của thượng sư Mã Nhĩ Ba đến Na Kỳ Cống (Lachi) tu hành. Ở Na Kỳ Cống Tuyết Sơn, ngài đã điều phục rất nhiều Sơn Thần (Ganesha), ở đó thuyết pháp yếu Na Kỳ Khứ Tống. Năm thứ hai, tôn giả đến hang ở trong núi Tuyết Sơn, thuyết Đại ca tập Tuyết Sơn mà mọi người đều nghe đến. Sau đó lại theo lời dặn của thượng sư, ngài lại đến núi Đức Nhiên (Mount Peybar) ở Mang Địa (Mangyul) và núi Ước Mẫu Tuyết (Yolmo Gangra) ở Nê-pan. Sau đó lại trở về Cống Thông Ẩm Oa Nhai (Gungthang), thuyết giảng Ma Mẫu ca tập. Sau đó đến hang Nhạ Mã Bồ Đề (Lingpa Cave) ở núi Đức Nhiên hàng phục Nữ Thần, thuyết giảng Hàng Thần ca yếu. Rồi lại lần lượt đến hang Triển Lợi Hư Không, và hang Sư Hổ ở rừng A Na. Điều phục con người và phi nhân, số lượng nhiều vô cùng. Sau đó tôn giả quay trở lại Tây Tạng, thường ở trong núi sâu, thị hiện tu hành để độ chúng sinh. Ở một hang núi ở Cống Thông, Tây Tạng, ngài thuyết giảng Cáp thi tập.
Thứ hai, sự tích tôn giả hóa độ các đại đệ tử, có thể lược thuật như sau: Tôn giả ở trong hang Bạch Nhai Kim Cang (Dagkya Dorje Dzong), lợi ích rộng rãi cho quảng đại chúng sinh. Khi đó mẹ của Kim Cang Du Già do duyên khởi tôn giả thọ ký cho các đệ tử, đã được đệ tử khẩu truyền không hạnh là Nhạ Quỳnh Ba Kim Cang thọ ký riêng.
Khi tôn giả đến Cống Thông Phổ Lợi Nhai (Ronpuhi Osey Puhk), gặp Nhạ Quỳnh Ba. Sau này Nhạ Quỳnh Ba đến Ấn Độ trị bệnh, trên đường về cùng tôn giả đến hang Ung Phổ Quang Minh (Hang này không trong số 30 các hang núi thọ ký, trong Mật Lặc ca tập (Milla Grubum) có đề cập đến). Tôn giả quay lại hang Bồ Đề gặp Nhạ Mã Phật Hộ. Ở hang Áp Long Trước truyền quán đỉnh, khẩu quyết và hóa độ cho để tử quy y Giác Phóng Thích Ca Cổ Na. Trên đường trở về gặp Sắc Vấn Nhạ Ba, ở Thượng Hỷ Nhiệt gặp Chích Cống Ba, ở Đông Nhạ Lương gặp Nha Ba Tịch Quang, ở Kiếm Long gặp Nga Tông Nhạ Ba. Sau này lại đến Na Kỳ Tuyết Sơn tu hành, Không Hạnh Mẫu dặn tôn giả đến Đích Sắc, trên đường gặp Đương Ba Giáp Phổ. Ở Ca Điểu Các gặp Ca Quỳnh Ba, ở Cống Thị gặp Đả Mã Cang Khứ. Sau đó đi lên đến Đích Sắc, dùng phép Thần thông hàng phục Na Nhược Ban Quỳnh. Trở về xuống đến hang Bạch Nhai Kim Cang gặp Nhược Quận Nhạ Ba. Lúc đó Không Hạnh Mẫu lại dặn đi đến một nơi khác, phát hiện ra hang Mật Đông Ma Mẫu, tôn giả ở đó mấy ngày, gặp một em bé chăn dê, tên là Lạc Tắc Nhạ Ba, sau này cậu bé có thành tự lớn. Ở Lai Phổ Liên Hoa Nhai gặp Tạ Cống Nhạ Ba, ông đã mang đồ ăn uống ngon cúng dường tôn giả. Vì vậy danh tiếng tôn giả vang khắp thập phương. Lại do Độ Mẫu thọ ký, nên tôn giả độ quốc vương Khả Khả Mã. Từ đó về sau, quốc vương thời thời cúng dường tôn giả. Toàn Nhạ Quỳnh Ba và Tạ Cống Nhạ Ba đón thầy về hang Na Kỳ Tuyết Sơn và Đa Niệm Nguyên, hai hang này không trong 30 hang thọ ký, trong Mật Lặc ca tập đã đề cập đến. Năm sau đi đến hang Quận Long. Rồi lại đi Khúc Ba diễn thuyết Trường Thọ Nữ Vương ca tập cho Trường Thọ Nữ Thứ Đệ. Ở Đình Nhật gặp Nhạ Ba Đa Kiệt Tự Tại. Sau này khi tôn giả ở Áp Long Trước Phổ, Đả Mã Bồ Đề ở Ấn Độ đến tham kiến. Với các nhân duyên này, danh tiếng tôn giả đại hiển. Có Lạt ma giỏi hùng biện, học rộng biện luận với tôn giả, tôn giả đã dùng Thần thông khiến ông ta khâm phục, thuyết ca tập bổ sung của Nhạ Quỳnh Ba. Ở Trước Phổ gặp Mai Cống Nhạ Ba. Ở Áp Long gặp Tát Lai Nga. Khi tôn giả đến Mã Thác Hiển, đúng lúc Nhạ Quỳnh Ba từ Ấn Độ trở về, tôn giả đi đón ngài, thuyết Ngưu Giác ca và Dã Lư ca. Tiếp đến lại đi Khúc Ba, gặp Đạt Ba Lĩnh Cống Nhạ Ba. Lại ở dốc Đình Nhật Cát Tường Khoái Lạc gặp Đại sỹ được Thích Ca Văn Phật thọ ký trong Kinh Bi Hoa, tỳ kheo Tâm Tử Tối Thắng Sỹ Phi Mật Hành, đồng tử Đại Bồ Tát Nguyệt Quang, vì sự nghiệp lợi ích chúng sinh, đã đầu sinh nơi nhân thế, dưới thân tướng thầy thuốc, xưng là Ức Vị Đạt Ba Na Kết (có nghĩa là Đạt Bị Vô Tỷ lương y, tức Cang Ba Ba đại sư).
Khi ở Khúc Ba Nga Mã Quỳnh, hóa độ tỳ kheo Chi La Đốn, người trước kia thù hận tôn giả. Ở hang Kết Phổ Thái Dương gặp Chiết Đốn Cát Tường Quang. Trong các tỳ kheo, do Lý Quả Phổ Nhữ lễ bái tôn giả, nên đại chúng đều quy y Chính Pháp.
Không Hạnh Mẫu đã từng thọ ký: Trong các đệ tử của tôn giả, có 25 người có thành tựu lớn. Trong đó đệ tử đắc ý có 8 người, đệ tử như con trai có 13 người, đệ tử như con gái có 4 người. Quá trình hóa độ của họ đều được ghi chép ở trong Đại Ca Tập.
Thứ ba, đối với các sự tích tôn giả ứng hóa khác. Trong Ca Truyện có ghi chép, trong các hang núi bí mật trong thời gian gặp các đệ tử đắc ý có chút sai lệch. Trong đó có các ca tụng Đáp tỳ kheo vấn và Đáp đệ tử vấn, ca tụng thuyết phục Bốn giáo khi ở với Cang Ba Ba. Ở Áp Long có ca tụng quán đỉnh và khai quang, và ca tụng Ta Mã Tạ Đa và Lai Sắc, lại thuyết Vô cụ lạc tử ca. Sau này khi cùng Nhạ Quỳnh Ba đi Na Kỳ thuyết Hàng ma ca và Trừ ưu ca. Sau đó lại thuyết Nhượng đỉnh lang phổ ca. Sau đó được các đệ tử nghênh đón tới ở Áp Long Phổ Trước, tôn giả theo lời thỉnh cầu của Nhạ Quỳnh Ba đã tự thuyết Truyện ký. Không Hạnh Sư Vương Phật Mẫu làm trợ duyên, nên người có thành tựu lớn ở Ấn Độ là Đương Ba Tang Kết tương ngộ với tôn giả ở Cống Thông. Sau đó thuyết Tử pháp bi câu ca và Báo mẫu ân ca. Thuyết tử biệt ca cho Ta Mã Nhã và những người ở Áp Long. Ở Khứ Nga thuyết Đỉnh Nhật Na Kiệt Ung Nhật ca. Ở Khúc Ba thuyết Nhân trung hậu thế ca, và Chân ngôn vấn đáp ca. Để các đệ tử vui thích, đã hiển thị các sự tích Thần thông.
Tôn giả đã dùng đủ các loại phương tiện chuyển đại pháp luân, dùng phương tiện bất khả tư nghị khiến cho vô lượng chúng sinh thượng căn, trung căn, hạ căn có duyên được thành tựu giải thoát. Người thượng căn có được đại thành tựu, người trung căn đắc đạo, người hạ căn cũng pháp tâm Bồ Đề, hành Bồ Đề hạnh. Với người không có căn cơ, cũng gieo các hạt giống thiện pháp, khiến cho người, Trời vui vẻ. Lòng từ bi quảng đại như thiên không, ánh sáng Phật Pháp như mặt trời đang lên, khiến vô lượng chúng sinh trừ được nỗi khổ ác đạo, thoát khỏi trói buộc luân hồi; đối với vô lượng chúng sinh trong bể sinh tử khổ đau, là chỗ dựa, cứu hộ, sự nghiệp ân đức của tôn giả thực sự không thể nào tưởng tượng nổi.
Sự nghiệp của tôn giả lợi ích vô lượng chúng sinh, cuối cùng đến Đình Nhật, gặp một hành giả tên gọi tiến sỹ Tháo Phổ. Tháo Phổ yêu của cải hơn mạng sống, nhưng vì ông ta là một học giả, bách tính khắp vùng Đình Nhật đều cung kính ông ta. Mỗi dịp lễ hội yến tiệc đều để ông ta ngồi vị trí thứ nhất. Sau khi ông gặp tôn giả, bề ngoài ông ta biểu hiện cung kính tín ngưỡng, thực tế là trong lòng đố kỵ. Nhiều lần khi đông đảo mọi người tụ hội, ông ta đã cố ý đưa ra những câu hỏi khó cho tôn giả, muốn tôn giả bị bẽ mặt trước mọi người, nhưng chưa lần nào thành công.
Ngày đầu tiên mùa thu năm Mộc Hổ, dân làng Đình Nhật cổ chức một hội tiệc lớn, mời tôn giả ngồi vị trí cao nhất, tiến sỹ Tháo Phổ ngồi ở vị trí thứ hai.
Tiến sỹ Tháo Phổ trước mặt mọi người đảnh lễ với tôn giả, trong lòng nghĩ tôn giả nhất định sẽ đáp lễ. Nhưng thói quen trước nay của tôn giả là, trừ đảnh lễ với thượng sư ra, quyết không đảnh lễ với bất kỳ người nào, do đó không đáp lễ tiến sỹ Tháo Phổ. Tiến sỹ Tháo Phổ vì vậy bất bình, trong lòng thầm nghĩ: Ta là học giả học rộng tài cao như thế này, ông lại không đáp lễ, ngồi vị trí cao, trên cao không động gì, làm gì có cái lý ấy, không báo thù thì quyết không được!. Thế là ông ta lấy cuốn Luận điển Nhân minh, đặt trước mặt tôn giả nói: “Xin ngài giảng giải từng chữ quyển này, giải đáp nghi vấn, đồng thời phát huy sở kiến và cho bình luận.”
Tôn giả nói: “Ngữ nghĩa Luận điển, ông có lẽ cũng có thể giải thích được từng câu, nhưng ý nghĩa chân chính, là khắc phục dục vọng Bát pháp của thế gian, và hàng phục chấp trước bản thân, và chấp pháp thanh tịnh một mực luân hồi niết bàn. Ngoài đó ra, những học thuyết dạy con người hỏi như thế nào, đáp như thế nào, căn bản đều chẳng có tác dụng gì lớn, do đó ta chẳng học qua, lại càng không hiểu. Nếu mà đã học qua, hoăc từng hiểu qua, thì hiện nay cũng đã quên từ lâu rồi.”
Tiến sỹ Tháo Phổ nói: “Những người chuyên tu hành như các ngài, đương nhiên là dùng câu nói này trả lời. Nhưng chúng tôi giảng học lý, tư duy biện luận theo đạo lý logic, thì những lời ngài vừa nói, hoàn toàn không hợp với nghĩa lớn của Phật Pháp. Vì ngài là một người tốt, tôi mới đảnh lễ ngài…” Miệng vẫn còn nói thao thao.
Đại chúng thí chủ nghe rồi, rất không hài lòng. Mọi người đồng thanh nói: “Tiến sỹ, bất luận ngài biết bao nhiêu giáo lý Phật Pháp, người như ngài thì khắp nơi đều có, nhưng cả thế giới cũng không lấp đầy một lỗ chân lông của tôn giả! Ngài chớ nói nữa, an phận ngồi ghế thượng khách của chúng tôi, và nghĩ cách tăng thêm tài sản của ngài là được rồi, đừng làm trò hề ở Pháp hội nữa!”
Ông ta nghe rồi nổi cơn thịnh nộ, nhưng lại sợ mọi người phẫn nộ, cho dù có làm loạn lên thì cũng không thắng được. Đành phải nén cái nộ khí đùng đùng đó xuống. Miệng tuy yên lặng chẳng nói năng gì, trong lòng vô cùng bực bội, ngầm tính toán rằng: “Milarepa không có tri thức này, hành vi điên cuồng, nói lời mơ mộng, dùng lời giả dối vọng ngôn để lừa đại chúng, để được họ cúng dường, đúng là làm mất mặt Phật Pháp! Như ta một tiến sỹ có học vấn, có danh vọng lại có tài sản như ta đây, về phương diện pháp mà nói, mọi người lại coi ta không bằng con chó, làm gì có cái lý đó! Không nghĩ cách thì không thể được!”
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2000/12/30/5861.html
Đăng ngày 14-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.