Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 4-7-2017] Kỳ nghỉ hè cách đây hai năm, vừa đúng đến dịp bốn năm một lần nhà trường tổ chức cho giáo viên đi du lịch. Tôi chọn đi Đôn Hoàng, cùng với giáo viên ở các trường khác. Có nhiều đoàn khác nhau, đoàn của chúng tôi có khoảng 20 giáo viên. Trong đó có một thầy giáo dạy văn học, là giáo viên duy nhất của trường học lân cận chọn đi Đôn Hoàng.

Khi đó chồng tôi (chồng cũ) thường đi công tác ở ngoại tỉnh, hai ngày cuối tuần mới về nhà. Nhưng trực giác cho tôi biết anh đã có người phụ nữ khác, anh về nhà chỉ vì muốn tốt cho con trai, sợ ảnh hưởng đến kỳ thi vào đại học của con nên tạm thời giấu việc anh ấy ngoại tình.

Người thầy giáo dạy văn này yêu văn học và thích viết thơ cổ. Mỗi khi đến một thắng cảnh, thi hứng dồi dào, thường đọc lại những câu thơ kinh điển, trong nháy mắt có thể đọc vài bài thơ. Thầy còn thích chia sẻ những tác phẩm của mình. Trong suốt chuyến đi tôi và thầy luôn được xếp ngồi cùng bàn ăn. Mỗi lần sáng tác xong bài thơ mới, thầy đều chia sẻ để mọi người cùng thưởng thức. Trước đây tôi cũng từng dạy văn và rất yêu thơ, nên tôi và thầy nói chuyện rất hợp.

Sau đó, tôi dần phát hiện hết thảy tư tưởng, suy nghĩ, sở thích của mình với vị thầy giáo này cực kỳ hợp nhau. Thầy thích mở mang kiến thức, muốn đi thăm viện bảo tàng, đây cũng là sở thích của tôi. Nhưng trong đoàn có 20 người, chỉ một mình thầy đề xuất đi thăm viện bảo tàng, các thầy cô giáo khác đều tỏ ra không mấy quan tâm, trong tình huống này tôi là thân phận nữ giới nên cũng không tiện bày tỏ, cuối cùng đề xuất đi thăm viện bảo tàng bất thành. Tuy nhiên, trong lòng tôi hết sức kinh ngạc, trong cuộc sống sao lại có người ngay cả tư tưởng và suy nghĩ đều giống với tôi đến thế?. Về sau tôi phát hiện cả hai ngày càng hiểu ý nhau hơn. Trong tâm tôi nghĩ những gì thầy đều nói ra cả.

Sau đó, có một hôm tôi xuống nhà hàng khách sạn để ăn sáng, vậy mà thầy gần như đến cùng lúc với tôi. Chọn món xong chúng tôi ngồi xuống vừa ăn vừa trò chuyện. Hoá ra hiện tại thầy đang sống một mình cùng với con gái. Tôi nghĩ, mặc dù mình đang có gia đình nhưng cũng chỉ là hữu danh vô thực mà thôi.

Tôi là người tu luyện, nếu để thứ tình cảm này tự do phát triển thì trong ý thức tôi chính là đang phạm tội. Tôi bắt đầu cảnh giác, tại sao chúng tôi có thể hợp nhau như thế, hiểu nhau như thế, gần như là tâm linh tương thông! Tôi lập tức nghĩ đến Pháp của Sư phụ. Sư phụ đã giảng:

“Khống chế đại não của một người thường thật là việc quá dễ dàng” (Chuyển Pháp Luân – Phụ thể)

Tôi càng cảnh giác hơn, bản thân liền thu lại cái gọi là yêu thích văn học và hiểu nhau. Tôi là tu “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp, nhất tư nhất niệm nào không phù hợp với Đại Pháp đều là nghiệp lực tư tưởng cần trừ bỏ đi, không thể để nó như vậy được.

Sau đó trên đường trở về, tại sảnh chờ ở sân bay, tôi cố ý đi cùng các thầy cô trong trường. Anh ấy đã đi nhiều vòng ở sân bay để tìm tôi, khi trông thấy tôi anh rất vui mừng và hỏi tôi đã xem bộ phim gì đó chưa? Tôi nói với anh: Tôi có xem qua nhưng chưa xem hết bộ phim.

Tôi cố ý tách ra khỏi thầy, dùng Pháp lý của Đại Pháp để quy chính lại nội tâm của bản thân. Cuối cùng, chuyến đi kết thúc, tất cả mọi việc lại quay lại như ban đầu.

Sư phụ giảng:

“Bất kể là xuất hiện tình huống gì, [chư vị] nhất định phải giữ vững tâm tính; chỉ có tuân theo Đại Pháp mà thực thi mới là thật sự đúng đắn.” (Tâm lý hiển thị, Chuyển Pháp Luân).

Mang danh đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chỉ có “Sự sự đối chiếu – Tố đáo thị tu”(Thực tuHồng Ngâm) mới có thể vượt qua ma nạn, bởi vì người tu luyện là đi trên con đường thông thiên đại đạo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/4/350586.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/5/164916.html

Đăng ngày 21-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share