Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 22-09-2017] Nói đến thật xấu hổ, tôi cũng là một đệ tử lâu năm, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hơn 20 năm rồi. Do ngộ tính kém, trong mâu thuẫn trước mặt không thể thực tu tìm ở bản thân, do đó, tâm phàn nàn tiềm ẩn rất sâu ấy biểu hiện ra cực kỳ mãnh liệt, sau cùng phát triển thành oán hận, căm hận. Là Sư tôn vĩ đại và Đại Pháp đã giúp tôi thoát khỏi sai lầm, hoá giải sự oán hận và bất bình chôn giấu đã lâu trong tâm tôi.

Dưới đây là chia sẻ về việc tôi đã trừ bỏ tâm oán hận như thế nào, nếu có điều gì không dựa trên Pháp, xin từ bi chỉ rõ.

1. Thời gian tồn tại tâm phàn nàn và đối tượng của tâm phàn nàn

Tâm phàn nàn đã tồn tại rất lâu ở tôi. Khi ở đơn vị công tác thì phàn nàn lãnh đạo do sắp xếp công việc không thoả đáng về thời gian, tôi thường xuyên chạy tiến độ công việc vào buổi tối đến nỗi đầu óc quay cuồng. Phàn nàn vốn là một nhân tâm vô cùng bất hảo, khi đó lại không biết cách nào bài xích nó, loại bỏ nó, lại vô ý nuôi dưỡng nó. Sau khi về hưu thì cái nhân tâm chưa bỏ này tự nhiên lại mang vào trong gia đình.

Đương nhiên đối tượng đầu tiên của tâm phàn nàn chính là chồng tôi. Chồng tôi là một người con có hiếu, sau khi tan làm thì trước tiên đến nhà cha mẹ thăm hỏi, rồi mới về nhà ăn cơm tối. Mỗi tối sau khi ăn xong chắc chắn sẽ đến nhà cha mẹ nán lại tới 9 giờ tối mới quay về, Chủ nhật nếu không đi làm thì sẽ đi thăm ba lần. Đồ ăn thức uống dịp Tết cơ bản đều đem tới nhà cha mẹ cho mọi người, việc làm ăn kiếm được chút tiền thì đem cho anh chị em, chỉ cho tôi một khoản tiền sinh hoạt. Tóm lại tôi phàn nàn chồng mình đã không chăm lo cho gia đình.

Tôi cũng phàn nàn mẹ chồng chỉ quan tâm đến bản thân, không nghĩ tới con cái, chỉ muốn hưởng thụ, không muốn đóng góp. Con gái có tiền phải biếu bà, có đồ gì ăn phải đưa bà thưởng thức. Cháu trai, cháu gái, cháu ngoại, bà đều không quản. Mới đến năm mươi tuổi mà bà việc gì cũng không làm, ở nhà thì ngồi một chỗ cơm không nấu, quần áo không giặt, nhà không lau, phòng vệ sinh cũng không bao giờ dọn, đợi tôi tan sở về làm những việc này. Đến cuối ngày tôi mệt đến mức sức cùng lực kiệt, nhưng mẹ chồng vẫn không vừa ý, chỗ nào cũng phàn nàn, quay ra hạch sách chồng tôi, gây chia rẽ vợ chồng tôi. Tôi liên tục mệt mỏi khó chịu trong vài năm liền, đến độ thân mang đầy bệnh, ba mươi mấy tuổi thì mắc bệnh lao, chỉ có thể đi làm buổi sáng (sau khi tu luyện Đại Pháp mới vô bệnh, thân thể nhẹ nhàng). Tâm phàn nàn đối với mẹ chồng của tôi chuyển thành tâm oán hận.

Ngoài ra, tôi còn phàn nàn cô em chồng cả ngày tính kế, nịnh hót anh chị, mục đích là moi tiền của người khác cho vào túi tiền của mình. Châm ngôn của cô ấy chính là tấc cỏ nhất định phải lấy, tấc đất nhất định phải tranh [giành]. Trên danh nghĩa là chăm sóc mẹ, thực ra là làm việc của mình. Cô ấy là người có việc thì đến, có lễ thì làm. Thực đúng là không có giới hạn, lòng tham không đáy… Lúc đó tôi đúng là hận đến mức độ này, quên mất bản thân là một người tu luyện.

2. Tâm oán hận không kiểm soát được và sự nguy hại

Trong mâu thuẫn trước mặt, bởi vì tôi không biết hướng nội tìm, do vậy, tâm oán hận này nằm ở trong tim không ngừng bành trướng, đến khi nó quá nhiều rồi thì liền bắt đầu phát tiết ra ngoài, [tôi] thường xuyên trút lên con trai tôi, phàn nàn rằng cha cháu không biết quan tâm gia đình, kiếm tiền cho người khác tiêu, bà nội cháu ngược đãi người khác họ bằng một đống việc, [khiến tôi] mệt đến mức toàn thân đầy bệnh tật. Lại phàn nàn rằng cô của cháu là một người có lòng tham không đáy.

Do tôi năm lần bảy lượt nói những điều này, cả con trai cũng không muốn nghe nữa. Cháu nói: “Mẹ, chẳng phải mẹ là người luyện công sao? Làm sao vẫn luôn phàn nàn người khác?” Bản thân tôi còn không ngộ ra, con trai không thích tôi nói chuyện cùng bố mẹ vợ của cháu nữa, tôi nói tiếp thì đứa cháu chưa đến 3 tuổi của tôi nói: “Bà nội, đừng nói nữa!” Tôi không để tâm và tiếp tục nói. Lúc này, cháu tôi đột nhiên đứng dậy hét lớn: “Bà nội, đừng nói nữa!” Tôi sửng sốt, nghĩ thầm, đây không phải là Sư phụ dùng miệng của cháu tôi để điểm hoá tôi sao? Con trai tôi, cháu tôi đều không thích nghe, ông bà thông gia sẽ nghĩ thế nào? Ngươi còn là người tu luyện nữa không? Người tu luyện có thể nói người ta nặng nề như vậy không? Sư phụ dạy tôi làm người như thế này sao? Đây chẳng phải là bôi nhọ Đại Pháp sao? Trong gia đình tôi vốn nên chứng thực sự tốt đẹp của Đại Pháp, không những làm không tốt mà còn tạo chướng ngại nhận thức Pháp cho người nhà, còn xứng đáng làm đệ tử Đại Pháp không? Thật đúng là không biết giấu mặt vào đâu, quá xấu hổ. Lúc này, đầu não tôi thanh tỉnh hơn nhiều, là tôi đã sai! Tôi đứng ngẩn người hồi lâu không nói, bình tĩnh tới nhà ông bà thông gia nói: “Vừa rồi là tôi sai rồi, không nên nói xấu cô em chồng sau lưng như vậy, đây không phải là hành vi của người tu luyện.” Ông bà thông gia nói: “Không sao, cũng không phải là người ngoài.” Tôi còn có thể nói gì nữa đây? Ài! Chỉ [có thể] thở dài thấy vô cùng hổ thẹn!

Thông qua sự việc này tôi mới ngộ ra: Tại sao tôi bảo con trai, con dâu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo“, chúng không nghe, tôi còn trách móc rằng chúng trúng độc quá sâu, nguyên lai là tôi làm chưa tốt, ảnh hưởng đến sự đắc độ của các con. Đây chẳng phải là tội của tôi sao? Tôi bù đắp tội này như thế nào đây?

3. Minh bạch Pháp lý hướng nội tìm, đề cao tâm tính bỏ oán hận

Khi nhận thức được bản thân tu không tốt, gây tổn thất đối với việc chứng thực Pháp, gây ảnh hưởng đến việc cứu độ chúng sinh, tôi biết rằng mình nên hướng nội tìm. Phàn nàn chồng không quan tâm đến gia đình, phàn nàn em chồng tham lam. Đây là tâm gì? Đây không phải là tâm lợi ích là gì? Có thể tôi quá tự tin vào bản thân, nghĩ rằng qua một số năm tu luyện thì tâm lợi ích đã bỏ đi khá nhiều rồi. Đồng tu cũng nói tôi xem nhẹ lợi ích, cống hiến khá nhiều cho việc chứng thực Pháp. Các đồng nghiệp cùng đơn vị càng khen ngợi tôi là người không ích kỷ, chưa bao giờ chiếm đoạt bất cứ tiện nghi gì của tập thể và cá nhân, mà còn chủ động trợ giúp những đồng nghiệp có cuộc sống tương đối khó khăn, tết đến còn rút hầu bao tặng họ tiền và vật có giá trị. Khi đi làm tại đơn vị, bình bầu nhân viên tiên tiến tôi không cần, cơ hội tăng lương để cho người khác. Tết đến lãnh đạo cấp cho 1.000 Nhân dân tệ (tiền điện thoại và phí giao thông) tôi không nhận. Nhà có chuyện tôi hiếm khi nói cho người khác biết, mà người khác có việc đều báo cho tôi không sót chuyện gì.

Năm đó con trai tôi xuất ngoại, mọi người bảo tôi chuẩn bị, tôi không làm. Kết quả là có nhiều người kín đáo đưa tiền cho tôi, tôi đều lịch sự từ chối. Khi đó có cô gái đồng nghiệp họ Mạnh nói với tôi rằng: “Dì à, xã hội bây giờ ở đâu có người được cho tiền mà không cần? Trong trăm người, nghìn người cũng không tìm ra ai không thích tiền tài như dì!” Đúng thế, nếu như tôi không tu luyện Đại Pháp cũng có lẽ sẽ muốn tiền tài. Tôi nói: “Cháu có biết tại sao dì không nhận tiền của mọi người không? Dì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cháu thử nghĩ xem, tiền lương của mọi người vốn không nhiều, rất nhiều người không có công tác, có nhà còn có người bị bệnh, mỗi tháng đều trông chờ vào chút tiền này để tiêu dùng. Nếu như dì nhận khoản tiền này của mọi người, vậy cũng giống như là cắt giảm một phần nguồn tiền sinh hoạt của mọi người, vậy không phải là dì đang làm chuyện xấu sao? Cháu có biết không? Tu luyện Đại Pháp là có tiêu chuẩn.” Cô ấy hỏi: “Tiêu chuẩn gì ạ?” Tôi nói: “Sư phụ dì dạy các đồ đệ rằng: ‘Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã’ (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ). Nếu như dì thật sự cầu tiền, dùng Pháp đối chiếu thì chẳng phải là làm ngược lại sao. Như vậy còn xứng là một đệ tử chân tu sao? Cho nên dì không thể cầu tiền. Dì trả lời thế cháu hiểu rồi chứ?” Cô ấy trả lời: “Cháu hiểu rồi. Sư phụ của dì thật tuyệt vời, đã bồi dưỡng ra một đệ tử tốt như này. Nếu như mọi người đều đến tu Đại Pháp này, đều biến thành người tốt suy nghĩ vì người khác như dì, vậy sẽ có rất nhiều chỗ tốt cho xã hội! Đâu còn tham quan nữa.” Nghe lời nói của cô đồng nghiệp trẻ tôi rất vui, [bản thân] không còn [chấp] vào lợi ích cá nhân, mà Đại Pháp còn nhận được sự tán đồng, tin tưởng, kính trọng và sùng bái của chúng sinh. Còn có chuyện gì đáng vinh hạnh hơn đối với người tu luyện so với chuyện này sao?

Nhớ lại chuyện này đã qua mười mấy năm rồi, khi đó tôi biết rằng đơn vị chính là hoàn cảnh tu luyện của mình, thời thời khắc khắc nỗ lực tu tốt bản thân như một người tu luyện. Nhưng khi về hưu, tôi lại quên mất gia đình cũng là hoàn cảnh tu luyện của chúng ta! Buông lỏng ý chí tu luyện, quên mất rằng người nhà cũng là chúng sinh cần cứu độ, không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, làm việc thì dùng lý của người thường, quên việc dùng Pháp lý để chỉ đạo nhất ngôn nhất hành của bản thân. Do vậy, trong mấy năm ở nhà này đã không thực sự thể hiện ra được cảnh giới cao thượng của đệ tử Đại Pháp trong hoàn cảnh gia đình, cho nên cũng không thể cân bằng tốt hoàn cảnh gia đình. Chỗ lậu này là gì? Tại đơn vị có thể bỏ được tâm lợi ích, trong vài năm về hưu ở nhà càng phải đề cao thêm về phương diện này mới đúng, nhưng tôi lại không làm tốt, tu luyện như thuyền đi ngược dòng, không tiến thì ắt sẽ lùi.

Tôi biết rằng thực sự thời gian không còn nhiều, ngay lập tức bù đắp cho tốt mọi sơ hở trong gia đình, buông bỏ hết thảy nhân tâm, hướng nội, thực tu, tìm ở bản thân! Hiện tại tôi ngộ rằng, nếu mua cho mẹ chồng vài bộ quần áo mà không được hồi báo, trong tâm không thoải mái, đây chẳng phải là tâm mong cầu hồi báo sao? Đây đâu phải là cảnh giới của người tu luyện. Mẹ chồng sai người mang thai 9 tháng như tôi làm rất nhiều việc, trong tâm tôi liền phàn nàn, chẳng phải nói lên rằng tôi có tâm sợ chịu khổ cầu an nhàn đấy sao? Không bằng lòng khi bị mẹ chồng chỉ trích, không cao hứng, chẳng phải nói lên rằng tôi có tâm không để người khác nói, thích nghe lời vừa tai đấy sao? Nếu tôi có thể chiểu theo những lời của Sư phụ mà làm thì thật tốt, Sư phụ giảng:

“Cật đắc thế thượng khổ,
Xuất thế thị Phật Đà.” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Nếm trải hết cái khổ trên đời,
Xuất thế ấy là Phật Đà.” (Khổ cái tâm chí này, Hồng Ngâm)

Chịu khổ có thể tiêu nghiệp. Đối với tôi mà nói thì chẳng phải là việc rất tốt sao? Mẹ chồng chỉ trích nói lên rằng tôi tu luyện chưa đạt tới tiêu chuẩn. Nếu như tôi có thể khiêm tốn tiếp nhận, hướng nội tìm, hoàn thiện bản thân đạt tới tiêu chuẩn, chẳng phải là đề cao rất lớn đối với tôi sao? Đây chẳng phải là một đại hảo sự sao? Tại sao lại phàn nàn đây? Lại nói về chồng tôi tuy không tu luyện, nhưng là một người chính trực, thật thà, hiếu kính cha mẹ, thiện đãi anh chị em. Ông ấy kiếm tiền biếu mọi người nói lên rằng ông ấy không ích kỷ, vậy mà tôi nói ông ấy không chăm lo cho gia đình, chính là nói lên rằng tôi có tư tâm. Xem ra cảnh giới của tôi nên đề cao lên rồi. Lại nói, cô em chồng cũng không dễ dàng gì, ngoài năm mươi tuổi rồi, chồng đã qua đời, một mình nuôi con lại chăm sóc mẹ đẻ thật không dễ dàng. Mua nhà cho con hơn hai trăm vạn, không trông cậy vào anh chị thì còn trông cậy vào ai? Chúng tôi không giúp cô ấy thì ai giúp đây? Tiền là gì, chẳng phải là vật ngoại thân sao? Sư phụ giảng:

“Chấp trước vào tiền, sẽ cầu tài giả tu, hoại giáo, hoại Pháp, uổng phí trăm năm đời người chứ không tu Phật.” (Người tu cần tránh, Tinh tấn yếu chỉ)

Nghĩ đến đây thực sự là xấu hổ. Đệ tử Đại Pháp muốn thành tựu sinh mệnh phù hợp với tân vũ trụ, không buông bỏ “vị tư” thì làm sao lên tới cảnh giới “vị tha” đây?

“Tâm oán hận“ nói lúc đầu rốt cuộc là gì? Tôi ngộ rằng: Tâm oán hận suy cho cùng là một loại tư tâm. Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa!” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)

Chính là Pháp của Sư phụ đã đả khai nút thắt trong tâm tôi. Sư phụ giảng:

“Tu khứ danh lợi tình,
Viên mãn thượng thương khung,
Từ bi khán thế giới,
Phương tùng mê trung tỉnh.” (Viên mãn công thành, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Tu luyện vứt bỏ danh, lợi, và tình,
[Khi] viên mãn bèn lên trời xanh,
Nhìn thế giới bằng tâm từ bi,
Ngay trong cõi mê mà tỉnh giác.” (Thành công viên mãn, Hồng ngâm)

Tôi biết rằng đây là tiêu chuẩn mà Sư tôn muốn đệ tử đạt tới. Sư phụ khiến tôi bộc lộ ra tâm oán hận từ lâu đã được chôn giấu rất sâu này, tìm ra từ bên trong, nhận rõ nó, phủ định nó, bài trừ nó, tu bỏ nó. Khiến tôi đề cao từ trong Pháp. Tôi muốn cảm ơn sự từ bi khổ độ của ân Sư! Cảm ơn mẹ chồng cho tôi chịu khổ để tôi tiêu nhiều nghiệp như vậy. Cảm ơn em chồng đã giúp tôi nhận rõ tâm chấp trước, gia tăng sức chịu đựng, đề cao tâm tính. Sư phụ giảng: “toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Thông qua học Pháp tôi nhận thức rằng: Tâm chấp trước chính là nhân tâm, không phải là cái tôi chân thật, là giả ngã, là quan niệm hình thành hậu thiên. Đối với nó (tâm chấp trước) nghìn vạn lần đừng dây dưa, cần nhanh chóng cắt đứt, quyết không được nuông chiều nó, nuôi dưỡng nó, dung túng nó, cần nhổ bỏ, tiêu huỷ nó từ căn bản.

Tại thời khắc cuối cùng của Chính Pháp, vì để hoàn thành đại nguyện tiền sử của chúng ta, cứu độ vô lượng chúng sinh, [chúng ta cần] nắm chắc thời gian hữu hạn tu tốt bản thân, trừ bỏ hết thảy nhân tâm, hoàn cảnh gia đình của chúng ta cũng là hoàn cảnh tu luyện. Ở đó có thể là nơi phản ánh trực tiếp nhất nhân tâm chưa tu bỏ được của chúng ta, lợi dụng tốt hoàn cảnh này để tu bỏ chấp trước nhân tâm, chỉ có chân chính xoá bỏ tầng vỏ con người này, mới có thể từ con người bước hướng về Thần, mới có thể cùng Sư tôn trở về gia viên tốt đẹp của chúng ta.

Bái tạ ân Sư!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/9/22/354040.html

Đăng ngày 26-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share