Bài của một đệ tử ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-07-2009] Hai lần khi tôi bày tỏ nguyện vọng có thể làm nhiều công việc “giảng thanh chân tướng hơn”, một bạn đồng tu khuyên tôi rằng, “Đừng bao giờ truy cầu làm được nhiều việc hơn!” Lời cô ấy như cứa vào ruột gan tôi. Cô ấy đang ám chỉ rằng nếu tôi gặp bất cứ khó khăn nào khi tôi làm công tác giảng thanh chân tướng, thì đó là do truy cầu của tôi mà thành. Tuy nhiên, khi học Pháp nhiều hơn, tôi đã có được những nhận thức mới về việc này.

Sư Phụ đã giảng,
“… trách nhiệm một đệ tử Đại Pháp không chỉ là vì công thành viên mãn của cá nhân, mà là cứu độ chúng sinh khi chứng thực Pháp – đó là sứ mạng lịch sử của một đệ tử Đại Pháp, và đó là tại sao các đệ tử Đại Pháp thực sự cao quý.” (“Giảng Pháp Luân lưu tại Bắc Mỹ, tháng 03 năm 2002)

Sư Phụ cũng đã giảng rằng,
Nếu tất các đệ tử Đại Pháp đều theo kịp với tiến trình của Pháp đã làm những điều họ nên làm. Trái lại, làm sao những người chưa từng ra khỏi nhà nhưng vẫn nghĩ mình là người tu luyện? (Giảng Pháp tại Pháp Hội Washington DC” trích từ báo Dẫn Đạo)

Cứu độ chúng sinh là nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta – là lời thệ ước thiêng liêng từ vạn cổ. Có vẻ hợp lô-gic là bạn càng cứu được nhiều chúng sinh, bạn càng làm tốt; thì bạn lại càng cứu độ được nhiều người, bạn càng tốt hơn; mong muốn có thể làm được nhiều công việc giảng thanh chân tướng hơn và mong muốn cứu độ được nhiều người hơn đòi hỏi phải có tâm từ bi. Làm sao lại gọi đó là “truy cầu làm được việc ?”

Vậy thì cái gì thực sự là truy cầu làm được việc?

Sư Phụ đã giảng,
Mọi người nếu không học bộ Đại Pháp này thật tốt, thì sự viên mãn của bản thân chư vị không được đảm bảo. Ngoài ra tất cả những việc chính của Đại Pháp mà chư vị làm đều giống như người thường làm, dùng cách nghĩ của người thường, đứng trên xuất phát điểm của người thường mà làm, đó chính là người thường; tối đa cũng chỉ là người thường làm điều tốt cho Đại Pháp mà thôi” (Giảng Pháp và Diễn giải Pháp tại Pháp Hội Quốc Tế New York”, 20/04/2003)

Theo thể ngộ cá nhân của tôi, nếu các bạn không tập trung vào việc học Pháp, nếu các bạn không hành xử theo Pháp khi làm công việc Đại Pháp, suy nghĩ của các bạn cũng giống như suy nghĩ của người thường, và không phải là suy nghĩ của những vị Thần trong tương lai. Nếu bạn coi những gì mình đang làm là chuyện  tu luyện của riêng cá nhân mình, và hài lòng với việc chỉ làm các công tác Đại Pháp, đó có thể gọi là “truy cầu làm được việc.”

Hiểu biết của tôi là, “truy cầu làm được việc ” có nghĩa là khi làm các công việc Đại Pháp, bạn còn mang những tâm con người, nhưng sẽ không phải như vậy nếu bạn muốn làm nhiều được công việc Đại Pháp hơn. Chính Pháp cần tất cả các đệ tử Đại Pháp cứu độ con người. Nó đòi hỏi chúng ta làm nhiều việc Đại Pháp hơn để cứu con người. Nếu mỗi đệ tử Đại Pháp cố gắng cứu thêm một người và làm thêm một công việc Đại Pháp mỗi ngày, có thể đó chính là điều Sư Phụ yêu cầu! Cái mà chúng ta cần buông bỏ chính là tâm thái bất chính.

Gần đây, tôi có để ý thấy rằng một số học viên bắt đầu có cảm giác về “thành quả” họ hài lòng với những những gì đã đạt được, và thấy bản thân họ “cao hơn người khác.” Một vài học viên thậm chí còn tin rằng những ai có thể được cứu độ và những ai sẽ bị hủy diệt là điều đã được định sẵn. Đối với những học viên này, những học viên khác, những người sốt sắng và sẵn sàng cứu độ con người bị coi như có chấp trước vào “truy cầu làm được việc.” Những học viên này thường thiếu nhận thức về tính cấp bách—họ làm nhiều hơn khi họ có nhiều thời gian hơn, nếu không thì làm ít hơn hoặc không làm gì. Họ không chú tâm học Pháp ,và không ưu tiên việc cứu độ chúng sinh.

Vì Sư Phụ đã cho tôi thấy tất cả những điều này, tôi biết rằng tôi nên nhìn vào trong bản thân mình. Chúng ta hãy buông bỏ chấp trước vào sự thoải mái, chúng ta hãy hiểu Pháp tốt hơn, chúng ta hãy làm tốt hơn những gì chúng ta nên làm, và đừng làm Sư Phụ của chúng ta thất vọng vì tâm cứu độ chúng sinh từ bi của Người!

Các bạn đồng tu, xin hãy chỉ ra những gì còn thiếu sót.
___________________________________________________________________
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/10/204268.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/27/109523.html
Đăng ngày 29-07-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share