Bài viết của Liên Tử

[MINH HUỆ 12-07-2009] Đây là một câu chuyện về vua Càn Long Triều Đại Thanh. Có một lần, vua Càn Long đi vi hành đến hạ thung lũng Trường Giang. Một hôm, ông đứng trên đồi với một cao tăng, và quan sát những chiếc thuyền trên sông đang ngược xuôi Bắc Nam. Vua Càn Long bất chợt hỏi vị cao tăng, “Có bao nhiêu chiếc thuyền trên sông?” Hòa thượng trầm ngâm một lúc rồi trả lời, “Chỉ có hai chiếc thuyền thôi ạ.” “Tại sao lại hai chiếc?” Càn Long hỏi. Vị cao tăng trả lời, “Một là Danh. Hai là Lợi.”

Vua Càn Long hẳn là muốn thử thách vị cao tăng với câu hỏi khó như vậy. Tuy nhiên, vị cao tăng là một người tu luyện với trí huệ uyên thâm. Ông không bị làm cho bối rối. Thay vào đó, ông đã khéo léo tiết lộ vấn đề thiết yếu nhất trên thế gian – danh và lợi. Ông đã hé lộ cho vua Càn Long thấy rằng, người thường bị mê trong danh và lợi, ngay cả nhà vua. Là người tu luyện, hòa thượng coi nhẹ danh và lợi. Ông thấu hiểu xã hội người thường, và có thể đưa ra một câu trả lời thông thái.

Các đệ tử Đại Pháp tu luyện trong xã hội người thường. Chúng ta khác với những người tu luyện trong quá khứ như tu sĩ hay hòa thượng. Chúng ta không tách mình khỏi xã hội người thường. Nói cách khác, hàng ngày chúng ta sống giữa danh, lợi và tình. Tuy nhiên, chúng ta phải dần dần từ bỏ chấp trước vào danh, lợi và tình cho đến khi những chấp trước đó hoàn toàn bị tiêu diệt. Điều này không dễ. Đó là lý do vì sao chúng ta phải có thể tu luyện một cách chân chính và thăng tiến một cách nhanh chóng. Tâm chúng ta không động vì tình. Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm. Không lao tâm khổ tứ để buông bỏ chấp trước, không có quá trình gian khổ như vậy, làm sao chúng ta có thể thoát khỏi vỏ bọc con người đã hình thành qua hàng ngàn năm? Điều đó là không thể!

Trong thời khắc cuối cùng của quá trình tu luyện, tôi nhận ra rằng nhiều học viên còn chấp trước vào danh, lợi và tình và không thể dứt ra nổi. Một số người khăng khăng cố chấp bám lấy chấp trước của con người và nhân tâm. Một vài người khác bận mua nhà cửa, xe cộ, mua đồ đạc và đồ gia dụng đắt tiền. Họ coi những thứ ảo vọng ở xã hội người thường là cái gì đó thực tế lắm. Một số người khác cố gắng kiếm tiền cho con cái cháu chắt, để hoàn thành nghĩa vụ của họ và hy vọng rằng đến lúc tuổi già sẽ được chăm sóc. Nói tóm lại, họ không muốn buông bỏ những chấp trước con người của họ. Họ thậm chí còn viện cớ bằng Pháp của Sư Phụ, nói rằng đó là sống cho phù hợp tối đa với xã hội người thường.

Nhìn vào trong, tôi cũng giống như thế, với những mức độ khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Là người tu luyện, khi chúng ta tĩnh lại, chúng ta đều biết rằng không có thứ gì ở trần gian có thể mang lên thiên thượng. Chúng ta đều hiểu rằng chúng ta chỉ có thể tu thành viên mãn sau khi chúng ta đã từ bỏ hết những chấp trước và không còn một chấp trước nào cả. Chúng ta đều hiểu rằng tất cả những thứ chúng ta truy cầu hậu sinh không phải là bản tính của chúng ta cần phải được thanh lý trước khi chúng ta trở về thiên giới. Tuy nhiên, chúng ta bị lầm đường lạc lối khi chúng ta trở về với cuộc sống thực tại. Chúng ta bị lầm lẫn, bị cuốn đi, hoặc thậm chí hữu ý làm những việc sai trái.

Sự tu luyện của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính pháp là khác với bất kỳ hình thức tu luyện nào trong quá khứ lịch sử. Trong quá khứ, nếu một người không thể tu thành viên mãn trong đời này, vị ấy có thể tiếp tục tu vào đời sau. Đệ tử Đại Pháp chỉ có một cuộc đời này để tu luyện. Chính Pháp đang tiến đến rất nhanh, và còn rất ít thời gian cũng như cơ hội cho chúng ta. Mỗi phút mỗi giây bị bỏ lỡ đều là sự vô trách nhiệm và là có tội với chúng sinh.

Hãy tự đánh giá bản thân chúng ta: Có bao nhiêu chấp trước và nhân tâm còn tồn tại trong chúng ta? Chúng ta đã thực thi sứ mệnh lịch sự này ra sao? Tâm tính của chúng ta ở tầng thứ nào? Chúng ta đã còn bao xa mới đạt được tiêu chuẩn viên mãn. Câu trả lời có thể rất đáng kinh ngạc với rất nhiều trong số chúng ta, trong đó có cả tôi.

Các bạn đồng tu thân mến, danh, lợi và tình đã theo chúng ta trong hàng ngàn năm luân hồi sau khi chúng ta rơi xuống tam giới. Đó là vật chất nơi con người. Chúng không hề thuộc về chúng ta, vì chúng ta là đệ tử Đại Pháp đang trên con đường trở thành thần. Chúng là những cản trở lớn nhất trên đường trở về bản nguyên của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể trở về sau khi đã hoàn toàn buông bỏ chúng. Sư Phụ dạy chúng ta rằng,

Tu khứ danh lợi tình,
Viên mãn thượng thương khung,
Từ bi khán thế giới,
Phương tùng mê trung tỉnh
.”
(“Viên Mãn Công Thành” trích Hồng Ngâm)

Ngày 10 tháng 7 năm 2009
____________________________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/12/204328.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/4/109748.html
Đăng ngày 06-08-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share