Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-7-2017] Trong nhóm học Pháp của mẹ tôi có một học viên lớn tuổi tên là G. Trong buổi học Pháp, bà thường đọc Pháp sai hoặc thiếu từ. Các học viên khác thường xuyên phải sửa cho bà, khiến bà có chút khó chịu.

Một lần, học viên Z lại nhắc nhở G và giữa họ xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, họ không nói chuyện với nhau nữa. Z muốn rời khỏi nhóm và tới học Pháp tại một nhóm khác, nhưng mẹ tôi đã thuyết phục bà ở lại.

Một trong những hình thức tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta là học Pháp tập thể. Nếu bà Z rời khỏi nhóm học Pháp, bà ấy đang đi theo con đường mà cựu thế lực an bài. Cuối cùng bà Z cũng hiểu ra rằng chính cựu thế lực đang gây gián cách giữa các học viên để phá hỏng môi trường tu luyện, do đó bà đã chủ động nói chuyện lại với G. Hai người đã hàn gắn lại mối quan hệ.

Những người lớn tuổi với trình độ văn hoá thấp thường mắc lỗi trong khi đọc Pháp. Những học viên này, do bị cản trở bởi quan niệm người thường, nên nghĩ đó là điều bình thường.

Đại Pháp có thể khai trí khai huệ, không gì là không thể, chỉ cần chúng ta dụng tâm học Pháp, mọi việc sẽ cải biến. Chúng ta không nên nhìn vấn đề theo cách của người thường. Đọc Pháp sai có nghĩa là chủ ý thức chưa mạnh và chưa hoàn toàn chú tâm vào việc học Pháp.

Nếu tiếp tục như vậy trong thời gian lâu, người đó sẽ không thấy được Pháp lý, tâm tính không đề cao lên được, đặc biệt là các học viên lớn tuổi. Học viên G đến hiện tại vẫn chưa thể bỏ được việc uống thuốc, nhận thức vẫn đang dừng lại ở mức chữa bệnh khoẻ người.

Đằng sau từng chữ trong Pháp đều có rất nhiều Phật, Đạo, Thần. Nếu chúng ta cứ mãi đọc sai từ, đó không chỉ là bất kính với Sư phụ và Pháp, mà nói nghiêm trọng hơn đó là cải biến nội hàm của Pháp. Pháp là liên tục quán thông, nếu trường kỳ đọc sai sẽ không thể học Pháp một cách hoàn chỉnh.

Khi còn chưa có phiên bản tiếng Hàn Quốc của cuốn Chuyển Pháp Luân, có một học viên Hàn Quốc lớn tuổi không biết tiếng Trung bắt đầu bước vào tu luyện. Bà cố gắng học tiếng Trung từ cháu gái của mình. Sau đó bà bảo cháu mình dạy cách đọc phiên âm. Bà đã sử dụng từ điển tiếng Trung và viết từng chữ một. Sáu tháng sau, bà đã có thể tự đọc cuốn Chuyển Pháp Luân.

Khi hai chúng tôi bị bắt giữ trong trại tạm giam, tôi đã dạy bà ấy học thuộc các bài thơ trong Hồng Ngâm. Bà ấy không thể hiểu được ý nghĩa của các từ, và cũng không hiểu được hàm nghĩa của các câu thơ, nhưng điều đó cũng không khiến bà nản chí.

Bà nói với tôi rằng bà sẽ đọc 100 lần, hoặc thậm chí 200 lần nếu cần để có thể học thuộc. Cuối cùng bà đã có thể học thuộc tất cả các bài thơ trong Hồng Ngâm.

Khi tôi và những người khác được thả, chỉ còn mình bà là học viên trong phòng giam đó. Bà chỉ có bản viết tay các bài giảng Pháp do các học viên khác để lại, và bà đã học chúng hàng ngày. Khi gặp chữ nào không biết, bà hỏi những người cùng phòng giam. Bà làm như vậy hàng ngày, ngay cả khi bị những người thường trong phòng giam la mắng.

Vài năm sau chúng tôi gặp lại, bà đưa cho tôi bản nháp bức thư mà bà định gửi cho đồn cảnh sát và nhờ tôi xem hộ. Sau khi tôi chỉnh sửa, bà bắt đầu chép lại lá thư vào một tờ giấy khác. Bà cẩn thận chép từng chữ, từng ký tự trông như được in từ một mẫu ra vậy. Tôi khen chữ viết của bà, bà nói bà cảm thấy giống như đang vẽ vậy.

Bà liên tục nỗ lực nâng cao vốn tiếng Trung của mình. Đây là học viên đã từng chín lần ra vào trại giam. Khi hiểu được rằng bà sẽ không bao giờ từ bỏ đức tin của mình, cuối cùng trại giam cũng từ chối nhận bà.

Tôi thật sự rất cảm phục học viên này. Ý chí khắc phục các vấn đề trong học Pháp, cũng như tín niệm tín Sư tín Pháp của bà vượt qua nhiều học viên vốn tự cho mình có văn hoá cao và nhận thức Pháp tốt.

Tôi hy vọng các học viên thường đọc Pháp sai hãy chú ý tới vấn đề này. Hãy cố gắng tránh đọc sai và đừng cảm thấy buồn bực khi bị người khác chỉnh sửa. Những học viên lớn tuổi và không có trình độ văn hoá cao cũng không nên coi đây là trạng thái bình thường. Kỳ tích sẽ xảy ra khi chúng ta từ bỏ các quan niệm của thường. Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Học Pháp đắc Pháp,
Tỷ học tỷ tu”
(Thực tu – Hồng Ngâm)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/27/与经常读错法的同修交流-351669.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/8/164951.html

Đăng ngày 21-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share