Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-9-2017] Năm 1998, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi đang là giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân. Trước đó, tôi bị cuốn treo trào lưu trong ngành là nhận hối lộ từ đối tác kinh doanh. Số tiền nhận được có giá trị gấp 10 lần so với mức lương của tôi.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi nhận ra rằng việc nhận hối lộ là sai trái. Là một học viên, tôi cần nghĩ cho người khác trước. Tôi quyết định trả lại tiền hối lộ cho các đối tác kinh doanh của mình.

Tôi đã đích thân trả lại 2.000 nhân dân tệ cho một công ty và nói với họ rằng tôi không muốn nhận hối lộ nữa. Họ không thể hiểu và nghĩ rằng họ đã làm điều gì đó sai.

Tôi nói với họ rằng tôi sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và sẽ không đòi hỏi lợi ích từ họ. Tôi đã không tận dụng cơ hội để nói với họ về Đại Pháp trong dịp đó, vì vậy tôi đã nhân một dịp khác để làm điều này khi họ tới thăm tôi ở Bắc Kinh.

Tôi kể với họ về việc sau khi tu luyện Đại Pháp tôi đã khỏi các bệnh cường tuyến giáp, viêm thận, suy nhược thần kinh và viêm xoang nặng như thế nào? Tôi cũng chia sẻ với họ rằng môn tu luyện đã được phổ truyền khắp thế giới ra sao.

Họ bày tỏ sự kính trọng [đối với Đại Pháp] và nói rằng họ sẽ đọc các sách của Đại Pháp sau khi trở về nhà. Tôi cũng nói với hai đối tác khác về Đại Pháp và rằng tôi sẽ không nhận bất kỳ khoản hối lộ hay quà cáp nào từ họ nữa.

Buông bỏ chấp trước vào tiền

Sau khi bố mẹ chồng tôi qua đời, chồng tôi và ba anh em ruột của anh gặp nhau để bàn về di nguyện của bố mẹ. Trước khi mẹ chồng tôi qua đời, bà nói với chồng tôi rằng căn hộ hai phòng ngủ của bà sẽ để lại cho con trai chúng tôi, là cháu nội duy nhất của bà.

Tuy nhiên, trong di chúc của bà, tài sản được phân chia không đồng đều giữa chồng tôi và các anh em của anh. Không ai hài lòng với điều đó và mọi người đều cảm thấy rằng họ phải được chia nhiều hơn. Chồng tôi và các anh em đã gặp nhau nhiều lần để bàn luận cách phân chia tài sản, nhưng mỗi lần bàn luận đều không nhất trí được với nhau.

Cuối cùng, chồng tôi và em gái út của anh nhận được ít phần nhất trong số tiền bán bất động sản, vậy nên cô dọa rằng sẽ kiện ra tòa nếu không tăng thêm tài sản cho cô.

Tôi nghĩ rằng em chồng tôi đã đòi hỏi quá đáng vì bố mẹ chồng tôi đã mua cho cô một căn hộ trước khi qua đời. Tại sao cô ấy lại ích kỷ như vậy? Tôi cảm thấy khó chịu và tâm tôi tràn đầy oán ghét, đố kỵ và tranh đấu. Tôi quên mất rằng mình là một học viên Đại Pháp.

Thông qua việc chia sẻ vấn đề này với các học viên khác và học Pháp, tôi đã hướng nội và vứt bỏ những chấp trước của bản thân.

Sư phụ giảng:

“Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước;” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không còn chấp trước vào số tiền nhận được từ tài sản đó nữa. Không có điều gì là ngẫu nhiên cả và tôi nên “tùy kỳ tự nhiên”.

Sư phụ cũng giảng:

“Về quan hệ lợi ích thì chư vị luôn coi thật nhẹ nhàng, thà đắc được ít đi nhưng [tâm] an nhàn còn hơn. Chư vị có thể chịu thiệt về vật chất, nhưng sẽ được thêm về đức, sẽ được thêm về công,” (Pháp Luân Công)

Sau đó tôi nói với chồng mình rằng: “Chúng ta không nên quá để tâm đến việc phân chia tài sản. Nếu nó được chia cho chúng ta, chúng ta sẽ nhận, nhưng chúng ta không nên tranh giành. Người trong nhà không nên tranh giành vì tiền. Chúng ta có thể từ bỏ phần tài sản của mình nếu điều đó khiến người khác hạnh phúc.”

Tôi khuyến khích chồng mình nói chuyện hòa ái với các anh em của anh lần nữa. Anh đã xúc động và nói rằng anh tôn kính Sư phụ và các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó anh thuyết phục các anh em của anh gặp mặt và bình tĩnh thảo luận về vấn đề này. Mọi người đều nhất trí rằng sẽ bán căn hộ đó và chia như trong di chúc của bố mẹ.

Tuy nhiên, em gái út phàn nàn rằng cô được chia ít nhất và muốn thương lượng lại. Để giải quyết vấn đề, tôi bảo chồng mình rằng chúng tôi nên chuyển số tiền của mình cho cô ấy. Chồng tôi rất ngạc nhiên, nhưng đồng ý với ý kiến đó.

Để giảm bớt mâu thuẫn giữa chồng mình và các anh em của anh, tôi đã mời họ ăn tối nhiều lần. Tôi nhân cơ hội đó để nói với họ về những trải nghiệm của mình về Pháp Luân Đại Pháp và môn tu luyện đã giúp tôi trở nên khoan dung và quan tâm tới người khác như thế nào?

Bây giờ gia đình bên nội của tôi đã có nhận thức tốt hơn về Đại Pháp, và tất cả họ đều cảm phục các học viên. Giờ đây, chồng tôi và các anh em ruột đã trở nên hòa thuận và thường gặp gỡ nhau vào những ngày nghỉ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/24/353662.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/13/166041.html

Đăng ngày 2-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share