Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Nam Kinh, Giang Tô

[MINH HUỆ 23-09-2017] Có thể có rất nhiều người đều muốn học thuộc Pháp, nhưng do các nguyên nhân khác nhau nên khó kiên trì. Dưới đây tôi xin chia sẻ một chút về một số thể ngộ của bản thân.

Trước đây, nhận thức của tôi đối với học thuộc Pháp là học thuộc từng đoạn một, sau khi thuộc đoạn đó rồi thì mới học đoạn tiếp theo, nhưng vì tốn rất nhiều thời gian, công sức nên rất cũng không dễ gì mà kiên trì được.

Sau này, khi tôi thấy có người dùng phương pháp học từng câu thì tôi rất không tán thành, bởi vì như thế không thực sự “ngấm“, học thuộc thì nên theo cách học từng đoạn.

Nhưng sau khi thử cách này, tôi thấy rằng nó cũng không như tôi nghĩ. Mặc dù phương pháp này, không được mạnh mẽ như phương pháp học từng đoạn, nhưng nó lại có một hiệu quả nhất định trong việc học Pháp.

Có thể có rất nhiều người có một loại trạng thái như thế này: Đọc sách rất nhiều lần rồi nên cảm thấy rất quen, đã quá quen thuộc rồi, nên khi học Pháp thì dễ lướt qua, không nhập tâm. Miệng thì đọc, nhưng đầu não lại không chú ý, thế thì sẽ có hiệu quả không tốt.

Cách học theo câu sẽ buộc bạn phải đọc chậm lại, ghi nhớ từng chữ vào trong đầu, nếu không sẽ không thuộc được. Sau khi sử dụng cách này, tâm sẽ bình thản hơn, có thể thấy được những nội hàm đằng sau mỗi câu chữ mà trước giờ đọc đi đọc lại rất nhiều lần mà vẫn không thể thấy được, cảm giác như có lĩnh hội, thu hoạch mới.

Tôi có thể ngộ như thế này: Cảm thấy học xong một lần theo cách học thuộc từng câu “Chuyển Pháp Luân” so với học xong một lần theo cách đọc bình thường rõ ràng không giống nhau. Mặc dù nó có thể tốn thời gian nhiều hơn cách đọc bình thường một chút, nhưng cũng rất đáng.

Tôi còn phát hiện ra một phương pháp cũng rất hay, đó là dùng thời gian lẻ tẻ trong ngày để đọc đi đọc lại nhiều lần. Cụ thể ra sao? Lấy ví dụ, trong một số khoảng thời gian rảnh rỗi (trước khi ăn trưa, vào buổi chiều trước giờ tan tầm, hoặc một số lúc khác vào buổi sáng hoặc buổi tối) có thể là năm phút, tập trung đọc đi đọc lại một đoạn nào đó, một ngày đọc khoảng ba lần, mỗi lần lặp lại khoảng ba lượt. Cứ như thế đọc nhiều lần, cứ như thế tích lũy cho đến hơn 100 lần (có khi không đến 100 lần) tự nhiên sẽ thuộc được. Khi tôi học thuộc Luận Ngữ cũng vậy, sử dụng cách này đạt được hiệu quả rất tốt.

Có thể có người hỏi, liệu tôi có thể đọc hết trong một lần không? Đương nhiên là được! Thế lại càng tốt hơn, chỉ là tôi thấy rằng nếu đọc hết trong một lần thì tốn quá nhiều công sức, cũng khó kiên trì (đặc biệt cách học Pháp mà ngày nào cũng tiến hành này). Nếu phân ra nhiều lần thì áp lực sẽ giảm bớt, sẽ dễ dàng kiên trì hơn.

Có người nói cách học này hơi chậm, đúng vậy, nhưng nó có những lợi ích như sau:

1. Không mất thời gian học một cách chính thức, khi nào có thời gian thì học, mỗi lần học trung bình năm phút, một ngày trung bình ba lần, góp ít thành nhiều, đó cũng được tính là một lần.

2. Không có bất cứ áp lực nào, chỉ cần nghiêm túc đọc là được, không cần phải thuộc ngay trong một lần đọc, cứ từ từ mà đọc thì cũng có tác dụng. Chính là đọc từng lần một thật tập trung, thật sự nghiêm túc, không gấp rút, hãy để từng chữ tiến vào đầu một cách tự nhiên. Nếu bạn thấy có hứng thú, thì hãy thử xem sao.

Đọc Luận Ngữ

Nói tới học thuộc Pháp thì có lẽ đối với rất nhiều người mục tiêu cuối cùng là thuộc cả quyển Chuyển Pháp Luân. Đúng vậy, đó là cách tốt nhất. Nhưng tôi thấy số người thuộc được hoàn toàn (đọc hoàn toàn không cần đến sách) thì vẫn còn cực ít. Đại đa số là vì vấn đề thời gian, năng lực, vì thế rất khó để thực hiện.

Nhưng may là chúng ta còn có Luận Ngữ nữa. Mọi người đều biết tầm quan trọng của Luận Ngữ rồi, vì thế chúng ta không được lơ là.

Có thể có người nói, tôi đã thuộc từ lâu rồi, lại còn thuộc rất kỹ. Đúng vậy, tôi cũng đã thuộc, cũng thuộc rất kỹ. Nhưng tôi phát hiện rằng, trong lúc nhẩm lại thì vì đã thuộc rồi, nhẩm nhiều lần rồi nên cảm thấy rất quen thuộc. Vì vậy khi đọc thường dễ xuất hiện một tình huống như thế này, chỉ cần không để ý thì tư tưởng sẽ bị lơ đãng, hiệu quả không được tốt, lại còn bất kính với Pháp.

Sau này, tôi phát hiện ra phương pháp đọc tăng cường mỗi ngày, ví dụ như mỗi ngày đọc một lần, không đọc quá nhanh, tập trung vào từng chữ (kết hợp nhìn, đọc, nghe) khoảng 5-6 phút là có thể đọc xong một lần.

Sau khi thực hành một thời gian dài, có thể cảm nhận được hiệu quả rất rõ rệt, trí huệ và tầm nhìn cũng sẽ được mở rộng một cách tự nhiên (thực sự là theo cách mà ta không biết không cảm thấy). Bình thường duy trì mỗi ngày sẽ tạo thành một thói quen đọc, dù một ngày không đọc thôi cũng sẽ cảm thấy khó chịu.

Chúng ta hãy thử tính, nếu mỗi ngày đều có thể đọc được theo cách này, thì cũng tương đương với việc một ngày đọc ba lần Luận Ngữ, như vậy một năm sẽ đọc được hơn một nghìn lần. Trừ hao một chút, vẫn còn được khoảng bảy, tám trăm, tám, chín trăm lần, hết sức khả quan! Mà nếu làm được như vậy thì mỗi ngày cũng gom lại được khoảng 20 phút (không chiếm dụng thời gian học Pháp chính thức, không cần đọc liên tục).

Có người sẽ hỏi: Vậy hiệu quả của cách đọc này là gì? Có tốt thật không? Chúng tôi xin trả lời rằng: Đọc 100 lần có thể khiến người ta từ hoàn toàn không thuộc tới chỗ thuộc hoàn toàn. Vậy đọc một nghìn lần thì hiệu quả thế nào, bạn hãy tưởng tượng thử xem!

Có lẽ không thể nào tất cả mọi người đều có thể thuộc lòng Chuyển Pháp Luân, nhưng học một trăm, thậm chí một nghìn lần Luận Ngữ, thì đó cũng là một lựa chọn rất tốt, cũng là việc không quá khó. Bạn có nghĩ như vậy không?

Nhưng nếu bạn đồng thời vẫn còn có thói quen sử dụng WeChat, QQ hoặc lướt web, xem phim, xem tivi hoặc những hoạt động người thường khác, thì hiệu quả khi học sẽ không được tốt, sẽ có sự giảm sút đáng kể. Đây cũng chỉ là thể ngộ của cá nhân tôi, chỉ để tham khảo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/23/351252.html

Đăng ngày 31-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share